Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo Chủ đề 1

Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo Chủ đề 1. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1

CẠNH TRANH, CUNG – CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm của nền kinh tế thị trường là gì? 

Trả lời:

Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định.

Câu 2: Em hãy cho biết khái niệm của cạnh tranh.

Trả lời:

Khái niệm của cạnh tranh:

Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi trong sản xuất hay lưu thông hàng hóa, dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

Câu 3: Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Trả lời:

- Thị trường là sự trao đổi giữa người mua và người bán cùng một loại mặt hàng hay dịch vụ. giữa nhà cung cấp và khách hàng luôn thể hiện nhu cầu, lợi ích khác nhau.  - Thị trường là sự trao đổi giữa người mua và người bán cùng một loại mặt hàng hay dịch vụ. giữa nhà cung cấp và khách hàng luôn thể hiện nhu cầu, lợi ích khác nhau.

- Khách hàng luôn mong muốn mua những sản phẩm đáp ứng nhu cầu nhất với chi phí thấp nhất có thể. Nhà cung cấp thì mong muốn bán được hàng nhanh chóng để thu về thêm lợi nhuận và có thể mở rộng sản xuất.  - Khách hàng luôn mong muốn mua những sản phẩm đáp ứng nhu cầu nhất với chi phí thấp nhất có thể. Nhà cung cấp thì mong muốn bán được hàng nhanh chóng để thu về thêm lợi nhuận và có thể mở rộng sản xuất.

- Chính từ nhu cầu, lợi ích khác nhau giữa khách hàng và nhà cung cấp nên gây nên hành vi cạnh tranh, giành giật giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, thu hút khách hàng về phía mình.  - Chính từ nhu cầu, lợi ích khác nhau giữa khách hàng và nhà cung cấp nên gây nên hành vi cạnh tranh, giành giật giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, thu hút khách hàng về phía mình.

 Sự tồn tại của của nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do trong sản xuất, kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau nên dẫn đến cạnh tranh.

Câu 4: Em hãy nêu một số biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh.

Trả lời:

Một số biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh:

+ Xâm phạm thông tin, bí mật trong kinh doanh. + Xâm phạm thông tin, bí mật trong kinh doanh.

+ Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác.  + Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác.

+ Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.  + Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.

+ Lôi kéo khách hàng một cách bất chính. + Lôi kéo khách hàng một cách bất chính.

Câu 5: Theo em nếu việc cạnh tranh trên thị trường không có sự điều tiết sẽ gây ra các hậu quả gì? Vai trò của nhà nước trong việc điều tiết cạnh tranh như thế nào?

Trả lời:

- Nếu sự canh tranh trên thị trường không có sự điều tiết phù hợp sẽ sinh ra các vấn đề như: triệt hạ đối thủ cạnh tranh; ngăn cản sự gia nhập thị trường của đối thủ tiềm năng; đầu cơ lũng đoạn thị trường; tăng giá, giảm giá, phá giá tùy tiện,… gây ra các tác hại nghiêm trọng đến lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.  - Nếu sự canh tranh trên thị trường không có sự điều tiết phù hợp sẽ sinh ra các vấn đề như: triệt hạ đối thủ cạnh tranh; ngăn cản sự gia nhập thị trường của đối thủ tiềm năng; đầu cơ lũng đoạn thị trường; tăng giá, giảm giá, phá giá tùy tiện,… gây ra các tác hại nghiêm trọng đến lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.

- Vai trò của nhà nước trong việc điều tiết cạnh tranh: để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng nhà nước cần điều tiết cạnh tranh, điều chỉnh các hành vi cạnh tranh của ác doanh nghiệp đảm bảo chúng không thao túng thị trường, sự can thiệp của nhà nước phải luôn tôn trọng các quy luật chung vốn có của thị trường đồng thời không làm ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. - Vai trò của nhà nước trong việc điều tiết cạnh tranh: để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng nhà nước cần điều tiết cạnh tranh, điều chỉnh các hành vi cạnh tranh của ác doanh nghiệp đảm bảo chúng không thao túng thị trường, sự can thiệp của nhà nước phải luôn tôn trọng các quy luật chung vốn có của thị trường đồng thời không làm ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 6: Hãy chỉ ra một số hệ quả của của việc cạnh tranh không lành mạnh.

Trả lời:

Hệ quả của việc cạnh tranh không lành mạnh:

- Tác động đến doanh nghiệp: Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng xấu đến những hoạt động trong kinh doanh của các doanh nghiệp chân chính khiến họ bị thiệt hại về tài chính, mất đi lượng khách hàng từ đó thị phần trên thị trường suy giảm, xấu hơn nữa là doanh nghiệp phải đối diện với nguy cơ phá sản, thâu tóm hoặc mua lại. - Tác động đến doanh nghiệp: Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng xấu đến những hoạt động trong kinh doanh của các doanh nghiệp chân chính khiến họ bị thiệt hại về tài chính, mất đi lượng khách hàng từ đó thị phần trên thị trường suy giảm, xấu hơn nữa là doanh nghiệp phải đối diện với nguy cơ phá sản, thâu tóm hoặc mua lại.

- Tác động đến người tiêu dùng: Cảm thấy e dè, nghi ngờ về một sản phẩm đang có trên thị trường, không thể nào phân biệt được thật giả.  - Tác động đến người tiêu dùng: Cảm thấy e dè, nghi ngờ về một sản phẩm đang có trên thị trường, không thể nào phân biệt được thật giả.

- Tác động đến nền kinh tế của một đất nước: - Tác động đến nền kinh tế của một đất nước:  ảnh hưởng đến nguồn thu thuế của nhà nước, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ có tâm lí không được thoải mái khi đầu tư vào thị trường Việt Nam từ đó dẫn đến thâm hụt về vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 7: Cả nhà bà M và bà H đều cung ứng một mặt hàng chung là đồ thủ công mĩ nghệ, để có thể cạnh được với nhà bà M thì xưởng nhà bà H phải nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm. Theo em, nhà bà H cần phải thay đổi như thế nào để có thể cạnh tranh được với nhà bà M. 

Trả lời:

Để cạnh tranh được với nhà bà M, hộ nhà bà H cần phải làm như sau:

- Đầu tư thêm các trang thiết bị cần thiết để có thể nâng cao được năng suất.  - Đầu tư thêm các trang thiết bị cần thiết để có thể nâng cao được năng suất.

- Đào tạo, nâng cao tay nghề cho thợ ở trong xưởng.  - Đào tạo, nâng cao tay nghề cho thợ ở trong xưởng.

- Tìm hiểu, bổ sung thêm các mẫu mã phù hợp với thị trường. - Tìm hiểu, bổ sung thêm các mẫu mã phù hợp với thị trường.

Câu 8: Em hãy cho biết lợi ích của các ngành xuất khẩu mang lại nền kinh tế. Theo em, việc xuất khẩu gạo sang các nước khác đem đến lợi ích gì cho nền kinh tế của nước ta?

Trả lời:

* Lợi ích của ngành xuất khẩu:

- Đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.  - Đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.

- Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia.  - Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia.

- Đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước.  - Đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước.

- Góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu.  - Góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu.

* Việc xuất khẩu gạo đem đến cho đất nước ta những lợi ích:

- Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước.  - Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước.

- Xuất khẩu đóng vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển.  - Xuất khẩu đóng vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Xuất khẩu có tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. - Xuất khẩu có tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

Câu 9: Trong khu phố nhà chị M có rất nhiều các quán hàng bán bánh mì vào buổi sáng, vì có nhiều sự lựa chọn nên các quán rất chú tâm vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất, giữ chân được khách hàng vào những lần sau. Theo em, lợi ích của việc cạnh tranh trong trường hợp này là gì?

Trả lời:

Lợi ích của kinh doanh trong trường hợp này là: có nhiều hộ cùng buôn bán một mặt hàng dẫn tới tình trạng cung vượt cầu, khách hàng có nhiều sự lựa chọn trong việc mua bán của mình; nên nếu quán hàng muốn khách hàng đến với mình trong các lần sau thì tất yếu phải cạnh nhau về giá thành và chất lượng sản phẩm. Vì thế cạnh tranh trong trường hợp này mang lại chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng.

Câu 10: Doanh nghiệp H và doanh nghiệp K là đối thủ nhiều năm nay của nhau trên thị trường kinh doanh. Mới đây doanh nghiệp H đã nghiên cứu, phát triển thành công sản phẩm mới và đưa ra thị trường. Ngay lập tức doanh nghiệp K đã tìm cách thăm dò, tìm hiểu về sản phẩm của đối thủ, tìm cách lấy thông tin và nhanh chóng đưa ra thị trường một sản phẩm tương tự. Thậm chí để cạnh tranh nguồn khách hàng với doanh nghiệp H, doanh nghiệp K còn cho chạy các quảng cáo đẩy cao danh tiếng sản phẩm của mình và hạ danh tiếng sản phẩm của doanh nghiệp K. Theo em, hành động của doanh nghiệp K có được coi là cạnh tranh lành mạnh hay không?

Trả lời:

Hành động cạnh tranh của doanh nghiệp K được cho là hành vi cạnh tranh không lành mạnh vì các hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp này mang tính tiêu cực, các việc làm này đang làm mất đi đạo đức kinh doanh khi có hành động cho người thăm dò sản phẩm của người khác và cố tình bôi nhọ danh dự của doanh nghiệp khác. 

Câu 11: Các doanh nghiệp trên thị trường đồng loạt đưa ra các biện pháp nhằm kích thích lượng mua sắm của khách hàng vào dịp cuối năm, công ty X cũng không ngoại lệ, công ty cho thăm dò thị trường và phát triển các phương án kinh doanh hiệu quả nhất đối với công ty của mình. Cùng với đó công ty M chỉ chờ đợi các công ty khác có được phương án và chớp lấy thời cơ lấy đi phương án mà công ty khác đề ra. Theo em, việc làm của công ty M có mang tính chất cạnh tranh lành mạnh hay không?

Trả lời:

Việc làm của công ty M mang tính cạnh tranh không lành mạnh, do công ty này không tập trung vào nghiên cứu các ý tưởng mới có bước đột phá cho công ty mà chỉ chú ý đến việc đi sao chép ý tưởng của công ty khác. Việc làm sao chép ý tưởng của công ty khác có thể dẫn đến các hậu quả tiêu cực, gây ra những tranh chấp không đáng có trên thị trường kinh doanh.

Câu 12: Em hãy cho biết cầu được hiểu thế nào trong nền kinh tế thị trường? Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến cầu?

Trả lời:

- Cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời kỳ nhất định. - Cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời kỳ nhất định.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu: thu nhập của người tiêu dùng, giá của các mặt hàng liên quan, dân số, thị hiếu của người tiêu dùng,… - Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu: thu nhập của người tiêu dùng, giá của các mặt hàng liên quan, dân số, thị hiếu của người tiêu dùng,…

Câu 13: Em hãy cho biết mối quan hệ tác động qua lại giữa cung – cầu và giá cả.   

Trả lời:

Trên thị trường, cung – cầu – giá cả có mối quan hệ mật thiết và chi phối lẫn nhau.

- Cung – cầu tác động lẫn nhau: Khi cầu tăng, sản xuất mở rộng, lượng cung tăng; khi cầu giảm, sản xuất thu hẹp, lượng cung giảm.  - Cung – cầu tác động lẫn nhau: Khi cầu tăng, sản xuất mở rộng, lượng cung tăng; khi cầu giảm, sản xuất thu hẹp, lượng cung giảm.

- Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả: Khi cung lớn hơn cầu, giá cả giảm, khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả tăng; khi cung bằng cầu, giá cả ổn định.  - Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả: Khi cung lớn hơn cầu, giá cả giảm, khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả tăng; khi cung bằng cầu, giá cả ổn định.

- Giá cả ảnh hưởng đến cung – cầu:  - Giá cả ảnh hưởng đến cung – cầu:

+ Về phía cung: khi giá cả tăng lên trong khi giá cả của các yếu tố sản xuất đầu vào không tăng, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại.  + Về phía cung: khi giá cả tăng lên trong khi giá cả của các yếu tố sản xuất đầu vào không tăng, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại.

+ Về phía cầu, khi giá cả giảm xuống, cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại. + Về phía cầu, khi giá cả giảm xuống, cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại.

Câu 14: Hãy cho biết vai trò của mối quan hệ - cung cầu trong nền kinh tế thị trường.  

Trả lời:

Mối quan hệ của mối quan hệ cung – cầu trong nền kinh tế thị trường:

- Người sản xuất đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.  - Người sản xuất đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Người tiêu dùng lựa chọn mua hàng hóa phù hợp với nhu cầu và đem lại hiệu quả kinh tế. - Người tiêu dùng lựa chọn mua hàng hóa phù hợp với nhu cầu và đem lại hiệu quả kinh tế.

Câu 15: Vì sao các doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng khi đưa ra một sản phẩm mới.   

Trả lời:

Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng khi đưa ra một sản phẩm mới ra thị trường là vì:

+ Sử dụng được triệt để nguồn lực của doanh nghiệp.  + Sử dụng được triệt để nguồn lực của doanh nghiệp.

+ Đưa được ra các sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.  + Đưa được ra các sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.

+ Dễ dàng hơn trong khâu tiêu thụ các sản phẩm đầu ra, hạn chế được các sản phẩm tồn kho một cách đáng kể. + Dễ dàng hơn trong khâu tiêu thụ các sản phẩm đầu ra, hạn chế được các sản phẩm tồn kho một cách đáng kể.

Câu 16: Khi một mặt hàng được bán ra với giá quá cao thì nhà nước sẽ có trách nhiệm gì trong trường hợp này?

Trả lời:

Nếu mặt hàng được bán ra với mức quá cao, nhà nước sẽ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết để bình ổn giá cho mặt hàng đó.

Câu 17: Do chuyển mùa, mặt hàng nước ép trái cây ở quán nhà anh chị T bán không còn chạy như khoảng thời gian trong hè. Anh chị T đã bổ sung vào menu đồ uống nhà  mình những đồ uống phù hợp với mùa đông để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn.

Theo em, quán hàng nhà anh chị T đã làm gì trước sự biến động của quan hệ cung – cầu?

Trả lời:

Nhận thấy lượng cầu của mặt hàng nước ép trái cây tại cửa hàng nhà mình đã không còn được nhiều như trước, anh chị T đã có những phương án bổ sung các đồ uống khác vào trong menu quán để khách hàng có thể lựa chọn các đồ uống đa dạng hơn.

Câu 18: Hộ gia đình của ông B có ý định mở cửa hàng kinh doanh đồ ăn. Với lợi thế nhà mặt đường, ông B không phải lo về vị trí thuê cửa hàng nhưng còn vấn đề làm sao để cửa hàng của ông có thể thu hút được nhiều khách hàng. Theo em, ông B có thể căn cứ vào điều gì để đưa ra các ý tưởng cho cửa hàng của mình?

Trả lời:

Để đưa ra ý tưởng cho cửa hàng của mình ông B có thể làm như sau:

+ Khảo sát thị hiếu của người tiêu dùng xung quanh khu vực đó, nắm bắt sở thích của đại đa số khách hàng trong khu vực.  + Khảo sát thị hiếu của người tiêu dùng xung quanh khu vực đó, nắm bắt sở thích của đại đa số khách hàng trong khu vực.

+ Căn cứ vào mức thu nhập của khách hàng mà ông nhắm tới để đưa ra các ý tưởng kinh doanh.  + Căn cứ vào mức thu nhập của khách hàng mà ông nhắm tới để đưa ra các ý tưởng kinh doanh.

+ Tham khảo thêm về các ý tưởng kinh doanh trong khu vực. + Tham khảo thêm về các ý tưởng kinh doanh trong khu vực.

Câu 19: Thị trường của món bánh trung thu những năm gần đây biến đổi không ngừng, dựa vào thị hiếu của những người trẻ thích ăn các loại bánh, đồ ăn ít đường, không chứa nhiều calorie. Chị P cùng các chị em trong gia đình làm một được hơn 100 chiếc bánh trung thu ít đường  với nhân từ các nguyên liệu tự nhiên như khoai lang, bí đỏ, đậu xanh. Sản phẩm của chị P thu hút các bạn trẻ về mẫu mã hiện đại, màu sắc bắt mắt và ý tưởng hay nên đã hết hàng rất nhanh. Theo em, việc bán hàng thuận lợi của chị P là do yếu tố nào tạo nên?

Trả lời:

Việc buôn bán thuận lợi của cửa hàng nhà chị P thuận lợi là do chị đã nắm bắt được thị hiếu được của đối tượng khách hàng trẻ, để thay đổi và đáp ứng được nhu cầu của đối tượng khách hàng này vậy nên sản phẩm đầu ra của chị đã được đón nhận một cách nhiệt tình.

Câu 20: Do tình hình dịch bệnh trên người ngày một diễn biến hết sức phức tạp, người tiêu dùng có xu thế chuyển sang hình thức tiêu thụ các sản phẩm nông sản sạch nhằm hạn chế được các chất hóa học độc hại, vì thế nên dù giá cả của các loại nông sản này có cao hơn vẫn chiếm được thị hiếu của rất nhiều người tiêu dùng. Nắm bắt được nhu cầu này của người tiêu dùng rất nhiều nông trại sản xuất rau hữu cơ ra đời nhằm đáp ứng cho các nhu cầu tiêu dùng. Theo em, người nông dân có nên chuyển đổi hết sang hình thức trồng và kinh doanh rau hữu cơ không?

Trả lời:

Người nông dân không nên chuyển hết sang hình thức trồng rau hữu cơ vì khi tất cả các hộ nông dân đều chuyển hướng qua trồng rau hữu cơ thì sẽ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, lượng sản phẩm bán ra sẽ phải bán với giá thấp; chi phí để sản xuất rau hữu cơ rất tốn kém, không phù hợp với hầu hết các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay