Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo Chủ đề 7 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo Chủ đề 1. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7

QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

Câu 1: Hãy nêu nội dung cơ bản của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?   

Trả lời:

Nội dung cơ bản của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo:

- Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn - giáo theo quy định của pháp luật. - Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn - giáo theo quy định của pháp luật.

+ Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, phải tôn trọng lẫn nhau và không bị phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo; + Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, phải tôn trọng lẫn nhau và không bị phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo;

+ Các tín đồ có trách nhiệm sống tốt đời đẹp đạo, yêu nước, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, chấp hành pháp luật,... + Các tín đồ có trách nhiệm sống tốt đời đẹp đạo, yêu nước, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, chấp hành pháp luật,...

- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước bảo đảm; các cơ sở - tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ. - Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước bảo đảm; các cơ sở - tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

+ Các tôn giáo bình đẳng như nhau, tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. + Các tôn giáo bình đẳng như nhau, tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

+ Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm. + Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm.

Câu 2: Em hãy cho biết ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc là gì? Các chính sách của Đảng và pháp luật liên quan đến quyền bình đẳng giữa các dân tộc?   

Trả lời:

* Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc:

- Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc. Không có bình đẳng thì không có đoàn kết thực sự.  - Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc. Không có bình đẳng thì không có đoàn kết thực sự.

- Là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. - Là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

* Các chính sách:

- Ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.  - Ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

- Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc. - Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc.

- Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ dân tộc. - Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ dân tộc.

Câu 3: Những hành vi vi pham về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Hành vi vu phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (như kỳ thị, chia rẽ dân tộc, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật,…) tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi vi  phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.

Câu 4: Em hãy nêu một vài biểu hiện của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và tôn giáo.

Trả lời:

Những hành vi thể hiện sự tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và tôn giáo:

+ Tìm hiểu về đa dạng các tín ngưỡng. + Tìm hiểu về đa dạng các tín ngưỡng.

+ Giúp đỡ mọi người cùng vượt qua khó khăn, không phân biệt vùng miền, tôn giáo.  + Giúp đỡ mọi người cùng vượt qua khó khăn, không phân biệt vùng miền, tôn giáo.

+ Không thực hiện các hành vi gây chia rẽ, ảnh hưởng đến sự đoàn kết của dân tộc.  + Không thực hiện các hành vi gây chia rẽ, ảnh hưởng đến sự đoàn kết của dân tộc.

+ Không kì thị màu da, giọng nói, nét đặc trưng riêng của các vùng miền dân tộc.  + Không kì thị màu da, giọng nói, nét đặc trưng riêng của các vùng miền dân tộc.

+ Giải thích cho mọi người cùng hiểu về các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. + Giải thích cho mọi người cùng hiểu về các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Câu 5: Ở nước ta bao giờ cũng có người dân tộc thiểu số đại diện cho quyền lợi của các dân tộc ít người tham gia làm đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện điều gì?

Trả lời:

Việc người dân tộc thiểu số làm các chức vụ trong cơ quan công quyền của nhà nước thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc về mặt chính trị, điều này đã được Nhà nước và pháp luật quy định rõ ràng.

Câu 6: Học sinh cần làm gì để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo?

Trả lời:

Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo:

Học sinh cần tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo để thực hiện đúng các quy định pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo và tuyên truyền, vận động người khác biết và không vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Câu 7: Lớp học nội trú của H có nhiều bạn là con em của đồng bào dân tộc thiểu số, do điều kiện sống thiếu thốn nên các bạn trong lớp H đã thực hiện quyên góp sách vở, gạo, rau để giúp các bạn có thêm được một phần nào chia sẻ, tiếp tục công việc học hành của mình. Theo em, các bạn trong lớp đã thực hiện tốt quyền gì giữa các dân tộc và điều đó được thể hiện qua điều gì?

Trả lời:

Các bạn trong lớp đã thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc; điều đó được thể hiện qua việc cả lớp đã quyên góp sách vở, giúp đỡ H vượt qua khó khăn để tiếp tục việc học hành.

Câu 8: Khi biết con trai M có tình cảm với H, mẹ M đã phản đối kịch liệt và ngăn cấm hai người đến với nhau do H không cùng tôn giáo với bà. Theo em, mẹ H đã vi phạm vào quyền bình đẳng nào của công dân? 

Trả lời:

Mẹ của H đã vi phạm vào quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Mẹ H không nên ngăn cấm chuyện tình cảm của con chỉ vì tôn giáo, Nhà nước ta đã quy định tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo, dân tộc đều được hưởng các quyền và nghĩa vụ như nhau.

Câu 9: Chị B là người công giáo, chị muốn tham gia vào các cơ quan công quyền của Nhà nước nhưng lại ngại về việc chị là người công giáo không được phép tham gia. Theo em, nếu là người công giáo thì công dân có được tham gia vào các cơ quan công quyền của nhà nước không?

Trả lời:

Pháp luật của Nhà nước Việt Nam quy định ai cũng có thể  tham gia vào cơ quan công quyền của Nhà nước nếu có đủ khả năng và các yêu cầu cần thiết, không phân biệt tầng lớp, tôn giáo.

Câu 10: A là người dân tộc thiểu số, gia đình lại đông con, năm nay bố mẹ bắt A phải bỏ dở việc học để cùng bố mẹ lo chuyện nương rẫy. A không đồng ý, bố mẹ nói việc học với người dân tộc thì sẽ chẳng có kết quả gì tốt đẹp, cho dù có học giỏi đi chăng nữa thì cũng sẽ không có ai trọng dụng.  Theo em, suy nghĩ của bố mẹ A như vậy có đúng không?

Trả lời:

Suy nghĩ của bố mẹ A là sai vì Nhà nước luôn khuyến khích trẻ em đến trường, quyền được tiếp cận với kiến thức là dành cho mỗi người, có kiến thức chúng ta mới có thể thay đổi được cuộc sống.

Câu 11: Gần đây, không khí gia đình bà A rất nặng nề vì chồng bà muốn con gái lớn (hiện đang học lớp 11) nghỉ học. Bà A tâm sự chuyện này với bà C. Bà cho biết, chồng bà quan niệm con trai mới cần học nhiều, còn con gái thì không. Biết chuyện, bà C đã vận động Hội Phụ nữ và Hội Nông dân tác động đến chồng bà A. Ông dẫn thay đổi suy nghĩ, không ép con gái phải nghỉ học. Nhờ vậy, bình đẳng giới trong giáo dục tại gia đình của bà A vẫn được đảm bảo.

Em có nhận xét gì về quan điểm của chồng bà A? Mọi người cần phải hành động như thế nào để thúc đẩy bình đẳng giới trong xã hội?

Trả lời:

Quan điểm của ông A về việc giáo dục dành cho con gái và con trai như vậy là sai. Vì quyền bình đẳng giới của Nhà nước ta quy định cả nam và nữ đều có quyền bình đẳng, được nhận các chính sách, chế độ về giáo dục và đào tạo như nhau.

Mọi người cần phải nắm bắt, hiểu được các quy định mà Đảng và Nhà nước đã quy định về bình đẳng giới, tuyên truyền vận động mọi người trong khu vực hiểu về quyền này, giải thích cho mọi người cùng hiểu những quy định của Nhà nước về quyền bình đẳng giới.

Câu 12: Hai vợ chồng anh C và chị K đều là nhân viên văn phòng, công việc của hai người tuy rất bận rộn nhưng anh chị luôn chia sẻ được công việc nhà, việc chăm con nên mọi chuyện trong nhà lúc nào cũng vui vẻ, gia đình yên ấm. Theo em, sự bình đẳng giới trong gia đình của anh C và chị K được thể hiện qua các chi tiết nào?

Trả lời:

Sự bình đẳng giới được thể hiện qua các chi tiết là anh chị đều tham gia vào việc xây dựng kinh tế gia đình, bên cạnh đó hai vợ chồng luôn chia sẻ các công việc với nhau

Câu 13: Chị Nguyễn Thị N tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện M, anh Trần Văn B cũng tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện M. Anh B luôn nói với chị N rằng chị là nữ, không được tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, sẽ khó trúng cử. Chị N không đồng ý với lời nói của anh, chị hiểu nam nữ bình đẳng. Chị N muốn biết pháp luật quy định như thế nào về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị?

Trả lời:

Pháp luật Nhà nước ta quy định quyền nam và nữ bình đẳng trong các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực chính trị nên cả anh B và chị N đều có quyền tham gia ứng cử.

Câu 14: Trong quá trình tham gia phỏng vấn chị V nhận ra rằng các lao động nam được trả tiền lương cao hơn các lao động nữ. Chị V nên làm gì để chứng minh với công ty cả nam và nữ đều có thể hoàn thành công việc một các hiệu quả nhất? 

Trả lời:

Để chứng minh cho mọi người thấy cả lao động nam và lao động nữ đều có thể hoàn thành các công việc một cách hiệu quả nhất chị V cần: Làm tốt các nhiệm vụ của mình được giao, học hỏi tích lũy thêm kỹ năng vào các nhiệm vụ mới, giúp đỡ đồng nghiệp trong quá trình làm việc.

Câu 15: Em hãy nêu vai trò của cơ quan quản lý nhà nước đối với vấn đề bình đẳng giới.

Trả lời:

Vai trò của cơ quan nhà nước trong vấn đề bình đẳng giới:

+ Xây dựng và trình Chính phủ ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. + Xây dựng và trình Chính phủ ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

+ Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành, hướng dẫn theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới. + Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành, hướng dẫn theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.

+ Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. + Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

+ Tổng kết, báo cáo Chính phủ việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. + Tổng kết, báo cáo Chính phủ việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

+ Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong quản lý nhà nước về bình đẳng giới. + Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong quản lý nhà nước về bình đẳng giới.

+ +  Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới.

Câu 16: Mỗi gia đình có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền bình đẳng giới.

Trả lời:

Trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện quyền bình đẳng giới:

+ Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới. + Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.

+ Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình. + Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.

+ Chăm sóc sức khỏe sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn. + Chăm sóc sức khỏe sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.

+ Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác. + Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.

Câu 17: Em hãy cho biết về các biện pháp để thúc đẩy quyền bình đẳng giới.

Trả lời:

Để thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam là một hành trình dài đòi hỏi sự nỗ lực của các cơ quan, bộ máy chính trị và mọi tầng lớp nhân dân. Có một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở nước ta như sau:

+ Thứ nhất, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới. + Thứ nhất, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới.

+ Thứ hai, hoàn thiện và củng cố hệ thống quy định, pháp lý, thực hiện các chính sách, chủ trương nhằm thúc đẩy bình đẳng giới. + Thứ hai, hoàn thiện và củng cố hệ thống quy định, pháp lý, thực hiện các chính sách, chủ trương nhằm thúc đẩy bình đẳng giới.

+ Thứ ba, thu hẹp khoảng cách về giới trong mọi khía cạnh của đời sống như trong gia đình, trong công việc, trong lĩnh vực chính trị – xã hội. + Thứ ba, thu hẹp khoảng cách về giới trong mọi khía cạnh của đời sống như trong gia đình, trong công việc, trong lĩnh vực chính trị – xã hội.

+ Thứ tư, tuyên dương, khen thưởng và lan rộng các mô hình tiêu biểu về bình đẳng giới, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trong toàn thể nhân dân. + Thứ tư, tuyên dương, khen thưởng và lan rộng các mô hình tiêu biểu về bình đẳng giới, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trong toàn thể nhân dân.

Câu 18: Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông K ở cạnh nhau, cùng xả thải chất thải chưa qua xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm. Tuy nhiên, Trưởng đoàn thanh tra chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động đối với cơ sở chế biến của ông K còn cơ sở chế biến của ông T vẫn hoạt động bình thường. Theo ông K, việc làm đó là vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Trưởng đoàn thanh tra vẫn khẳng định mình thực hiện đúng quy định của pháp luật và yêu cầu ông hợp tác và thực hiện. Ông K bức xúc vì quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật bị xâm phạm.

Theo em, Trưởng đoàn thanh tra có vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật không? Vì sao?

Trả lời:

Trong trường hợp này, Trưởng đoàn thanh tra đã thiếu sót trong việc điều tra và xác nhận các thông tin liên quan đến tình hình ô nhiễm do các cơ sở sản xuất của ông T và ông K gây ra. Nên đoàn thanh tra có vi phạm về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật vì:

+ Ông T và ông K vi phạm các lỗi như nhau thì phải bị phạt như nhau.  + Ông T và ông K vi phạm các lỗi như nhau thì phải bị phạt như nhau.

+ Không xem xét lại tình hình khi có ý kiến bào chữa từ phía công dân, không lắng nghe ý kiến của người dân. + Không xem xét lại tình hình khi có ý kiến bào chữa từ phía công dân, không lắng nghe ý kiến của người dân.

Câu 19: Trên đường đi học về em phát hiện một nhóm người đang thực hiện hành vi trái với pháp luật, em sẽ làm gì trong tình huống này?

Trả lời:

Trên đường đi học về em gặp một nhóm người đang thực hiện hành vi trái pháp luật, em sẽ tìm cách báo sự việc cho cơ quan chức năng, để họ có các giải pháp để xử lí tình hình.

Câu 20: Em hãy lấy một số ví dụ về việc công dân bình đẳng trước pháp luật.

Trả lời:

Một số ví dụ về việc công dân bình đẳng trước pháp luật:

+ Mọi công dân khi vi phạm bất kì các hoạt động gì về pháp luật đều bị xử li nghiêm khắc, không phân biệt bất kì một công dân nào.  + Mọi công dân khi vi phạm bất kì các hoạt động gì về pháp luật đều bị xử li nghiêm khắc, không phân biệt bất kì một công dân nào.

+ Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định. Như vậy, công dân miễn có đủ các yêu cầu trên, không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội,… thì đều có quyền đi bỏ phiếu bầu cử và quyền ứng cử. + Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định. Như vậy, công dân miễn có đủ các yêu cầu trên, không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội,… thì đều có quyền đi bỏ phiếu bầu cử và quyền ứng cử.

+ Mọi công dân là người Việt Nam đều được nhận các quyền lợi như nhau để phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội. + Mọi công dân là người Việt Nam đều được nhận các quyền lợi như nhau để phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội.  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay