Câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều Bài 18: Vương quốc Chăm-pa

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 18: Vương quốc Chăm-pa. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 cánh diều.

CHƯƠNG 7: VƯƠNG QUỐC CHĂM – PA VÀ VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM

BÀI 18: VƯƠNG QUỐC CHĂM – PA

 

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Yếu tố nào sau đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính quyền vào cuối thế kỉ II?

Trả lời:

Thời nhà Hán Việt Nam bị chia thành các quận huyện, trong đó huyện xa nhất là Tượng Lâm (nay thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Chính quyền đô hộ gần như bất lực trong việc kiểm soát các vùng xa trung tâm. Trong bối cảnh thuận lợi đó, cuối thế kỉ II, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành quyền tự chủ và giành được thắng lợi.

Câu 2: Hãy trình bày quá trình ra đời của Vương quốc Chăm-pa?

Trả lời:

Quá trình ra đời:

- Thời Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập chính sách thống trị đối với vùng đất phía nam dãy Hoành Sơn của nước ta, đặt tên là quận Nhật Nam. 

- Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ ách cai trị của nhà Hán, lập ra nhà nước Lâm Ấp. 

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1: Vị trí địa lí của Chăm-pa mang đến thuận lợi cho kinh tế của Vương quốc Chăm-pa?

Trả lời:

Với vị trí thuận lợi, trong nhiều thế kỉ, vương quốc Chăm-pa trở thành cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với thương nhân các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập.

Câu 2: Sự kiện dẫn đến Vương quốc Chăm-pa được thành lập?

Trả lời:

Sự kiện dẫn đến Vương quốc Chăm-pa được thành lập: 

- Cuối thế kỉ II, sau cuộc khởi nghĩa năm 192 ở huyện Tượng Lâm (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay) thuộc quận Nhật Nam chống lại nhà Hán. 

- Một thủ lĩnh người địa phương tên là Khu Liên đã lãnh đạo nhân dân đánh phá châu thành, giết thứ sử Hán, giành quyền tự chủ, lập nước với tên gọi ban đầu là Lâm Ấp. Vương quốc Chăm-pa thành lập. Kinh đô Sin-ha-pu-ra (Duy Xuyên, Quảng Nam). 

 

Câu 3: Cuối thế kỉ IX, Vương Quốc Chăm-pa có sự thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Cuối thế kỉ IX, Vương Quốc Chăm-pa có sự thay đổi: lãnh thổ Chăm-pa mở rộng nhất, bao gồm toàn bộ vùng ven biển, trải dài từ dãy Hoành Sơn (Hà Tĩnh) đến sông Dinh (Ninh Thuận). Chuyển kinh đô về phía bắc. Tên kinh đô In-đra-pu-ra (Thăng Bình, Quảng Nam). 

 

Câu 4: Hoạt động kinh tế của Chăm-pa diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Về kinh tế: 

- Nông nghiệp: 

+ Hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước. 

+ Người Chăm cổ biết sử dụng công cụ bằng sắt và sử dụng trâu, bò để kéo cày. 

+ Họ sáng tạo ra xe guồng nước để đưa nước từ sông, suối lên ruộng. 

+ Họ còn biết trồng các loại cây ăn quả (cam, dừa, mít) và các loại cây khác. 

- Thủ công nghiệp: Làm gốm, xây dựng, khai thác lâm sản, đóng thuyền, đánh bắt cá... 

- Buôn bán: 

+ Là cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với thương nhân các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập. 

+ Một số lái buôn Chăm còn kiêm cả nghề cướp biển và buôn bán nô lệ. 

Câu 5: Từ thế kỉ III đến đầu thế kỉ VIII, Vương quốc Chăm-pa có sự phân bố vị trí như thế nào?

Trả lời:

Từ thế kỉ III đến đầu thế kỉ VIII, Vương quốc Chăm-pa có sự phân bố vị trí: Vương quốc Chăm-pa trải qua ba vương triều. Các trung tâm quan trọng của vương quốc gắn với những vùng địa lí khác nhau của miền Trung. Kinh đô về phía nam. Tên kinh đô Vi-ra-pu-ra (Phan Rang, Ninh Thuận). 

 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Nêu những biểu hiện cụ thể về đời sống kinh tế của cư dân Vương quốc Chăm-pa. Nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. 

Trả lời:

  • Nêu những biểu hiện: 

- Nguồn sống chủ yếu của cư dân Chăm-pa là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Họ còn làm ruộng bậc thang ở sườn, đồi, núi. 

- Ngoài ra họ còn trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, khai thác lâm thổ sản, đánh cá và buôn bán với các nước trong vùng. 

  • Nhận xét: 

- Nhân dân Chăm-pa đã biết sử dụng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò. 

- Họ biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và buôn bán với người nước ngoài. 

- Từ đó cho thấy rằng trình độ phát triển kinh tế của Chăm-pa tương đương với các nước khu vực xung quanh.  

 

Câu 2: Thành tựu văn hóa đặc sắc nhất của Chăm-pa là gì?

Trả lời:

Thành tựu văn hoá đặc sắc nhất của Chăm-pa: 

- Là nghệ thuật với các công trình như tháp Chăm và Thánh địa Mĩ Sơn. 

- Các công trình này thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của người Chăm, thể hiện sự lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân Chăm-pa. 

- Những công trình này đã được công nhận là Di sản văn hoá thế giới. 

Câu 3: Em hãy cho biết một số thành tựu của văn hóa Chăm-pa?

Trả lời:

Thành tựu văn hóa: 

- Chữ viết: Dựa vào chữ viết cổ của người Ấn Độ, từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Chăm cổ. 

- Về tín ngưỡng, tôn giáo: 

+ Cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng đa thần (thần Núi, thần Nước, thần Lúa, thần Biển,...) và du nhập các tôn giáo từ bên ngoài (Phật giáo, Hin-đu giáo,...). 

+ Các thành tựu văn hóa khác đều mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng, tôn giáo này. 

Qua 

- Về kiến trúc, điêu khắc: Cư dân Chăm-pa xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, Phật như Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam)... 

- Về lễ hội: Cư dân Chăm-pa thường gắn với đời sống hiện thực và các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Trong lễ hội, cúng tế và âm nhạc truyền thống là phần không thể thiếu. 

 

  1. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Thành tựu về kinh tế, văn hóa của người Chăm có điểm giống và khác với kinh tế và văn hóa người Việt cổ?

Trả lời:

  • Giống nhau: 

- Về kinh tế: 

+ Nông nghiệp trồng lúa nước, trồng lúa một năm 2 vụ. 

+ Biết sử dụng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò. 

- Về văn hoá: Có truyền thống ăn trầu cau. 

  • Khác nhau: 

- Về kinh tế: 

+ Cư dân Chăm-pa làm ruộng bậc thang. 

+ Sáng tạo ra xe guồng nước đưa nước vào tưới ruộng. 

- Văn hóa: 

+ Cư dân Chăm-pa có tục hoả táng người chết. 

+ Họ theo đạo Bà La Môn. 

 

Câu 2: Qua việc sưu tầm tài liệu, em hãy mô tả lại khu di tích thánh địa Mỹ Sơn của Vương quốc Chăm-pa về vị trí địa lí, mục đích xây dựng, quá trình xây dựng, kĩ thuật xây dựng và kiến trúc?

Trả lời:

- Về vị trí địa lí: Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng hiện nay khoảng 70 km. 

- Về mục đích xây dựng: Vương quốc Chăm-pa là một quốc gia chịu ảnh hưởng rất lớn của nền văn minh Ấn Độ thời cổ đại. Shiva là vị thần được tôn thờ tại Vương quốc Chăm-pa. Đền thờ tại Thánh địa Mỹ Sơn được các vương triều Chăm-pa xây dựng nhằm mục đích để thờ thần Shiva. 

- Về quá trình xây dựng: 

+ Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII (9 thế kỉ), là trung tâm tôn giáo tập trung vương quyền và thần quyền của vương quốc Chăm-pa gần 1000 năm, khoảng thời gian mà các vị vua đã dâng lên thần linh những đền tháp tuyệt mĩ, cũng là cách để ghi công đức của mình. 

- Về kĩ thuật xây dựng và điêu khắc: 

+ Hầu hết các đền tháp và công trình phụ ở đây đều được xây dựng bằng gạch với trình độ kĩ thuật rất tinh xảo. Các mô típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo các thân thoại An Độ giáo. Sự kết hợp hài hòa với những ngoài tháp đã tạo cho quần thể đền tháp Mỹ 

mô típ chạm trổ tinh xảo trên các mảng tường gạch ngoài tháp đã tạo cho quần thể đền tháp Mỹ Sơn vẻ hoàn mĩ và sinh động.  

+ Ngay từ buổi đầu, gần như các nghệ sĩ Chăm học cách trang trí mĩ thuật và thực hiện nó theo phong cách của người Ấn Độ. Về sau, tính bản địa dần được thể hiện. Qua giao tiếp với các nền văn minh khác và sự tiếp nhận có chọn lọc của các nghệ sĩ Chăm-pa, đền tháp Mỹ Sơn mang những đường nét kiến trúc của các thời kì khác nhau thể hiện các luồng văn hóa mà họ tiếp nhận được. Tuy chỉ là những công trình kiến trúc xây dựng có kích thước vừa và nhỏ, nhưng kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa văn hóa của các nước, với sự kết hợp giữa kĩ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí, người Chăm-pa cổ đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kì bí.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay