Câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều Ôn tập chương 6 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 6. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 cánh diều.

ÔN TẬP CHƯƠNG 6. THỜI BẮC THUỘC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC (TỪ THẾ KỶ II TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN NĂM 938) (PHẦN 2)

Câu 1: Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán khôi phục nền tự chủ của nước ta như thế nào?

Trả lời:

- Mùa thu năm 930, nhà Hán đưa quân sang đánh bại chính quyền họ Khúc, thiết lập lại bộ máy cai trị của chính quyền phương Bắc - Mùa thu năm 930, nhà Hán đưa quân sang đánh bại chính quyền họ Khúc, thiết lập lại bộ máy cai trị của chính quyền phương Bắc

- Sau một thời gian chuẩn bị lực lượng, tháng 3 – 931 không đầy nửa năm sau cuộc xâm lược của Nam Hán, từ Ái Châu, Dương Đình Nghệ đem quân ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình - Sau một thời gian chuẩn bị lực lượng, tháng 3 – 931 không đầy nửa năm sau cuộc xâm lược của Nam Hán, từ Ái Châu, Dương Đình Nghệ đem quân ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình

- Quân Nam Hán lo sợ cho người về nước cầu cứu. Dương Đình Nghệ chiếm được thành Tống Bình. Đạo quân cứu viện của giặc bị tiêu diệt. - Quân Nam Hán lo sợ cho người về nước cầu cứu. Dương Đình Nghệ chiếm được thành Tống Bình. Đạo quân cứu viện của giặc bị tiêu diệt.

- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Đất nước ta giành lại được quyền tự chủ, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ xây dựng nền tự chủ. - Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Đất nước ta giành lại được quyền tự chủ, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ xây dựng nền tự chủ.

Câu 2: Em hãy kể lại trận đánh trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938.

Trả lời:

Ngô Quyền, người Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Lúc nhỏ, Ngô Quyền là người khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng, sức có thể nâng được vạc; làm nhà tướng của Dương Đình Nghệ, được Dương Đình Nghệ gả con gái và cho Ngô Quyền cai quản Ái Châu.

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Ngô Quyền từ Ái Châu kéo quân ra Bắc để hỏi tội Kiều Công Tiễn. Công Tiễn sai người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Năm 938, lợi dụng cơ hội đó, vua Nam Hán cử con là Lưu Hoằng Tháo đem quân vượt biển kéo sang xâm lược nước ta lần thứ hai.

Sau khi giết xong Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền ổn định tình hình đất nước, cùng quân dân chuẩn bị chống giặc. Ngô Quyền xây trận địa ở sông Bạch Đằng, bố trí quân mai phục.

Đoàn thuyền chiến Nam Hán nối nhau vào cửa sông Bạch Đằng, không hay biết gì về trận địa của ta. Bấy giờ nước triều lên ngập hết trận địa cọc, Ngô Quyền cho một đoàn thuyền nhỏ ra khiêu chiến, rồi vờ thua chạy. Đoàn thuyền giặc thừa thắng đuổi gấp, vượt qua trận địa cọc. Khi nước triều rút xuống, Ngô Quyền hạ lệnh phản công. Quân mai phục từ hai bên đổ ra đánh mạnh. Hoằng Tháo chống đỡ không nổi, quay thuyền bỏ chạy. Bị quân ta đuổi gấp, thuyền giặc lao vào mũi cọc và lao vào nhau đổ vỡ tan tành. Quân ta thừa thế vây đánh. Giặc chết quá một nửa. Hoằng Tháo bị giết tại trận.

 

Câu 3: Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đã chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài?

Trả lời:

Chiến thắng Bạch Đằng (938) đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

 

Câu 4: Em có nhận xét gì về kế hoạch chống quân Nam Hán của Ngô Quyền?

Trả lời:

- Kế hoạch kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền vừa chủ động vừa độc đáo: - Kế hoạch kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền vừa chủ động vừa độc đáo:

+ Kế hoạch chủ động khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng cho nên chủ động lên kế hoạch đón đánh địch. + Kế hoạch chủ động khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng cho nên chủ động lên kế hoạch đón đánh địch.

+ Kế hoạch hết sức độc đáo khi bày binh bố trận là cọc địa sông Bạch Đằng. + Kế hoạch hết sức độc đáo khi bày binh bố trận là cọc địa sông Bạch Đằng.

Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng (938) là gì?

Trả lời:

- Nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng (938): - Nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng (938):

+ Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình. + Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.

+ Kiều Công Tiễn đã bị giết, quân Nam Hán mất đi lực lượng nội ứng. + Kiều Công Tiễn đã bị giết, quân Nam Hán mất đi lực lượng nội ứng.

+ Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất. + Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.

+ Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền và các tướng lĩnh khác. + Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền và các tướng lĩnh khác.

Câu 6: Vì sao nói trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?

Trả lời:

- Giải thích: - Giải thích:

+ Đây là lần thứ hai nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau trận này nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba + Đây là lần thứ hai nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau trận này nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba

+ Với chiến thắng này nhân dân ta đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ Quốc. + Với chiến thắng này nhân dân ta đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ Quốc.

 

Câu 7: Chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc thể hiện:

●     Chia Âu Lạc thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc

●     Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc.

Câu 8: Các triều đại phong kiến phương Bắc chủ trương đặt nước ta thành quận, huyện trực thuộc Trung Quốc nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Các triều đại phong kiến phương Bắc chủ trương đặt nước ta thành quận, huyện trực thuộc Trung Quốc nhằm mục đích dễ cai trị và dần dần thu phục người Việt.

 

Câu 9: Hãy liệt kê những hình thức bóc lột chủ yếu của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc.

Trả lời:

Những hình thức bóc lột chủ yếu của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc:

●     Sử dụng chế độ tô thuế

●     Bắt cống nạp sản vật quý (ngọc minh cơ, sừng tê, ngà voi, đồi mồi...)

●     Nắm độc quyền về sắt và muối đối với người Việt

Câu 10: Việc đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Việc đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta nhằm mục đích đồng hóa dân ta về mọi mặt...

 

Câu 11: Nêu chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc.

Trả lời:

* Chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc:

●     Mở trường lớp dạy chữ Hán

●     Áp dụng luật Hán

●     Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc.

Câu 12: Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

Trả lời:

Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

 - Nguyên nhân:

●     Do chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán

●     Thi sách là chồng của Trưng Trắc bị quân Hán giết hại

 - Kết quả: Khởi nghĩa giành được thắng lợi, độc lập, dân tộc được khôi phục.

 - Ý nghĩa:

●     Mở đầu thời kỳ đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt.

●     Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

 

Câu 13: Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

Trả lời:

Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

 - Nguyên nhân:

●     Nhà Lương siết chặt ách cai trị, người Việt càng thêm khốn khổ

●     Nhà Lương quy định chỉ những người thuộc dòng họ vua và một số họ lớn mới được giữ chức vụ quan trọng

=> Mâu thuẫn xảy ra gay gắt -> Mùa xuân 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa

 - Kết quả: Chỉ trong 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được thành Long Biên (Bắc Ninh). Năm 544, nước Vạn Xuân được thành lập.

 - Ý nghĩa:

●     Cuộc khởi nghĩa đã trở thành biểu tượng cho tinh thần đấu tranh anh dũng vì mục tiêu hàng đầu là độc lập, tự chủ của người Việt.

●     Để lại những bài học quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích cho lịch sử dân tộc Việt Nam.

Câu 14: Dựa vào sơ đồ và các thông tin gợi ý dưới đây, hãy sắp xếp thời gian bùng nổ, kết quả cho đúng với tên của các cuộc khởi nghĩa.

Trả lời:

1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43): Đánh đổ chính quyền đô hộ của nhà Hán, xưng vương, lập chính quyền tự chủ.

2. Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248): Đánh đuổi chính quyền đô hộ của nhà Ngô, làm cho "toàn thể Giao Châu chấn động".

3. Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542 - 602): Đánh đổ chính quyền đô hộ của nhà Lương, dựng nước Vạn Xuân.

4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 713 - 722): Đánh đuổi chính quyền đô hộ của nhà Đường, xây thành Vạn An, xưng đế

5. Khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng năm 776 - 791): Đánh đuổi chính quyền đô hộ của nhà Đường, xưng vương.

Câu 15: Trong vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu một số điểm di tích lịch sử liên quan đến các nhân vật lịch sử thời Bắc thuộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng...

Trả lời:

●     Giới thiệu đền Hai Bà Trưng

Nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25km về phía Tây Bắc, đền Hai Bà Trưng (thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất, thờ hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc: Trưng Trắc và Trưng Nhị – những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 – 43 (sau Công nguyên), giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc.

Đền ngự trên một khu đất cao, rộng, thoáng giữa cánh đồng, nhìn ra đê sông Hồng. Tam môn nội, trên cửa chính có bức hoành phi mang dòng chữ “Ly chiếu tứ phương” (ví Hai Bà như ánh sáng chiếu tỏa bốn phương). Theo thuyết phong thủy, khu đất này có hình dáng giống như hình của một con voi trắng đang uống nước (Bạch tượng quyện hồ). Ban đầu ngôi đền được xây dựng bằng tre, lá. Đến triều Đinh (968-980), đền được xây lại bằng gạch. Đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Năm 1881-1889, đền được trùng tu lớn và đổi hướng lại ban đầu như hướng ngày nay.

Đền được xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, hình chữ “tam”, gồm: Tiền tế, Trung tế, Hậu cung, xung quanh là tường gạch; hai bên là Tả mạc và Hữu mạc bao lấy khu sân rộng. Hai cây muỗm bên hồ Bán Nguyệt cùng các cây cổ thụ khác trong khu nội vi đều tỏa bóng mát rượi càng làm tôn thêm cho đền vẻ cổ kính, uy linh. Từ đền nhìn ra hướng Tây qua lạch vòi voi là môn nội, cột đá thề, tam môn ngoại và đường Kéo Quân dấu tích một thời, hướng Nam có hồ Mắt Voi, hướng bắc có hồ Tắm Voi. Trông lên tựa Thượng Điện, một không gian tĩnh lặng, thâm nghiêm. Những cột lim tròn, các đầu hồi bít đốc, các đầu đao mái cong cổ truyền và phần kiến trúc gỗ trong đền hợp nhất thành một thể thống nhất đầy sức sáng tạo mang tính ẩn dụ cao. Đặt trước Trung tế là đôi rồng đá với nghệ thuật điêu khắc thời Lê, rất ít nơi có. Sự kết hợp đăng đối của ngôi đền khiến cho người viếng thăm, chiêm bái cảm nhận được sự tôn nghiêm, thành kính.

Trong đền còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý: Hai cỗ kiệu Bát Cống, Long Đình từ thế kỉ XVII, gươm trường, bát bửu, cửa võng, nhang án, chuông đồng (đúc năm 1803), bia đá (khắc năm 1889), trùng tu cải chính hướng đền. Đặc biệt, trong Tiền tế và Hậu cung còn có một số hoàng phi, câu đối mang ý nghĩa tự hào dân tộc. Đó là hai bức hoành: Nam Quốc Sơn Hà và Hoàng đế từ. Đôi câu đối có niên đại xưa nhất của Vĩnh Tường – Tri phủ Nguyễn Thái – cung tiến năm 1881 có nội dung: “Bất thế anh hùng vương tỷ muội; Nhưng tiền cơ chỉ tuế xuân thu”; tạm dịch “Vua chị, vua em, hào kiệt thế gian khó sánh; Còn nền, còn móng, xuân thu hương lưu dài lâu”.

Vào những năm 1943-1945, đồng chí Trường Chinh – Tổng Bí thư của Đảng đã lấy đền thờ Hai Bà Trưng làm một trong những nơi hội họp bí mật để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội ngày 19/8/1945.

Hiện nay, Đền còn lưu giữ 23 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam, sắc phong sớm nhất là từ đời Vua Lê Hiển Tông năm Cảnh Hưng 44 (ngày 26/7/1783) cho đến sắc phong triệu đại Nguyễn năm Khải Định 9 (25/7/1924), bao gồm sắc phong tôn hiệu cho Hai Bà và các sắc chỉ cho dân làng Hạ Lôi cùng các vùng lân cận phải chăm sóc, giữ gìn đền thờ Hai Bà Trưng.

Ngày 7/10/1980, Khu thành cổ Mê Linh và đền thờ Hai Bà Trưng ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

 

Câu 16: Hãy cho biết việc tiếp thu các yếu tố bên ngoài đến phát triển văn hóa dân tộc như thế nào.

Trả lời:

Trong thời Bắc thuộc, người Việt đã biết tiếp thu các yếu tố bên ngoài đến phát triển văn hóa dân tộc. Cụ thể là:

●     Các sản phẩm thủ công được cải tiến một cách sáng tạo (vòi ấm trang trí hình đầu gà, viền ngoài khay gốm trang trí hoa văn kiểu văn hóa Đông Sơn...)

●     Người việt giữ những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, tiếp nhận thêm nhiều lớp từ Hán và chữ Hán.

●     Phật Giáo, Đạo giáo được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên, phổ biến, sâu sắc.

Câu 17: Những phong tục nào của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay.

Trả lời:

Những phong tục của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay là:

●     Thờ cúng tổ tiên

●     Tổ chức mở hội hằng năm

●     Ăn trầu, chôn người chết trong quan tài...

Câu 18: Em có ấn tượng nhất với anh hùng dân tộc nào trong thời Bắc thuộc? Hãy giới thiệu vị anh hùng đó dựa vào các nội dung: tiểu sử, công lao, di tích lịch sử liên quan.

Trả lời:

Trong thời Bắc thuộc, em ấn tượng nhất với vị anh hùng Ngô Quyền

●     Tiểu sử Ngô Quyền:

Ngô Quyền sinh ngày 12-3-898, ở tại Đường Lâm  (Ba Vì  - Hà Tây), cha là Ngô Mân một Hào trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, được Dương Đình Nghệ gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái Châu (Thanh Hóa). Nhà Hán có con là Vạn Vương Hoằng Tháo, đưa quân - Hà Tây), cha là Ngô Mân một Hào trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, được Dương Đình Nghệ gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái Châu (Thanh Hóa). Nhà Hán có con là Vạn Vương Hoằng Tháo, đưa quân  sang xâm lược nước ta, Ngô Quyền  đã nhanh  chóng tập hợp lực lượng, đem quân giết tên phản bội là Kiêu Công Tiễn và đón đánh  quân Nam Hán.

Để đánh thắng quân Nam Hán, lợi dụng  thủy triều lên xuống ông cho bố trí một trận địa cọc nhọn bịt  sắt, cắm xuống lòng  sông  Bạch Đằng. Khi chiến  thuyền  của giặc hùng hổ tiến vào sông Bạch Đằng, quân ta nhử cho giặc vượt qua trận địa cọc, đợi cho nước  thủy triều xuống, đánh trước mặt và hai bên bờ sông làm cho thuyền giặc tháo chạy  va vào cọc nhọn bịt sắt  bị đắm chìm gần hết. Thái tử Hoằng Tháo chết tại trận, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ quân Nam Hán.

Sau chiến thắng  vang dội  trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền  lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới dựng nền độc lập tự chủ, tức là đặt nền móng  cho một quốc gia độc lập, Ngô Quyền làm vua  từ năm 939 đến 944 thì mất.

●     Công lao của Ngô Quyền:

 - Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.

 - Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.

* Di tích lịch sử liên quan đến Ngô Quyền:

●     Lăng Ngô Quyền ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội)

●     Quần thể di tích Bạch Đằng Giang

●     Đình Hàng kênh thờ Ngô Quyền.

●     Di tích đền thờ Ngô Quyền ở Tràng Kênh

 

Câu 19: Việc Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Ý nghĩa:

 - Đất nước giành được quyền tự chủ, xoá bỏ chính quyền đô hộ của nhà Đường.

- Buộc nhà Đường phải công nhận chính quyền của An Nam.  - Buộc nhà Đường phải công nhận chính quyền của An Nam.

- Mở ra bước ngoặt trong cuộc đấu tranh chống phong kiến phương Bắc. - Mở ra bước ngoặt trong cuộc đấu tranh chống phong kiến phương Bắc.

Câu 20: Người có công trong việc xây dựng nền tự chủ, khôi phục nền tự chủ của dân tộc do Khúc Thừa Dụ giành được là ai? Những việc làm nào của họ thể hiện điều đó?

Trả lời:

* Người có công trong việc củng cố nền tự chủ là Khúc Hạo. Người có công trong việc bảo vệ nền tự chủ là Dương Đình Nghệ.

* Những việc làm của Khúc Hạo:

- Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha giữ chức Tiết độ sứ. Khúc Hạo quyết định xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”.  - Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha giữ chức Tiết độ sứ. Khúc Hạo quyết định xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”.

- Để thực hiện đường lối đó, Khúc Hạo đã:  - Để thực hiện đường lối đó, Khúc Hạo đã:

+ Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã. His for t  + Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã. His for t

+ Bãi bỏ chính sách bóc lột của quan lại đô hộ.  + Bãi bỏ chính sách bóc lột của quan lại đô hộ.

+ Chiêu mộ thêm binh lính.  + Chiêu mộ thêm binh lính.

+ Chỉnh lại mức thuế. Đặt quan lại mới phụ trách việc thu thuế. 8 sidan for  + Chỉnh lại mức thuế. Đặt quan lại mới phụ trách việc thu thuế. 8 sidan for

- Những việc làm của Khúc Hạo nhằm xóa bỏ chế độ thống trị tàn bạo của nhà Đường, xây dựng một cuộc sống hoàn toàn tự chủ. Cuộc sống của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình.  - Những việc làm của Khúc Hạo nhằm xóa bỏ chế độ thống trị tàn bạo của nhà Đường, xây dựng một cuộc sống hoàn toàn tự chủ. Cuộc sống của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình.

* Những việc làm của Dương Đình Nghệ:

- Năm 930, quân Nam Hán xâm lược nước ta, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Nam Hán.  - Năm 930, quân Nam Hán xâm lược nước ta, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Nam Hán.

- Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân tấn công thành Đại La. Sau khi chiếm được thành, đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, khôi phục lại nền tự chủ. - Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân tấn công thành Đại La. Sau khi chiếm được thành, đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, khôi phục lại nền tự chủ.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay