Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Bài 7: Văn bản. Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Văn bản. Người cầm quyền khôi phục uy quyền . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

VĂN BẢN. NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN

( 17 câu)

1.    NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Trình bày về tác giả và tác phẩm “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”

Trả lời:

a, Tác giả

-       Cuộc đời:

+ Victor Huy-gô sinh năm 1802 -1885 là nhà văn nhà thơ, nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp thể kỉ XIX.

+ THời thơ ấu ông chịu nhiều thiệt thòi về tình cảm. Ông là người thông minh và tài năng

-       Sự nghiệp

+ Về sự nghiệp ông là một trong những người có hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại.

+ Ông sáng tác trong nhiều lĩnh vực, một số tác phẩm tiêu biểu là Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), chín mươi ba (1874)

+ Năm 1985 vào dịp 100 năm ngày mất của ông thế giới đã làm lễ kỉ niệm Huy - gô- Danh nhân văn hóa của nhân loại.

b, Tác phẩm

Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nằm ở cuối phần thứ nhất của bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.

Câu 2: Văn bản được chia thành mấy phần. Em hay nêu nội dung chính từng phần

Trả lời:

Người cầm quyền khôi phục uy quyềnđược chia thành 3 phần:

-       Phần 1: từ đầu đến “chị rùng mình”: Giăng van-giăng chưa mất hết uy quyền của một ông thị trưởng

-       Phần 2: Tiếp theo đến Phăng tin đã tăt thở: Giăng van-giăng đã mất hết uy quyền trước thanh tra mật thám Gia-ve

-       Phần 3: Còn lại: Giăng van-giăng khôi phục uy quyền cuả mình.

Câu 3: Trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

Trả lời:

a, Nội dung

-       Ca ngợi lẽ sống, tình thương “trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”. Phê phán giai cấp tư sản vì lợi ích của mình mà chà đạp lên người dân lương thiện.

-       Sức mạnh tình thương có khả năng cảm hóa con người cải tạo xã hội

b, Nghệ thuật

-       Xây dựng tình huống kịch tính dựa trên sự tương phản đối lập.

-       Thủ pháp hãm chậm gây bất ngờ

-       Ngôi kể thứ 3 có thể diễn tả một cách chân thực và khách quan nhất sự việc tình huống. Nhờ các biện pháp tương phản, phóng đại, so sánh, ẩn dụ, bình luận ngoại đề.

Câu 4: Em hãy tóm tắt văn bản bằng một đoạn văn.

Trả lời:

Giăng van- Giăng là người lao động nghèo khổ vì đập vỡ tủ kính lấy cắp chiếc bánh mì nuôi cháu mà dẫn đến việc phải chịu 19 năm tù khổ sai. Sau khi ra tù ông trở thành người tốt nhờ sưj cảm hóa của linh lục Mi-ri-en. Ông đổi tên thành Ma-đơ-len mở nhà máy, trở nên giàu có và được bầu làm thị trưởng thành phố. Thế nhưng lại luôn bị tên thanh tra mật thám Gia- ve nghi ngờ và theo dõi. Lần đầu tiên gặp phăng-tin, ông đã giúp đỡ và cứu cô thoát khỏi tay Gia-ve. Khi Phăng-tin chết ông trở về tên thật của mình, vào tù rồi vượt ngục và lẩn trốn. Giăng van- giăng giữ đúng lời hứa với Phăng-tin ông chuộc lại Cô-dét và đưa lên Pa-ri để sống lẩn trốn nhiều năm. Một cuộc khởi nghĩa của nhân dân Pa-ri nổ ra chống chính quyền tư sản 6/1832. Ông cũng có mặt trên trận chiến và đã cứu sống Ma-ri-uýt người yêu của Cô-dét. Ông vun đắp tình yêu cho họ và cuối cùng chết trong cảnh cô đơn.

Câu 5: Văn bản “Người cầm quyền khôi phục uy quyền được kể theo ngôi thứ mấy? Việc kể theo ngôi kể này có tác dụng gì?

Trả lời:

Văn bản được kể theo ngôi thứ ba

Tác dụng:

-       Người kể chuyện trong đoạn trích chỉ hiện ra qua những lời kể, lời bình luận, những câu hỏi gợi mở tâm lý nhân vật trong từng diễn biến của câu chuyện đồng thời thể hiện cách nhìn nhận của mình đối với nhân vật và sự việc đó.

-       Người kể chuyện đứng dưới góc nhìn của người thứ ba chứng kiến toàn bộ sự việc từ những sự kiện xảy ra đến nội tâm nhân vật.

-       Người kể chuyện trong đoạn trích này đã thể hiện quyền năng của mình, trở thành người kể chuyện toàn tri dẫn dắt người đọc nhập tâm vào câu chuyện mình kể.

2.    THÔNG HIỂU ( 5 câu)

Câu 1: Thông qua đoạn trích, em hãy trình bày hoàn cảnh cũng như cuộc đời của Giăng van-giăng?

Trả lời:

Giăng van-giăng có hoàn cảnh xuất thân vô cùng ngặt nghèo, trớ trêu:

-       Vì nghèo nên phải đập tủ kính lấy cắp chiếc bánh mì để nuôi cháu -> phạt tù khổ sai 19 năm

-       Ra tù ông có tài quản lí trở thành ông chủ xưởng vải => bầu làm thị trưởng thành phố => giúp đỡ mọi người

-        Gia- ve ghen ghét tố giác => vào tù

-        Trốn tù -> giúp đỡ mọi người => chết trong cảnh cô đơn.

 

Câu 2: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật thay đổi như thế nào từ trước khi Phăng-tin chết đến sau khi Phăng-tin tắt thở Những điều đó thể hiện điều gì ở nhân vật Giăng van-giăng?

Trả lời:

a, Thái độ với Gia-ve

+ Trước khi Phăng –tin chết

●       Cử chỉ điềm tĩnh

●       Ngôn ngữ nhã nhặn

⇨    Không phải vì khiếp sợ, mà vì lo cho Phăng-tin. Hạ giọng van xin chỉ vì tình thương với người phụ nữ đang hấp hối

+  Sau khi Phăng-tin chết

●       Thái độ hành động quyết liệt, mạnh mẽ, kiềm chế

●       Ngôn ngữ ngắn gọn, nghiêm khắc – bình tĩnh

●       CHấp nhận bị bắt, xả thân vì tình thương

b, Thái độ đối với Phăng –tin

+ Trước khi Gia-ve xuất hiện

●       Trước sự hoảng hốt của Phăng-tin khi Gia-ve xuất hiện, Giăng van-giăng có thái độ hành động trấn an, giọng điệu nhẹ nhàng điềm tĩnh giống như một vị cứu tinh, che chở.

+ Thái độ với linh hồn Phăng –tin

●       Giăng van –giăng ngồi yên lặng, mải miết không nghĩ đến điều gì trên đời.

●       Dáng điệu buồn thương khôn tả, thì thầm bên tai Phăng-tin

●       Nâng dầu Phăng-tin đặt ngay giữa gối

●       Thắt lại dây rut cổ áo… đặt lên bàn tay một nụ hôn

⇨    Giăng van-giăng là một người có tình yêu mênh mông, một đấng cứu thế một người cứu rỗi linh hồn.

⇨    Giăng van-giăng là một hiện thân của tìn thương lòng từ bi và nhân ái bao la. Cũng là người kiên cường dũng cảm dám chống lại cường quyền.

Tác giả muốn gửi gắm một thông điệp niềm tin vào con người cải tạo xã hội bằng tình thương và lòng nhân ái vô bờ

 

Câu 3: Nhân vật Gia- ve hiện lên như thế nào?Thái độ của Gia-ve với Phăng tin và Giăng  van-giăng khác nhau thế nào?

Trả lời:

+ Nghề nghiệp: Thanh tra mật thám

+ Giọng nói: Ngắn ngủi, cộc lốc -> chứa đựng sự man rợ, điên cuồng như tiếng thú gầm

+ Cặp mắt: Như cái móc sắt … quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ

+ Điệu cười: Phô cả hai hàm răng

+ Hành động, thái độ:

●       Với Phăng –tin: khinh bỉ, mạt sát, lạnh lùng, tàn nhẫn

●       Với Giăng van-giăng: hả hê, dữ -> sau đó sợ hãi -> dè chừng.

⇨    Một kẻ man rợ, độc ác không có tính người. Thế nhưng đối diện với cơn giận dữ của Giăng van-giăng hắn cũng phải dè chừng sợ hãi.

Câu 4: Đoạn văn từ câu "Ông nói gì ?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của ai? Thuật ngữ văn học dùng đê chỉ tên loại ngôn ngữ này? Ở đây, trong câu chuyện kể, nó có tác dụng như thế nào?

Trả lời:

●        Đoạn văn từ câu "Ông nói gì?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của tác giả

●        Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là trữ tình ngoại đề - một hình thức của ngôn từ tác giả: là ngôn từ của tác giả kiêm người trần thuật bị chệch ra ngoài việc miêu tả các sự kiện trong cốt truyện nhằm bình luận hoặc đánh giá về chúng, hoặc về những điều khác, không trực tiếp gắn với hành động của tác phẩm.

●        Tác dụng của đoạn trữ tình ngoại đề trực tiếp đi vào thế giới tư tưởng, lý tưởng của tác giả, giúp cho việc xây dựng hình tượng tác giả như một người trò chuyện "tâm giao" với độc giả

 

Câu 5: Vai trò của Phăng-tin trong diễn biến cốt truyện là gì?

Trả lời:

Phăng-tin được miêu tả không nhiều trong đoạn trích, tuy nhiên nhân vật này đóng vai trò quan trọng trong diễn biến cốt truyện:

●        Là nhân vật tạo ra những mâu thuẫn, đối lập giữa Giăng Van-giăng và Gia-ve, từ đó tạo điều kiện cho hai nhân vật này bộc lộ tính cách của mình.

●        Làm rõ tình thương, lòng yêu thương con người và tấm lòng cao cả của Giăng Van-giăng. Đồng thời gửi gắm niềm tiếc thương, cảm thông của tác giả đối với những con người có số phận như Phăng-tin

 

3.    VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Phân tích nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve qua đối thoại, qua hành động trong “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”. Nêu ý nghĩa của biện pháp này.

Trả lời:

●        Trong lời đối thoại và hành động của hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve có sự đối lập. Điều này làm nổi bật lên sự mâu thuẫn giữa ác và thiện, giữa một người tốt và một người xấu...

●        Nhân vật Giăng Van-giăng:

o   Khi Phăng-tin còn sống: Cử chỉ với chị Phăng-tin được miêu tả là nhẹ nhàng và điềm tĩnh, cố gỡ bàn tay của Gia-ve. Khi ông bị bắt cầu xin Gia-ve cho mình thời gian để đi tìm con cho chị Phăng-tin. Thể hiện là một con người điềm đạm, tử tế tuy rơi vào nghịch cảnh.

o   Khi Phăng-tin chết: giật gãy trong chớp mắt chiếc giường sắt cũ nát, cầm lăm lăm thanh giường trong tay, nhìn Gia-ve trừng trừng. Tuy nhiên, ông lại đối với chị Phăng-tin hết sức nhẹ nhàng, sự đau buồn cùng cực, nhắm nhìn Phăng-tin không nhúc nhích, quỳ xuống, nhẹ nhàng nâng bàn tay chị Phăng-tin lên và đặt vào đó một nụ hôn.

●        Nhân vật Gia-ve:

o   Khi Phăng-tin còn sống: man rợ, điên cuồng, không còn là tiếng người nói mà là tiếng cầm thú gầm, hét to, túm cổ áo, gắt gỏng. Một con người man rợ, quát tháo ầm ĩ.

o   Khi Phăng-tin đã chết: run sợ trước hành động của Giăng Van-giăng, lo lắng ông trốn mất. Tuy nhiên, hắn ta vẫn điên cuồng quát tháo, không quan tâm đến cái chết của Phăng-tin. Một con người không còn nhân tính.

Câu 2: Ở “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, với Gia-ve, tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ẩn dụ mà Huy-gô nhằm gợi lên từ hình ảnh Gia-ve là gì?

Trả lời:

Tất cả những chi tiết ấy khiến nhân vật Gia-ve quy chiếu về hình ảnh ẩn dụ của một con thú dữ tợn, nham hiểm, độc ác, không có nhân tính.

Câu 3: Qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết của “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, những chi tiết về Giăng Van-giăng có thể quy chiếu về hình ảnh của ai?

Trả lời:

Ta có thể thấy Giăng Van-giăng là hiện thân của một con người vì tình thương, vì chính nghĩa dù có phải hi sinh bản thân mình.

Câu 4: Qua đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” hãy nêu những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa.

Trả lời:

Những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa:

●        Phăng- tin khi nghe những lời thì thầm của Giăng Van-giăng trên đôi môi nhợt nhạt hiện lên “nụ cười không sao tả được”

●        Khi Giăng Van-giăng sửa sang thi thể Phăng-tin như “một người mẹ sửa sang cho con” thì “gương mặt Phăng- tin sáng rỡ lên một cách lạ thường”

●        Chỉ là ảo tưởng do người khác quá xúc động trước cử chỉ, hành động của Giăng Van- giăng

=> Bút pháp lãng mạn làm nổi bật vẻ đẹp trong tâm hồn đầy yêu thương của Giăng Van- giăng

Câu 5: Phân tích nghệ thuật khắc họa nhân vật Phăng-tin trong “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”. Cho biết vai trò của nhân vật này trong diễn biến cốt truyện.

Trả lời:

Hành động:

●        Lấy tay che mặt và kêu lên hãi hùng khi nhìn thấy Gia-ve;

●        Ngạc nhiên đến hãi hùng khi thấy Gia-ve nắm cổ áo ông thị trưởng là Giang Van-giăng

●        Run lên bần bật khi biết tin Giăng Van-giăng chưa tìm được Cô-dét

●        Chống hai bàn tay và cánh tay cứng đơ vùng nhổm dậy, há miệng muốn nói, từ trong họng thốt ra tiếng rên, răng đánh vào nhau cầm cập

●        Hoảng hốt giở tay lên, hai bàn tau cố sức mở ra tìm chỗ bám như người rơi xuống nước đang chới với

●        Ngã vật xuống gối, đầu đập vào thành giường rồi ngoẹo xuống ngực, miệng há hốc, mắt mở to và lờ đờ.

Ngôn ngữ: Liên tục kêu lên, nhắc đi nhắc lại với Giăng Van-giăng về việc tìm thấy đứa con Cô-dét của mình

●        Tất cả ngôn ngữ và hành động ấy khiên cho Phăng-tin hiện lên là một người phụ nữ khốn khổ, bất hạnh. Chị đang sống trong sợ hãi vì sự xuất hiện của Gia-ve có thể sẽ đưa chị vào tù khi chưa tìm thấy đứa con duy nhất của mình. Khao khát lớn nhất trong cuộc đời người phụ nữ ấy là đứa con gái của mình bình yên và sống trong hạnh phúc. Có lẽ vì thế mà khi chết đi rồi, Giăng Van-giăng cúi đầu thì thầm vào tai chị lời hứa, chị mới mỉm cười, mãn nguyện và buông tay.

4.    VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Sự phân tuyến nhân vật ở “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” có nét gì gần gũi với hệ thống nhân vật của văn học dân gian?

Trả lời:

Sự phân tuyến nhân vật ở đây có nét gần gũi với hệ thống nhân vật của văn học dân gian.

Trong văn học dân gian, đặc biệt là trong truyện cổ tích, các nhân vật sẽ được phân làm hai tuyến rõ ràng là thiện - ác; tốt - xấu. Sự phân tuyến ấy được thể hiện qua các khắc họa đặc sắc để tạo ta sự đối lập tương phản gay gắt giữa cái xấu, cái ác với cái tốt, các thiện. Ví dụ giữa Thạch Sanh - Lý Thông, Tấm - Cám, người anh - người em (cây Khế)...

Trong “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” của Huy-gô cũng có sự phân tuyến tương tự như thế: Một bên là cái ác, cái xấu được quy tụ qua hình ảnh ẩn dụ là con mãnh thú độc ác, tàn nhẫn (nhân vật Gia-ve) với một bên là tình thương của con người đã được nâng lên đến mức cao cả, sẵn sàng hi sinh bản thân mình (nhân vật Giăng Van-giăng)

Câu 2: Phân tích tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Trả lời:

V. Huy-gô là một trong những thiên tài nổi tiếng của văn học thế giới đầu thế kỉ XIX. Những áng văn bất hủ của ông đều chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, một vài tác phẩm có thể kể đến như Chín mươi ba, Nhà thờ Đức bà Pari hay Những người khốn khổ. Trích đoạn Người cầm quyền khôi phục uy quyền nằm trong phần thứ nhất của tiểu thuyết Những người khốn khổ, đây là phần phản ánh rõ nhất sự đối lập giữa cái thiện và cái ác trong cuộc sống, qua đó bày tỏ niềm thương xót của tác giả đối với số phận bất hạnh của những người khốn khổ.

Trong đoạn trích, nhà văn đã xây dựng hai nhân vật ở hai chiến tuyến đối lập nhau là Giăng Văn Giăng và Gia-ve. Giăng Văn Giăng - một người tù khổ sai giàu lòng yêu thương, cảm thông trước nỗi đau của Phăng - tin một người đàn bà khốn khổ bị mất con, ông luôn động viên, trấn an chị: "Cứ yên tâm. Không phải nó đến bắt chị đâu". Giăng Văn Giăng còn lo sợ rằng Phăng-tin sẽ chết mà đành nhún nhường xin Gia- ve thư thư vài ba ngày để giúp đỡ Phăng - tin tìm lại con gái: "Xin ông thư cho ba ngày! Ba ngày để tìm đứa con cho người đàn bà đáng thương kia! Phải trả giá thế nào tôi cũng chịu". Ông hiểu được rằng người đàn bà tội nghiệp kia đang mong muốn được gặp lại con biết nhường nào, con gái bây giờ với Phăng tin là nguồn sống, là điều đẹp đẽ duy nhất mà thế giới này bạn tặng cho cô. Có lẽ bây giờ tìm được Cô - dét là cách duy nhất để níu giữ sự sống cho người đàn bà đáng thương kia mà thôi. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay