Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Ôn tập bài 9 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 9. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 9

HÀNH TRANG CUỘC SỐNG

Câu 1: Em hãy trình bày tác giả và tác phẩm của đoạn trích “Một đời như kẻ tìm đường”

Trả lời:

a,  Tác giả

- Tên: Phan Văn Trường - Tên: Phan Văn Trường

- Sinh năm 1946 ở Hải Dương. - Sinh năm 1946 ở Hải Dương.

- Giữ nhiều vị trí nghề nghiệp, am hiểu văn hóa Đông Tây, trải nghiệm phong phú, tinh thần tận hiến. - Giữ nhiều vị trí nghề nghiệp, am hiểu văn hóa Đông Tây, trải nghiệm phong phú, tinh thần tận hiến.

b,  Tác phẩm

- Xuất xứ: trích trong tác phẩm cùng tên. - Xuất xứ: trích trong tác phẩm cùng tên.

- Nội dung: là những đúc kết trong suốt cuộc đời tâm huyết về con đường đến thành công hạnh phúc ông dành tặng cho thế hệ trẻ Việt Nam. - Nội dung: là những đúc kết trong suốt cuộc đời tâm huyết về con đường đến thành công hạnh phúc ông dành tặng cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Câu 2: Đoạn trích Một đời như kẻ tìm đường được chia làm mấy phần? Em hãy nêu nội dung chính từng phần.

Trả lời:

Bố cục: 3 phần:

+ Phần 1: Lựa chọn đầu tiên của “tôi”. + Phần 1: Lựa chọn đầu tiên của “tôi”.

+ Phần 2: Mối quan hệ giữa lựa chọn và số mệnh. + Phần 2: Mối quan hệ giữa lựa chọn và số mệnh.

+ Phần 3: Chiêm nghiệm rút ra sau hành trình một đời tìm đường. + Phần 3: Chiêm nghiệm rút ra sau hành trình một đời tìm đường.

Câu 3: Trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích “Một đời như kẻ tìm đường”

Trả lời:

a, Nội dung

Văn bản là lời kể của tác giả về trải nghiệm của bản thân. Qua đó thấy được những lời tâm huyết của tác giả - thế hệ đi trước, nhằm truyền động lực và cảm hứng sống tích cực cho thế hệ trẻ qua những chiêm nghiệm về lựa chọn con đường đến thành công và hạnh phúc. Hành trang cuộc đời mỗi người cần mang theo là tạo và cống hiến giá trị, tâm trạng tự tại, tinh thần tích cực.

b,  Nghệ thuật

- Lời kể gần gũi, cảm xúc chân thực, lí lẽ dẫn chứng thuyết phục, quan điểm rõ ràng  - Lời kể gần gũi, cảm xúc chân thực, lí lẽ dẫn chứng thuyết phục, quan điểm rõ ràng

- Giọng điệu suy tư, giàu trải nghiệm, tự tin - Giọng điệu suy tư, giàu trải nghiệm, tự tin

Câu 4: Theo em, điều gì khiến tác giả thành công, hạnh phúc trên những lối đi không chọn?

Trả lời:

Vì tác giả đã hiểu và đúc kết ra được những chân lý:

+ Cuộc sống là hành trình tìm đường cho chính mình. Mỗi người bắt buộc phải có những quyết định trước lựa chọn. + Cuộc sống là hành trình tìm đường cho chính mình. Mỗi người bắt buộc phải có những quyết định trước lựa chọn.

+ Dù muốn chọn lựa hay không thì cuộc đời vẫn cứ tiếp diễn đưa đẩy đến 1 con đường mà mình phải bước tiếp. + Dù muốn chọn lựa hay không thì cuộc đời vẫn cứ tiếp diễn đưa đẩy đến 1 con đường mà mình phải bước tiếp.

 Suy ngẫm đầy những trải nghiệm và mang tính triết lí cuộc đời, giọng điệu dứt khoát, động viên, khích lệ mỗi người mạnh dạn bước đi trên con đường của chính mình.

Câu 5: Em hiểu như thế nào về câu nói: Hạnh phúc ở đâu nay tôi đã biết. Những hạnh phúc nhỏ thì nằm trên mỗi bước đi, nhưng hạnh phúc bền vững là thứ hạnh phúc lấy gốc từ sự trải nghiệm, từ sự từ bi chấp nhận, từ tinh thần tích cực mà mình luôn luôn có”.

Trả lời:

Ý nghĩa của câu nói trên:

- Chẳng có đường để đi tìm.  - Chẳng có đường để đi tìm.

- Cho đi là nhận lại. Đóng góp không có nghĩa là ở số lượng vật chất mà là những tình cảm, giá trị bền vững. - Cho đi là nhận lại. Đóng góp không có nghĩa là ở số lượng vật chất mà là những tình cảm, giá trị bền vững.

- Hạnh phúc có nguồn gốc từ sự trải nghiệm, từ bi chấp nhận, và tinh thần tích cực. - Hạnh phúc có nguồn gốc từ sự trải nghiệm, từ bi chấp nhận, và tinh thần tích cực.

=> Thông điệp mang tính triết lí và giàu giá trị nhân văn: Tìm đường là hành trình đi tìm chính mình. Cống hiến là con đường đi đến hạnh phúc và thành công

Câu 6: Em hãy trình bày khái niệm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Trả lời:

Là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... góp phần truyền tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp. Đây là phương tiện thường được sử dụng kết hợp với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thông tin tổng hợp, giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn.

Câu 7: Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin tổng hợp có tác dụng như thế nào? Minh họa bằng một số dẫn chứng lấy từ các văn bản đã học.

Trả lời:

- Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất. - Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất.

- Ví dụ: Trong văn bản “Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu”: Văn bản sử dụng hình ảnh cũng như các số liệu để giúp lập luận được chặt chẽ, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung hơn. - Ví dụ: Trong văn bản “Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu”: Văn bản sử dụng hình ảnh cũng như các số liệu để giúp lập luận được chặt chẽ, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung hơn.

Câu 8: Quan sát thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Quan sát văn bản thông tin vừa trình chiếu trên, em hãy cho biết văn bản trên cung cấp thông tin gì?

Trả lời:

Văn bản trên cung cấp thông tin ở Việt Nam đang đối mặt với tình trạng dân số già.

Câu 9: Việc sử dụng kết hợp các phương tiện trên giúp ích gì cho quá trình đọc và tiếp nhận thông tin từ văn bản?

Trả lời:

Việc sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ giúp cho người độc dễ dàng nắm bắt thông tin, tăng tính hấp dẫn và trực quan của thông tin

Câu 10: Nêu tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ nhằm biểu đạt thông tin?

Trả lời:

Tác dụng, hiệu quả: Thông tin chính xác, khách quan, sinh động về diễn tiến tình hình dịch bệnh…

Câu 11: Văn bản Con đường không chọn được chia thành mấy phần? Em hãy nêu nội dung chính của mỗi phần.

Trả lời:

Bố cục: 3 phần

+ Khổ 1. Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình + Khổ 1. Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình

+ Khổ 2,3. Cách chọn đường của nhân vật trữ tình + Khổ 2,3. Cách chọn đường của nhân vật trữ tình

+ Khổ 4. Tâm trạng của nhân vật trữ tình + Khổ 4. Tâm trạng của nhân vật trữ tình

Câu 12: Trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Con đường không chọn”

Trả lời:

  • a. Nội dung
  • b. Nghệ thuật

Câu 13: Trạng thái phân vân, băn khoăn này có phải là một trạng thái khá phổ biến đối với nhiều người hiện nay không?

Trả lời:

Trạng thái phân vân, băn khoăn khá phổ biến của bộ phận con người không đủ can đảm để dấn thân đến cùng trên hành trình của mình.

=> Cuộc đời con người cũng vậy, chúng ta luôn phải dám đối mặt với những lựa chọn và đưa ra quyết định đúng đắn để tiếp tục bước đi trên hành trình của mình.

Câu 14: Em nhận ra được thông điệp gì từ sự lựa chọn của nhân vật trữ tình trong văn bản Con đường không chọn?

Trả lời:

Thông điệp: Mỗi người cần phải có một hướng đi riêng, không nên đi theo lối mòn của đã có nhiều người đi. Con người cần dũng cảm trải nghiệm và có lựa chọn con đường cho tương lai.

Câu 15: Em hãy xác định thể thơ, phương thức biểu đạt của bài thơ Con đường không chọn?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm  - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Thể loại: Thể thơ tự do - Thể loại: Thể thơ tự do

Câu 16: Trong khổ thơ cuối, nhân vật trữ tình đã chọn lối đi nào? Em có nhận thấy được tâm trạng gì của nhân vật trữ tình trước lựa chọn đó?

Trả lời:

- Nhân vật đã chọn lối đi “Lối mòn ít có ai đi” - Nhân vật đã chọn lối đi “Lối mòn ít có ai đi”

- Tâm trạng: thở dài - Tâm trạng: thở dài

=> Dù đã lựa chọn một lối đi nhưng nhân vật trữ tình vẫn do dự, băn khoăn, buồn và nuối tiếc, không thật sự tin rằng lối rẽ đó sẽ tốt hơn. Anh ta tưởng tượng đến viễn cảnh tương lai rằng “Tôi sẽ kể chuyện này trong tiếng thở dài”.   

- NV tự đối diện với chính mình, giải đáp những trăn trở, thắc mắc nảy sinh từ chính lòng mình. - NV tự đối diện với chính mình, giải đáp những trăn trở, thắc mắc nảy sinh từ chính lòng mình.

Câu 17: Trình bày hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm của đoạn trích “Về chính chúng ta”

Trả lời:

  • a. Tác giả Các-lô Rô-ve-li

Câu 18: Văn bản được chia thành mấy phần? Nêu nội dung chính từng phần Về chính chúng ta

Trả lời:

Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến "chúng ta cũng là một phần của cái thế giới ấy"): trình bày quan điểm của tác giả về vị trí của con người trong thế giới. + Phần 1 (từ đầu đến "chúng ta cũng là một phần của cái thế giới ấy"): trình bày quan điểm của tác giả về vị trí của con người trong thế giới.

+ Phần 2 (từ "Chúng ta, con người" đến "Ngay chính linh hồn chúng ta cũng chỉ là một ví dụ bé nhỏ"): trình bày các luận điểm chính để bảo vệ cho quan điểm của mình. + Phần 2 (từ "Chúng ta, con người" đến "Ngay chính linh hồn chúng ta cũng chỉ là một ví dụ bé nhỏ"): trình bày các luận điểm chính để bảo vệ cho quan điểm của mình.

+ Phần 3 (từ "Tự nhiên là nhà của chúng ta" đến hết): Tác giả khẳng định vấn đề + Phần 3 (từ "Tự nhiên là nhà của chúng ta" đến hết): Tác giả khẳng định vấn đề

Câu 19: Trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Về chính chúng ta

Trả lời:

a, Nội dung

- Văn bản đã trình bày quan điểm của tác giả về mối quan hệ chặt chẽ của con người với tự nhiên, vị trí của con người trong tự nhiên; chứa đựng những suy tư mang tính chất triết học về thế giới và con người. - Văn bản đã trình bày quan điểm của tác giả về mối quan hệ chặt chẽ của con người với tự nhiên, vị trí của con người trong tự nhiên; chứa đựng những suy tư mang tính chất triết học về thế giới và con người.  Qua đó, tác giả thể hiện tư duy sắc bén của một nhà khoa học, nhà triết học.

b, Nghệ thuật

- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, yếu tố miêu tả biểu cảm kết hợp. - Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, yếu tố miêu tả biểu cảm kết hợp.

- Các biện pháp tu từ so sánh, điệp cấu trúc, liệt kê được sử dụng linh hoạt, hiệu quả - Các biện pháp tu từ so sánh, điệp cấu trúc, liệt kê được sử dụng linh hoạt, hiệu quả

Câu 20: Câu văn nào trong đoạn 2 văn bản Về chính chúng ta thể hiện quan điểm của tác giả? Nhận xét về cách đặt vấn đề của tác giả?

Trả lời:

- Quan điểm của tác giả: “Tôi đã trình bày thế giới trông như thế nào dưới ánh sáng khoa học, và chúng ta cũng là một phần của cái thế giới ấy.” - Quan điểm của tác giả: “Tôi đã trình bày thế giới trông như thế nào dưới ánh sáng khoa học, và chúng ta cũng là một phần của cái thế giới ấy.”

=> Tác giả nêu quan điểm rõ ràng, ngắn gọn. Đó là quan điểm của một nhà khoa học.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay