Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 6 văn bản 1: Chiều sương

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6 văn bản 1: Chiều sương. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA

VĂN BẢN 1: CHIỀU SƯƠNG

(15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (04 CÂU)

Câu 1: Nêu một số nét về tác giả Bùi Hiển?

Trả lời:

- Bùi Hiển (1919-2009) sinh tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ trong cả hai giai đoạn trước và sau năm 1975. 

- Nổi tiếng từ truyện ngắn đầu tay Nằm vạ, ông định hình phong cách là một nhà văn chuyên viết về phong tục Bắc Bộ với lòng yêu thương con người và cảnh vật sâu sắc. Bùi Hiển viết đa dạng nhiều thể loại như: truyện ngắn, bút kí, phê bình, tiểu luận, chân dung văn học, dịch thuật,…với hơn 40 tác phẩm. Truyện Chiều sương in trong tập truyện ngắn Nằm vạ (1941)

 

Câu 2: Nhan đề Chiều sương có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Thời điểm buổi chiều – thời điểm tác giả chọn để khai thác làm chủ đề chính cho toàn đoạn trích. 

- Nội dung văn bản có thể sẽ nói về cảm nhận, miêu tả khung cảnh, không khí mát mẻ, se lạnh vào buổi chiều có sương phủ gợi một cảnh tượng, một ký ức hoặc cảm xúc của tác giả về chiều sương.

 

Câu 3: Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên trong bài Chiều sương qua cái nhìn và cảm nhận của ai?

Trả lời:

Thông qua chi tiết: “Vào một chiều trung tuần tháng Giêng, chàng trai ấy lang thang...chàng đi không mục đích...chàng đi và nghĩ..."→ Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của nhân vật “chàng trai”.

 

Câu 4: Xác định bố cục của văn bản Chiều sương và nêu nội dung của bố cục đó?

Trả lời:

Phần 1: Từ đầu đến “Bữa đó thuyền ra lạch”: chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình

Phần 2: Còn lại: Chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão

 

2. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Câu 1: Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính có ý nghĩa gì trong văn bản Chiều sương?

Trả lời:

- Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính trong câu chuyện tạo sự kết nối phần trước với phần sau của nội dung câu chuyện. Nhờ sự xuất hiện ấy, nhà văn đã khéo léo đưa tình huống các ngư dân gặp cảnh người bị đuối nước, từ đó tạo sự gợi mở cho người đọc những tình huống, những sự việc xảy ra sau đó. 

- Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính là cầu nối, là căn nguyên tạo nên tình huống truyện trở nên hấp dẫn, li kì hơn.

 

Câu 2: Tìm một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi âm và cõi dương của chàng trai và những người dân làng chài trong văn bản Chiều sương. So sánh và làm rõ những điểm tương đồng khác biệt giữa những quan niệm này.

Trả lời: 

Một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản:

- Quan niệm của chàng trai: không tin vào ma quỷ, “đó chỉ là điều huyễn tưởng, nảy sinh từ một khung cảnh, một tâm trạng nào đó”.

- Quan niệm của những người dân làng chài: “âm dương không phân ranh giới rõ ràng, cõi sống và cõi chết nương nhau vấn vít”.

- Điểm tương đồng giữa quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản: họ đều coi đó là những điều bình thường, không hề có chút sợ hãi, lo sợ hay mê tín quá mức khi bày tỏ quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm.

- Điểm khác biệt ở quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản: 

+ Chàng trai coi đó là điều không có thật, nên coi đó là điều huyền tưởng.

+ Những người dân làng chài lại tin điều đó có thât, luôn hiện hữu, song hành với dương gian.

 

Câu 3: Các chi tiết nào trong bài Chiều sương cho thấy cuộc sống lao động của ngư dân?

Trả lời: 

Những chi tiết ở đoạn văn trên miêu tả cuộc sống lao động vất vả, lam lũ, gian truân, chứa đầy thử thách và hiểm nguy. Đằng sau những giây phút nghỉ ngơi yên bình, thong thả là những giờ làm việc với đầy những nguy hiểm đang chờ đợi họ. Đó là mưa dội, sống nhồi, gió táp. Những ngư dân lam lũ, làm lụng vào buổi đêm - thời gian mà chúng ta được nghỉ ngơi, được tận hưởng những giấc ngủ yên lành. 

Tuy vậy, những người dân chài vẫn miệt mài đêm ngày bám biển, kiên cường, dũng cảm, gan dạ vượt qua mọi thử thách, hiên ngang đạp đổ sóng gió, mưa giông. Ở họ ánh lên tinh thần thép, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách của tạo hóa.

 

Câu 4: Xác định người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản Chiều sương. Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm?

Trả lời:

- Người kể chuyện: lão Nhiệm Bình, kể theo ngôi thứ ba toàn tri.

- Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy có vai trò quyết định trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Đặc biệt, trong tác phẩm lão Nhiệm Bình là một người từng trải, chứng kiến toàn bộ sự việc diễn ra trong câu chuyện. Điều này giúp độc giả có thể thấy cùng một sự kiện trong các quan điểm khác nhau. Trải nghiệm câu chuyện thông qua các quan điểm khác nhau có thể cho phép người đọc hiểu sâu sắc câu chuyện thông qua cảm nhận chân thực, chi tiết. Từ đó thấy được tư tưởng chủ đạo mà tác giả muốn gửi gắm.

 

Câu 5: Nêu đặc điểm nghệ thuật trong truyện Chiều sương?

Trả lời:

- Bùi Hiển là nhà văn chủ yếu viết về tác phẩm truyện ngắn, ông cũng là nhà văn có những sáng tác truyện ngắn nổi bật với bút pháp chân thực và cái nhìn đầy tinh tế về hiện thực cuộc sống con người. Ông nổi tiếng trong làng văn học Việt năm lúc bấy giờ với tác phẩm Nằm vạ (1941).

 

3. VẬN DỤNG (04 CÂU)

 Câu 1: Câu chuyện về chiếc thuyền của Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay gợi cho bạn suy nghĩ gì về thái độ, tình cảm của con người đối với biển cả?

Trả lời:

Câu chuyện về chiếc thuyền của Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay đã đem lại cho em nhiều suy nghĩ về thái độ và tình cảm của con người đối với biển cả. Biển cả mang lại cho con người những tài nguyên vô giá, đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Con người luôn có sự yêu mến, kính trọng và biết ơn đối với biển cả, đặc biệt là đối với những người dân chài biển là một điều thiêng liêng. Với họ, biển cả giống như một người mẹ, bao bọc, ôm ấp, mang đến tôm, cá để nuôi sống họ lớn. Tuy nhiên, biển cả cũng có thể giống như một người bạn tinh nghịch, đôi khi có chút giận hờn, đánh những cơn sóng vào mạn thuyền đưa đẩy hay trêu đùa người dân đánh cá. Biển là người bạn vô tri, gần gũi, gắn bó với con người, mãi không thể tách rời.

 

Câu 2: Phân tích tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện Chiều sương?

Trả lời: 

 - Việc đan xen một số yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện là yếu tố đặc trưng của thể loại truyện ngắn. Thông qua đó giúp cho người đọc có cái nhìn mới mẻ, thú vị về nhân vật lão Nhiệm Bình - đại diện cho những người dân làng chài.

- Bằng lời kể pha chút hài hước, hóm hỉnh cũng như chi tiết ảo được đan xen trong quá trình kể chuyện của ông lão với chàng trai, người đọc có thể cảm nhận được sự vui tính, yêu đời, con mắt lạc quan của những người dân lao động làng chài. Bên cạnh những giờ phút lao động nguy hiểm, mệt mỏi là những khoảng đời thường bình dị. Dẫu vất vả, khó khăn trong công việc mưu sinh là vậy nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời, luôn nhìn đời bằng con mắt tích cực. Đồng thời, thông qua đó, ta cũng thấy được sự tài tính, khéo léo của tác giả khi đưa đan xen những yếu tố thực và ảo vào trong văn bản truyện, tác giả đã biến những mẩu chuyện ma tưởng chừng rất thần bí, khiến người đọc rùng mình thành những mẩu chuyện “như nói chuyện người dương gian”, gần gũi, ấm áp.

 

Câu 3: Cảm nhận của em về cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên như thế nào trong văn bản Chiều sương?

Trả lời:

Cảnh làng chài vào chiều xuân được tác giả tái hiện lên bởi những nét bình dị xuất hiện đầu tiên là những ngõ hẻm làng, vòm trời xanh biêng biếc như dát bacjem ả của những cuối ngày thôn dã. Hình ảnh những người dân chài xuất hiện cùng chiếc thuyền lại chuẩn bị ra khơi, chuẩn bị thực hiện công việc đã quá quen thuộc hàng ngày.

 

Câu 4: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về truyện Chiều sương.

Trả lời:

 Mở đầu là hình ảnh chàng trai gặp được lão Nhiệm Bình, nghe ông kể về những câu chuyện li kì mà mình đã từng gặp trong các lần đi biển. Nhưng ly kỳ nhất là chuyện gặp được ma, đó là lần hòn đá giữ lưỡi câu không kéo lên được, rồi lần khác nửa đêm đi qua miếu thì có một bầy lại xin cá. Chuyện lão chài kể như là những câu chuyện thường ngày mà những người chài từng trải qua. Ông không coi đó là điều đáng sợ gì cả, vẫn vừa kể vừa đan lưới. Dù đó là những câu chuyện huyễn tưởng, hay đã từng là sự thật thì thấy rằng cõi chết và cõi sống vẫn sẽ hiện hữu mà không phân biệt rạch ròi. Ngoài ra cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua ngòi bút của tác giả cũng thật đẹp và bình yên. Một buổi chiều yên ả với những tiếng người hòa lẫn trong sương, rồi xa xa hình ảnh bóng thuyền chài chuẩn bị ra khơi. Tất cả tạo nên một khung cảnh bình yên, thật đối lập với khung cảnh khi ra khơi của những người thuyền chài. Sang ngày mới, những người chài lưới tiếp tục ra khơi. Đây là công việc thường xuyên mà mỗi ngày họ đều phải làm. Họ ra khơi với tâm thế thoải mái và chăm chỉ đánh được nhiều cá nhất. Bùi Hiển đã dùng từ câu văn miêu tả rất đặc sắc về hình chiếc thuyền “ nặng nề, lừ đừ tiến, hai mắt tròn trân trân nhìn phía trước”. Nhưng mà thiên nhiên con người được thể hiện rõ nhất khi mà gió nổi lên, bão bùng kéo tới. Thiên nhiên thì khắc nghiệt như muốn nhấn chìm tất cả. Nhưng những người chài vẫn dũng cảm kiên trì giữ thuyền. Thiên nhiên và con người giằng co, nhưng con người đã chiến thắng trước thiên nhiên. Bão qua đi, những ngư dân cũng như kiệt sức. Ta thấy được những khó khăn, những nguy hiểm vẫn luôn rình rập trong cuộc sống lao động của người ngư dân. Nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn luôn bám biển vừa nuôi sống gia đình vừa giữ gìn biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Sự xuất hiện về chiếc “thuyền ma” cũng yếu tố đặc biệt cho câu chuyện này. Nó chính là sự phản ánh cho những tai ương, những nhọc nhằn mà người dân chài phải trải qua. Tác giả miêu tả thật khéo léo, tinh tế khiến người đọc không cảm thấy lạnh lẽo ghê sợ mà lại là không khí gần gũi ấm áp. Nhắc đến hình ảnh thiên nhiên khắc nghiệt, con người dũng cảm vượt qua thiên tai, làm ta lại nhớ đến hình ảnh người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Cả hai tác giả đều ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của những con người lao động khi đứng trước thiên nhiên khắc nghiệt

 

4. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Có ý kiến cho rằng truyện Chiều sương chủ yếu viết về “ma”, về “truyện ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của người dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan. Hãy cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

Trả lời: 

Theo quan điểm cá nhân, em cho rằng nhận định trên là đúng. Mặc dù truyện chủ yếu viết về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan. 

     Trong truyện, tác giả đã sử dụng một số yếu tố thực và ảo để tạo nên nội dung hóm hỉnh, thú vị và sinh động. Những câu chuyện trong truyện đưa độc giả vào thế giới của dân gian, tạo ra một cảm giác quen thuộc và ấm áp. Tác giả cũng rất khéo léo khi kết hợp hình ảnh con người với những tai ương của biển cả và cuộc sống khó khăn của dân chài. Những chi tiết này cho phép độc giả được trải nghiệm và chứng kiến cuộc sống của nhân vật, từ đó tạo nên cảm giác gần gũi và thân thiết. Trong điều kiện khó khăn, nhân vật vẫn cố gắng chiến đấu và đoàn kết, và tinh thần này đã giúp họ chiến thắng. Dù truyện viết về "ma" và "thuyền ma", nhưng không gợi lên cảm giác lạnh lẽo hay đáng sợ, mà ngược lại, mang đến một không khí ấm áp, quen thuộc và lạc quan.

 

Câu 2: Trong chương trình ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm nói về những người dân làng chài ra khơi, đó là tác phẩm nào? Nêu rõ tên tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó?

Trả lời: 

- Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận

- Hoàn cảnh sáng tác: Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hòn Gai – Quảng Ninh. Chuyến đi thực tế dài ngày này đã làm hồn thơ của Huy Cận nảy nở trở lại, dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước.

- Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian ấy, được in trong tập Trời mỗi ngày lại sáng (1958)



=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 6 Văn bản 1: Chiều sương

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay