Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 7 Thực hành Tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7 Thực hành Tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

(13 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Em hãy trình bày đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đối?

Trả lời: 

- Đối là biện pháp tu từ đặt những từ ngữ có âm thanh và ý nghĩa tương phản hoặc tương hỗ vào vị trí cân xứng để tạo nên sự hài hòa về ý nghĩa, đồng thời làm nên nhạc điệu cho câu thơ, câu văn. Ví dụ:

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Trong ví dụ trên, Các từ trong hai vế “thành xây khói biếc” và “non phơi bóng vàng” tạo thành từng cặp tương ứng, cân xứng với nhau về nội dung, giống nhau về từ loại (thành – non, xây – phơi, khói – bóng, biếc – vàng), trái nhau về thanh điệu banwhf, trắc (biếc – vàng) tạo nên vè đẹp hài hòa cho câu thơ.

- Biện pháp tu từ đối được sử dụng trong thơ (đặc biệt là thể thơ Đường luật bát cú), trong văn xuôi ở cấp độ câu, đoạn văn hoặc văn bản. Ví dụ, biện pháp tu từ đối trong câu 3 – 4 của bài Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan):

Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

- Đây là biện pháp tu từ có tác dụng tạo sự cân xưng về ý nghĩa và nhạc điệu, tạo nên cái đẹp hài hòa theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam. Tác dụng này thể hiện rất rõ trong hai dòng thơ trên.

- Ngoài ra, biện pháp này còn có tác dụng giúp miêu tả việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát mà không cần liệt kê, kể lể dài dòng.

 

Câu 2: Xác định loại đối của các câu dưới đây:

  1. a)                         Hoa cười ngọc thốt đoan trang

(Nguyễn Du)

  1. b)                          Lom khom dưới núi tiều vài chú

                             Lác đác bên sông chợ mấy nhà

                                                                      (Bà Huyện Thanh Quan)

  1. c)                          Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

(Nguyễn Du)

  1. d)                            Người vào chung gối loan phòng,

                               Nàng ra tựa bóng, đèn chong canh dài.

(Nguyễn Du)

Trả lời:

  1. a) Tiểu đối đối trong cùng một câu thơ
  2. b) Trường đối (bình đối): dòng trên và dòng dưới, đoạn trên và đoạn dưới đối với nhau
  3. c) Toàn bộ ý dòng trên đối xứng với toàn bộ ý đằng dưới
  4. d) Sự đối xứng chỉ diễn ra ở một bộ phận của dòng thơ, cụ thể cụm từ “Người vào chung gối” đối ý với cụm từ “nàng ra tựa bóng”

 

Câu 3: Chỉ ra tác dụng của phép đối trong những câu sau:

  1. a)                                    Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử

                                        Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

  1. b) Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. (Trần Quốc Tuấn)
  2. c) Bán anh em xa mua láng giềng gần. 

Trả lời:

  1. a) Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản)
  2. b) Gợi sự hài hòa về âm thanh, tạo nên sự dồn dập, thôi thúc, căm phẫn.
  3. c) Câu tục ngữ dùng để so sánh mối quan hệ đối xử tốt đẹp với hàng xóm làng giềng, anh em họ hàng thân thích nhưng ở xa nên không có điều kiện giúp đỡ.

 

Câu 4: Xác định phép đối trong những câu thơ sau:

  1. a)                                              Mai cốt cách tuyết tinh thần

                                         Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  1. b)                                              Vầng trăng ai xẻ làm đôi

                                           Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  1. c)                                             Lúc khó thì chẳng ai nhìn 

                                       Đến khi đỗ Trạng chín nghìn anh em

Trả lời:

  1. a) Đối giữa hai vế của câu
  2. b) Đối giữa hai vế của câu bát
  3. c) Đối nghĩa giữa hai câu thơ

 

Câu 5: Nêu tác dụng của phép đối trong những câu dưới đây:

  1. a) Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.

(Hịch tướng sĩ)

  1. b) Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngưa ta cũng an lòng. 

(Hịch tướng sĩ)

  1. c)                 Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, 

                     Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ.

(Đại cáo bình Ngô)

Trả lời:

  1. a) Phép đối tạo sự cân đối hài hòa trong diễn đạt, mục đích phê phá đả kích mạnh mẽ.
  2. b) Tạo sự cân xứng hài hòa trong diễn đạt, nhấn mạnh cảm xúc, giọng văn đanh thép hùng hồn, câu nói như 1 lời thề thiêng liêng, thể hiện ý chí sắt đá.
  3. c) Nhấn mạnh phê phán tội ác của giặc Minh trên lãnh thổ Đại Việt.

 

2. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp đối trong các trường hợp dưới đây:

  1. a)                                  Nỗi riêng riêng những bàn hoàn

                                 Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

  1. b)                                     Cùng trong một tiếng tơ đồng, 

                                  Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

  1. c)                                    Nhẹ như bấc nặng như chì,

                                      Gỡ cho ra nữa còn gì là duyên?

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Trả lời: 

  1. a) Biện pháp đối: “Dầu chong trắng đĩa” - “lệ tràn thấm khăn”

Tác dụng: Với việc sử dụng phép đối, bài thơ đã tạo ra một sự đối lập rõ ràng giữa sự đau buồn của nhân vật Thúy Kiều và sự hạnh phúc của những người khác, tạo ra một hiệu ứng tâm lý mạnh mẽ và tăng cường tính thuyết phục của bài thơ.

  1. b) Biện pháp đối: “người ngoài cười nụ” - “người trong khóc thầm”

Tác dụng: Biện pháp đối đã tăng tính tương phản giữa hai trạng thái cảm xúc của con người trong cùng một không gian nhưng lại hoàn toàn trái ngược nhau. Từ đó làm cho hình ảnh đối lập này trở nên ấn tượng và nổi bật hơn với người đọc. Đồng thời giúp người đọc hiểu rõ về tình cảm, hoàn cảnh của các nhân vật.

  1. c) Biện pháp đối: “nhẹ như bấc” - “nặng như chì”

Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh sự mâu thuẫn, phức tạp trong tình cảm và nội tâm của Thúy Kiều. Đây là hình ảnh tương phản giữa sự nhẹ nhàng, mong manh của tình duyên và sự nặng nề, gắn bó của duyên nợ.

 

Câu 2: Liệt kê những dòng thơ có sử dụng biện pháp đối trong văn bản Trao duyên và nêu tác dụng của biện pháp này.

Trả lời:

- Những dòng thơ có sử dụng biện pháp đối trong văn bản “Trao duyên”:

“Nỗi riêng riêng những bàn hoàn

Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn”

- Tác dụng của biện pháp đối trong văn bản “Trao duyên”:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho bài thơ. Giúp cho bài thơ dễ dàng tiếp cận, in sâu vào tâm trí và cảm xúc của người đọc.

+ Đồng thời, biện pháp đối còn đã tạo ra một sự đối lập rõ ràng giữa sự đau buồn của nhân vật Thúy Kiều và sự hạnh phúc của những người khác, tạo ra một hiệu ứng tâm lý mạnh mẽ và tăng cường tính thuyết phục của bài thơ.

 +  Biện pháp đối còn giúp tạo nên sự độc đáo và độc lập trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du, đóng góp phần quan trọng trong việc tạo nên văn hóa và văn chương của Việt Nam.

 

Câu 3: Phân tích tác dụng của phép đối trong những câu sau:

  1. a)                            Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, 

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Chinh phụ ngâm)

  1. b) Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

(Hồ Chí Minh)

Trả lời: 

  1. a) Trong đoạn thơ của Chinh phụ ngâm có dùng phép điệp nhiều lần (cùng, thấy, ngàn dâu,…), đặc biệt là phép điệp liên hoàn (còn gọi là điệp ngữ vòng hay điệp ngữ chuyển tiếp ; từ ngữ cuối của câu trước được lặp lại ở đầu câu sau). Tác dụng : diễn tả sự cách xa đôi ngả, không gian rộng lớn và tâm trạng vô vọng của người ra đi và người trở về.
  2. b) Trong lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh có cả phép điệp từ ngữ (với, nào, cũng,…), cả phép điệp kết cấu ngữ pháp giữa các vế câu. Tác dụng : nhấn mạnh phẩm chất, sức mạnh và nhiệm vụ trọng đại của quân đội, đồng thời khẳng định niềm tin chắc chắn vào khả năng bách chiến bách thắng của quân đội.

 

Câu 4: Phân tích tác dụng của phép đối trong những câu sau:

  1. a)                                 Khúc sống bên lở bên bồi

Bên lở thì đục, bên bồi thì trong

(Ca dao)

  1. b)                           Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao

Mặt tơ tưởng, lòng ngao ngán lòng.

  1. c) Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm, tập khiên, tập súng, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Trả lời:

  1. a) Phép đối diễn tả sự tương phản giữa bên lở và bên bồi của một khúc sông.
  2. b) Phép đối có tác dụng làm tăng mức độ của đêm khuya và trạng thái nhớ thương, buồn bã trong lòng người xa cách.
  3. c) Phép đối có ở từng cặp câu văn tế ; ở mỗi cặp, diễn tả sự đối lập giữa công việc làm ruộng quen thuộc hằng ngày với việc quân cơ chiến trận xa lạ đối với người nông dân Cần Giuộc.

 

3. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ cảm nhận của bạn về vẻ đẹp của tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du, trong đó chú ý đến những câu thơ có sử dụng biện pháp đối.

Trả lời:

Tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du là một vẻ đẹp đặc biệt, có sức thu hút đối với các độc giả và nhà thơ yêu thơ ca. Trong những bài thơ của Nguyễn Du, biện pháp đối đóng vai trò rất quan trọng để tạo ra sự tương phản và sâu sắc trong hình tượng. Một số câu thơ của Nguyễn Du sử dụng biện pháp đối như: "Hoa đào thắm lắm, mai thâm càng đậm", "Trăng tròn khuyết vẫn là trăng, đêm ngày qua lại vẫn đêm ngày", "Con người trồng rau người ăn, nhân sinh trông cạn nước còn tình". Những câu thơ này khiến cho người đọc phải tựa cảm với những tình cảm sâu sắc và hình ảnh đẹp tinh tế. Bên cạnh đó, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du còn mang đến sự cảm thụ về đời sống, tình cảm và thăng trầm của cuộc đời. Sự đối lập và tương phản trong từng câu thơ càng làm cho người đọc cảm thấy sâu sắc và đẹp mắt hơn. Với những ai yêu thích văn chương và thơ ca, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du chắc chắn là một nét đẹp đặc trưng và duyên dáng không thể bỏ qua.

 

Câu 2: Đặt câu với kiểu đối thanh, đối chọi về nghĩa và kiểu đối từ loại?

Trả lời: 

- Kiểu đối thanh: Chim có tổ/ Người có tông: (“tổ’’ - thanh trắc/ “tông”, thanh bằng).

- Kiểu đối chọi về nghĩa: Gần mực thì đen/ gần đèn thì sáng: (mực - xấu / đèn - tốt).

- Kiểu đối từ loại: Đói cho sạch /rách cho thơm: (các từ có cùng từ loại đối với nhau: đói - rách; sạch - thơm).

 

Câu 3: Trong những câu dưới đây, câu nào sử dụng biện pháp đối, câu nào sử dụng biện pháp điệp?

Trả lời:

  1. a) Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
  2. b)                                        Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

                                Người khôn người đến chốn lao xao

(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

  1. c)                                        Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát…

(Trần Đăng Khoa)

  1. d)                                         Những đường Việt Bắc của ta

                                           Đêm đêm rầm rập như là đất rung

(Tố Hữu)

Trả lời: 

- Những câu có sử dụng phép đối là:

+ Câu a) Các từ ngữ đối nhau có cùng loại với nhau

+ Câu b) Các từ ngữ đối nhau trái nghĩa với nhau

- Những câu sử dụng phép điệp là:

+ Câu c) điệp từ “có” liệt kê những yếu tố được kết tinh trong hạt gạo làng. Từ đó, thể hiện tình cảm trân trọng yêu quý hạt gạo của tác giả.

+ Câu d) điệp âm “đ” và âm “r” mô phỏng tiếng bước chân của một đội quân đông đảo và tiếng rung chuyển của đất dưới sức mạnh bước chân của đoàn người.

 

4. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Trong văn học trung đại có rất nhiều bài văn, bài thơ có sử dụng phép đối. Em hãy nêu một số câu văn hoặc câu thơ có sử dụng phép đối thuộc thể loại văn học trung đại.

Trả lời: 

  1.                                     “Khan sơn khan thủy (hựu) khan vân”

                                                     (Chu trung ngẫu thành – Nguyễn Phi Khanh)

  1.                                     “Trừ độc trừ tham trừ bạo ngược

                                          Có nhân có chí có anh hùng”

(Bảo kính cảnh giới 5 – Nguyễn Trãi)

  1. “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. (Nguyễn Thiếp)



=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 7 Thực hành tiếng Việt trang 45

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay