Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 8 văn bản 2: Thời gian

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8 văn bản 2: Thời gian. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

BÀI 8: CÁI TÔI – THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

VĂN BẢN 2: THỜI GIAN

(14  CÂU)

1. NHẬN BIẾT (03 CÂU)

Câu 1: Nêu một số hiểu biết của em về tác giả Văn Cao?

Trả lời:

- Văn Cao (1923 – 1995) tên thật là Nguyễn Văn Cao, quê gốc ở Nam Định, sinh ra và lớn lên lên tại Hải Phòng.

- Là một nghệ sĩ đa tài, Văn Cao có nhiều ảnh hưởng đối với nghệ thuật Việt Nam đương đại trên nhiều lĩnh vực: âm nhạc, hội họa và thơ ca. 

- Ông sáng tác nhiều khúc ca nổi tiếng như Thiên thai, Trương Chi, Làng tôi, Trường ca sông Lô, Mùa xuân đầu tiên,..và đặc biệt là Tiến quân ca – Quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Về thơ, Văn Cao có các tập thơ Lá (1988), Tuyển tập thơ Văn Cao (1993),…

 

Câu 2: Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Thời gian?

Trả lời:

Bài thơ Thời gian ra đời vào mùa xuân Đinh Mão năm 1987. Vào tháng 2/1987 khi tuổi đã xế chiều, lúc này Văn Cao đã để lại phía sau cuộc đời mình với biết bao trải nghiệm vui buồn, vì vậy viết bài thơ “Thời gian” để giãi bày tâm sự về cuộc sống, nghệ thuật và tình yêu sau một chặng đường dài buồn vui đã trải qua.

 

Câu 3: Xác định bố cục của bài thơ Thời gian và nêu nội dung của phần vừa xác định?

Trả lời:

- Phần 1 (4 câu thơ đầu): Sức tàn phá của thời gian

- Phần 2 (3 câu cuối): Những điều có sức sống mãnh liệt, trường tồn với thời gian.

 

2. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Dòng thơ “Thời gian qua kẽ tay” cho ta thấy nhà thơ hình dung như thế nào về thời gian và về quan giữa thời gian với con người?

Trả lời:

Nhà thơ hình dung thời gian như một chảy mãi không dứt, mang theo những thăng trầm, thay đổi không ngừng. Văn Cao cũng thể hiện sự tiếc nuối trước thời gian trôi đi, thấy rằng con người đang sống trong thời gian nhưng lại không thể giữ lấy nó.

 

Câu 2: Hãy chỉ ra điểm tương đồng giữa các hình ảnh “những câu thơ”, “những bài hát”“đôi mắt em” ở những dòng thơ sau:

                                      Riêng những câu thơ 

                                                                        còn xanh

                                       Riêng những bài hát

                                                                        còn xanh

                                        Và đôi mắt em

                                                              Như hai giếng nước.

                                                                                           (Thời gian – Văn Cao)

Trả lời: 

Điểm tương đồng giữa các hình ảnh "những câu thơ", "những bài hát" và "đôi mắt em": đều là phép tu từ ẩn dụ, khẳng định vẻ đẹp, sức sống vĩnh cửu của những câu thơ, những bài hát và thể hiện niềm tin của tác giả về sự trường tồn của những giá trị tinh thần của cuộc đời.

 

Câu 3: Nêu dụng ý của tác giả Văn Cao khi so sánh hình ảnh “đôi mắt em” với ”hai giếng nước” trong bài Thời gian?

Trả lời: 

Hình ảnh "đôi mắt em": những kỉ niệm đẹp của tình yêu được so sánh với hai giếng nước, gợi vẻ đẹp, chiều sâu, sự trong mát ngọt lành. Tác giả thật tinh tế khi so sánh đôi mắt như hai giếng nước, điều đó đã gợi lên được sự trong trẻo, trong sáng và sẽ luôn đồng hành cùng với thời gian. Những kỉ niệm đẹp đẽ ấy sẽ còn đọng lại mãi trong tâm hồn và bất chấp thời gian.

 

Câu 4: Bài thơ Thời gian của tác giả Văn Cao mang ý nghĩa gì? 

Trả lời:

“Thời gian” của tác giả Văn Cao đem đến ý nghĩa lớn lao về quy luật của thời gian. Thời gian dẫu vẫn trôi “qua kẽ tay” nhưng những điều đẹp đẽ vẫn còn sống mãi, vẫn “còn xanh”.

 

Câu 5: Nêu hiệu quả của phép tu từ ẩn dụ được sử dụng trong các diễn đạt: “những câu thơ còn xanh”, “những bài hát còn xanh”?

Trả lời:

Hiệu quả của phép tu từ ẩn dụ:

- Khẳng định vẻ đẹp, sức sống vĩnh cửu của những câu thơ, những bài hát.

- Thể hiện niềm tin của tác giả về sự trường tồn của những giá trị tinh thần của cuộc đời.

- Làm cho câu thơ, hình ảnh thơ thêm sinh động, ấn tượng.



3. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Trong bài Thời gian của tác giả Văn Cao. Có hình ảnh tiếng sỏi rơi trong lòng giếng cạn, hãy nhắm mắt tưởng tượng âm thanh rơi trong lòng giếng cạn?

Trả lời:

- Tiếng sỏi rơi trong lòng giếng cạn xuống hàng thành từng dòng riêng nhấn mạnh tiếng rơi của hồi ức khô khốc nặng nề, đó là tiếng rơi kỷ niệm chẳng hề êm dịu nếu như không muốn nói rằng đó là tiếng rơi chát đắng của dĩ vãng xuống nền hiện tại cằn cỗi. 

 

Câu 2: Tìm nghe một bài hát của Văn Cao và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cả xúc của em khi nghe bài hát đó.

Trả lời: 

Khi nghe bài "Quốc Ca" của Văn Cao, em cảm thấy rất trang nghiêm và tình cảm. Những lời nhạc cao trào đã đánh thức lên bộn bề tình cảm trong em về đất nước yêu dấu này. Em không thể nhịn được nước mắt khi nghe đến những câu như "Đường vinh quang xây xác quân thù", "Cờ in máu chiến thắng vang hồn nước",  bởi những câu hát ấy kêu gọi người dân Việt Nam phải cùng nhau vực dậy, cùng nhau đoàn kết trong cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Bài hát này thực sự là một tác phẩm vang danh của nền âm nhạc Việt Nam, truyền tải qua từng giai điệu và lời bài hát sức mạnh của tình yêu dành cho quê hương, đất nước, ý chí căm thù giặc sâu sắc. Khi nghe bài hát này, em cảm thấy tự hào về dân tộc mình và đầy hi vọng về một tương lai tươi sáng cho Việt Nam.

 

Câu 3: Nhận xét về nhạc điệu (thể hiện qua vần, nhịp, phối thanh, cấu trúc lặp,…) của bài thơ “Thời gian”?

Trả lời: 

- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do. Số câu trong mỗi đoạn không ổn định, đoạn đầu bốn câu và đoạn cuối ba câu. Số câu trong mỗi đoạn theo hướng giảm dần.

- Nhịp điệu của câu thơ cũng lạ thường và rất linh hoạt nhằm nhấn mạnh ý, tạo ra một nhạc điệu đặc biệt.

- Sử dụng biện pháp lặp cấu trúc

 Văn Cao dùng các hình thức ngôn từ mang nhiều tầng nghĩa tượng trưng kết hợp với các biện pháp tu từ và đặc biệt là cách ngắt dòng, ngắt nhịp sáng tạo mới lạ để nêu lên vấn đề về thời gian trong cuộc sống của con người.

 

Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 8 dòng) nêu cảm nhận về ý nghĩa và thông điệp cảu bài thơ Thời gian của Văn Cao.

Trả lời: 

Bài thơ “Thời gian” của Văn Cao đưa ta đến cung bậc cảm xúc lắng đọng về thời gian. Chỉ với vài câu thơ ngắn gọn nhưng cũng đủ để ta hiểu được thời hiện hữu trong cuộc đời mỗi con người. Thời gian mỏng manh, thời gian xen qua từng “kẽ tay”, gắn bó mật thiết với chúng ta. Thời gian không chỉ chứng kiến những niềm vui, nó còn lấy đi nỗi buồn, kỷ niệm mà ta không thể nào nắm giữ. Nhưng dù thời gian có không ngừng chảy thì những giá trị đẹp đẽ vẫn không thể nào mất đi như “những câu thơ, những bài hát, đôi mắt em”. Thời gian khi vào thơ của Văn Cao luôn ngọt ngào, êm dịu, tinh tế len lỏi vào trong lòng người đọc quan niệm về thời gian vĩnh hằng cùng với nét đẹp của cuộc đời.

 

4. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Đọc lại bài thơ Độc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du). Nêu ít nhất một điểm tương đồng và một điểm khác biệt trong cảm nhận về thời gian của Nguyễn Du và Văn Cao?

Trả lời:

- Điểm tương đồng: cả hai đều có những suy nghĩ phân vân về thời gian. Nguyễn Du coi thời gian như một niềm vui đơn giản và Văn Cao lại thấy thời gian như một sự mất mát khó khăn trong tình yêu. Tuy nhiên cả hai đều thấy rằng thời gian không thể quay trở lại và tiếc nuối những gì đã mất đi.

- Điểm khác biệt: 

+ Trong bài thơ "Độc tiểu thanh kí" của Nguyễn Du, tác giả chủ yếu sử dụng tình tiết tự nhiên như hoa lá, bướm én, gió mây để miêu tả, tạo nên một bối cảnh lãng mạn, thơ mộng để thể hiện những tình cảm của nhân vật chính. Các tình tiết này còn giúp tác giả nhấn mạnh được sự chất chứa, sâu sắc của nhân vật và tạo nên một cảm xúc đong đầy tình cảm.

+ Còn đối với các tác phẩm của Văn Cao, ông thường chú trọng đến những thước phim của cuộc đời và những thăng trầm của con người trong cuộc sống. Những tình huống đó được tác giả mô tả chi tiết, khắc họa rõ nét, từ đó thể hiện được tâm trạng, suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật. Các tác phẩm của Văn Cao còn có tính chất chính trị cao, ông thường miêu tả các vấn đề xã hội, đặt câu hỏi những vấn đề đang tồn tại trong xã hội, từ đó thể hiện được quan điểm, tư tưởng của mình.



=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 8 Văn bản 2: Thời gian

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay