Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 2: Hành trang vào tương lai (Văn bản nghị luận) (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 2 Hành trang vào tương lai (Văn bản nghị luận). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 2. HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (PHẦN 2)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Trả lời:

- Tác giả:  - Tác giả: Malala Yousafzai

- Thể loại: Văn bản nghị luận - Thể loại: Văn bản nghị luận

- Hoàn cảnh ra đời: Văn bản là bài diễn văn trước Đại hội đồng Giới trẻ Liên hợp quốc, ngày 12/07/2013 - Hoàn cảnh ra đời: Văn bản là bài diễn văn trước Đại hội đồng Giới trẻ Liên hợp quốc, ngày 12/07/2013

- Nội dung: Văn bản đã đề cập đến tình trạng trẻ em ở nhiều nơi trên thế giới không được đảm bảo các quyền lợi vốn có, đặc biệt là giáo dục. Qua đó, tác giả trình bày quan điểm về tầm quan trọng của giáo dục nhằm kêu gọi các nhà lãnh đạo, các tổ chức,… hướng tới giải quyết này. - Nội dung: Văn bản đã đề cập đến tình trạng trẻ em ở nhiều nơi trên thế giới không được đảm bảo các quyền lợi vốn có, đặc biệt là giáo dục. Qua đó, tác giả trình bày quan điểm về tầm quan trọng của giáo dục nhằm kêu gọi các nhà lãnh đạo, các tổ chức,… hướng tới giải quyết này.

Câu 2: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Malala Yousafzai.

Trả lời:

- Malala Yousafzai (sinh ngày 12/7/1997) là một nữ sinh đến từ thị xã Mingora ở huyện Swat, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan. Cô bé được biết đến với hoạt động nữ quyền của mình, đặc biệt tại thung lũng Swat, nơi Taliban đã từng cấm nữ giới đi học. Đầu năm 2009, lúc cô 11-12 tuổi, Yousafzai đã thu hút sự chú ý của mọi người khi cô viết blog cho BBC kể chi tiết cuộc sống của cô dưới chế độ Taliban, nỗ lực của Taliban kiểm soát thung lũng và quan điểm của cô bé về xúc tiến giáo dục cho nữ giới. Mùa hè năm sau, một bộ phim tài liệu của New York Times đã được quay về cuộc sống của cô bé khi quân đội Pakistan can thiệp vào khu vực, dẫn đến Cuộc chiến Swat lần thứ hai. Yousafzai bắt đầu trở nên nổi tiếng, cô được phỏng vấn trên các bài báo in và trên truyền hình. Cô bé đã được đề cử giải thưởng hòa bình trẻ em quốc tế bởi Desmond Tutu, một nhà hoạt động đấu tranh cho nhân quyền gốc Nam Phi. - Malala Yousafzai (sinh ngày 12/7/1997) là một nữ sinh đến từ thị xã Mingora ở huyện Swat, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan. Cô bé được biết đến với hoạt động nữ quyền của mình, đặc biệt tại thung lũng Swat, nơi Taliban đã từng cấm nữ giới đi học. Đầu năm 2009, lúc cô 11-12 tuổi, Yousafzai đã thu hút sự chú ý của mọi người khi cô viết blog cho BBC kể chi tiết cuộc sống của cô dưới chế độ Taliban, nỗ lực của Taliban kiểm soát thung lũng và quan điểm của cô bé về xúc tiến giáo dục cho nữ giới. Mùa hè năm sau, một bộ phim tài liệu của New York Times đã được quay về cuộc sống của cô bé khi quân đội Pakistan can thiệp vào khu vực, dẫn đến Cuộc chiến Swat lần thứ hai. Yousafzai bắt đầu trở nên nổi tiếng, cô được phỏng vấn trên các bài báo in và trên truyền hình. Cô bé đã được đề cử giải thưởng hòa bình trẻ em quốc tế bởi Desmond Tutu, một nhà hoạt động đấu tranh cho nhân quyền gốc Nam Phi.

Câu 3: Phần giải thích nghĩa của các từ sau đây đã chính xác hay chưa? Vì sao?

  • a. Đả kích (động từ): việc phê phán, chỉ trích gay gắt đối với người, phía đối lập hoặc coi là đối lập.
  • b. Khép nép (tính từ): điệu bộ như muốn thu nhỏ người lại để tránh sự chú ý, sự đụng chạm hoặc để tỏ ra vẻ ngại ngùng hay kính cẩn.
  • c. Trắng (tính từ): màu của vôi, của bông.

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày một mục tiêu của bạn trong tương lai và những giải pháp để đạt được mục tiêu ấy. Hãy giải thích nghĩa của hai từ ngữ trong đoạn văn và cho biết bạn đã giải thích theo cách nào.

Trả lời:

Tham khảo:

          Trong tương lai ngắn hạn, em có mơ ước thi đỗ vào Đại học Bách khoa Hà Nội. Hiện tại, em học rất tốt các môn tổ hợp A00 (Toán, Lí, Hoá) nhưng hơi yếu về tiếng Anh và tin học. Em dự tính sẽ đi học và ôn luyện hai môn này ở các trung tâm để nâng cao nhanh chóng trình độ. Em cũng sẽ nghiên cứu kĩ các chuyên ngành mà Đại học Bách khoa tuyển sinh, đánh giá năng lực của em và xem xét cơ hội nghề nghiệp để có thể chọn được các ngành học phù hợp nhất. Em có thể sẽ phải tìm kiếm và liên hệ với những người đã học ở trường này để tìm hiểu thêm. Em hi vọng là với những hoạch định đó, em sẽ thi đỗ.

- Ngắn hạn: “hạn” – thời hạn => “ngắn hạn”: có thời hạn tương đối ngắn; phân biệt với dài hạn, trung hạn. - Ngắn hạn: “hạn” – thời hạn => “ngắn hạn”: có thời hạn tương đối ngắn; phân biệt với dài hạn, trung hạn.

=> Cách giải thích nghĩa: giải thích từ thành tố cấu tạo nên từ.

- Tuyển sinh: tuyển học sinh, sinh viên vào trường học - Tuyển sinh: tuyển học sinh, sinh viên vào trường học

=> Cách giải thích nghĩa: phân tích nội dung nghĩa của từ

Câu 5: Hãy trình bày về đặc điểm của nhan đề văn bản nghị luận.

Trả lời:

- Nhan đề của văn bản nghị luận thường khái quát nội dung chính của văn bản. Bên cạnh đó, để tăng sức thuyết phục, người viết có thể chọn những nhan đề độc đáo, khơi gợi cảm xúc nơi người đọc. Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc đã đặt nhan đề cho chương một của  - Nhan đề của văn bản nghị luận thường khái quát nội dung chính của văn bản. Bên cạnh đó, để tăng sức thuyết phục, người viết có thể chọn những nhan đề độc đáo, khơi gợi cảm xúc nơi người đọc. Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc đã đặt nhan đề cho chương một của Bản án chế độ thực dân PhápThuế máu. Đây là một nhan đề giàu hình ảnh và giá trị biểu cảm, gây ấn tượng mạnh cho người đọc về tội ác của chính quyền thực dân và số phận bi thảm của nhân dân các nước thuộc địa trong chiến tranh.

Câu 6: Hãy nhận xét về nhan đề của văn bản  “Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI”.

Trả lời:

- Nhan đề của văn bản: “Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI”. - Nhan đề của văn bản: “Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI”.

- Nhan đề được đặt theo kiểu nêu ra những vấn đề chính sẽ được bàn luận trong văn bản. - Nhan đề được đặt theo kiểu nêu ra những vấn đề chính sẽ được bàn luận trong văn bản.

Câu 7: Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới

Trả lời:

Lời kêu gọi của Ma-la-la trước toàn thế giới để đấu tranh cho quyền đi học của các bé gái, quyền được sống trong một đất nước hòa bình và bình đẳng.

Câu 8: Qua văn bản “Công nghệ AI của hiện tại và tương lai”, Sự phát triển của AI mang đến những thuận lợi và thách thức gì cho con người? Người trẻ cần chuẩn bị gì để thích nghi với hoàn cảnh ấy?

Trả lời:

Sự phát triển của AI mang đến những thuận lợi và thách thức:

- Thuân lợi: - Thuân lợi:

  • Trí tuệ nhân tạo có thể xử lý khối lượng lớn công việc. Với dữ liệu lớn hơn, nhiều vấn đề hơn cũng như công nghệ AI có thể đưa ra những dự đoán chính xác hơn con người. Đây là một lợi thế lớn của công nghệ AI hiện nay. 
  • Nhận dạng giọng nói: Hầu hết mọi người đều biết cách gọi Siri khi họ cần chỉ đường hoặc hỏi Alexa trong ngôi nhà thông minh của họ để đặt hẹn giờ. 
  • Ô tô tự lái: Máy học và nhận dạng hình ảnh được sử dụng trong các phương tiện tự điều khiển để giúp phương tiện hiểu được môi trường xung quanh và có thể phản ứng tương ứng.
  • Chatbots: Nhiều công ty đang sử dụng trí tuệ nhân tạo để cải thiện đội ngũ dịch vụ khách hàng của họ. 
  • Mua sắm trực tuyến: Một hệ thống mua sắm trực tuyến sử dụng các thuật toán để tìm hiểu về sở thích của bạn và dự đoán những gì bạn muốn mua.
  • Dịch vụ phát trực tuyến: Khi người dùng ngồi xem chương trình truyền hình yêu thích hoặc nghe bản nhạc yêu thích, họ có thể nhận được những gợi ý thú vị khác dựa trên sở thích.
  • Chăm sóc sức khỏe: Trí tuệ nhân tạo đang đóng một vai trò to lớn trong công nghệ chăm sóc sức khỏe dựa trên các công cụ mới có thể chẩn đoán, phát triển thuốc, theo dõi bệnh nhân,…
  • Hệ thống nhà xưởng, kho bãi: Ngành vận chuyển và bán lẻ sẽ không giống nhau nhờ các phần mềm được liên kết với trí tuệ nhân tạo
  • Giáo dục: Những thứ như trình kiểm tra đạo văn và công cụ tìm kiếm trích dẫn có thể giúp giáo viên và học sinh sử dụng trí tuệ nhân tạo để cải thiện bài báo và nghiên cứu. 

- Thách thức: Sử dụng AI rất tốn kém khi phải xử lý lượng lớn dữ liệu cần thiết cho lập trình AI. Khả năng giải thích sẽ là rào cản đối với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực hoạt động theo các yêu cầu tuân thủ quy định nghiêm ngặt. Đây là câu trả lời cho câu hỏi về những hạn chế của công nghệ AI là gì? Bởi vì công nghệ này mới và rất phát triển, không phải ở tất cả các quốc gia đều sử dụng AI. - Thách thức: Sử dụng AI rất tốn kém khi phải xử lý lượng lớn dữ liệu cần thiết cho lập trình AI. Khả năng giải thích sẽ là rào cản đối với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực hoạt động theo các yêu cầu tuân thủ quy định nghiêm ngặt. Đây là câu trả lời cho câu hỏi về những hạn chế của công nghệ AI là gì? Bởi vì công nghệ này mới và rất phát triển, không phải ở tất cả các quốc gia đều sử dụng AI.

-> Để thích nghi với hoàn cảnh ấy thì người trẻ cần chú ý, tập trung vào học tập, phát triển bản thân để có thể thích nghi cũng như làm chủ được công nghệ đó. -> Để thích nghi với hoàn cảnh ấy thì người trẻ cần chú ý, tập trung vào học tập, phát triển bản thân để có thể thích nghi cũng như làm chủ được công nghệ đó.

Câu 9: Theo hiểu biết của bản thân và qua văn bản “Công nghệ AI của hiện tại và tương lai”, AI có thể thay thế hoàn toàn con người trong công việc không?

Trả lời:

Theo em AI không thể thay thế hoàn toàn con người trong công việc. Vì:

  • Đúng là đã có những robot được phát triển trí thông minh nhân tạo để đọc các tín hiệu cảm xúc, nhưng chúng không thể thay thế con người, nhất là trong các tình huống phức tạp. Chúng có thể ghi nhận cảm xúc, nhưng xây dựng mối quan hệ và thể hiện sự đồng cảm với khách hàng, với đồng nghiệp lại là câu chuyện khác. Vì robot không thể tận dụng và hiểu tâm lý như con người, chúng sẽ không thể đặt ra vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề như những chuyên gia thiết kế sản phẩm, quảng cáo, và tiếp thị đang làm.
  • Về mặt kỹ thuật, tự động hóa đã bắt đầu tiếp quản nhiều nơi làm việc, nhưng doanh nghiệp vẫn cần con người để giám sát nó. Ví dụ như vị trí kế toán hoặc bộ phận hành chính, ở vị trí này nhân sự có thể sử dụng một chương trình để theo dõi doanh thu và chi phí. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi chương trình đó bị treo, có lỗi hệ thống? Chủ doanh nghiệp sẽ chuyển sang sử dụng một phần mềm hoặc quy trình tự động khác ngay không?
  • Câu trả lời là không, họ cần một người có chuyên môn để phát hiện sai sót, sử dụng những kỹ năng, kinh nghiệm có sẵn để sửa chữa, kiểm tra thiệt hại. Để quản lý nhân viên thì máy tính hay tự động hóa đơn giản không thể thay thế con người.
  • Có thể nhiều người đã thấy những tin tức về việc robot giao tiếp với nhau, thậm chí là giao tiếp với con người. Nhưng chúng vẫn không thể hoàn toàn thay thế con người, bao gồm cả đối nội trong công ty lẫn đối ngoại với đối tác, khách hàng.

Câu 10: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Hình tượng con người chinh phục thế giới trong " Ông già và biển cả"

Trả lời:

Giá trị nội dung:

Văn bản làm sáng rõ những nét đặc sắc về con người khi theo đuổi khát khao thông qua việc phân tích tác phẩm “Ông già và biển cả”. Văn bản Ông già và biển cả buộc người đọc phải suy nghĩ về khát vọng chinh phục thế giới của nhân loại.

Câu 11: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Hình tượng con người chinh phục thế giới trong " Ông già và biển cả"

Trả lời:

Giá trị nghệ thuật:

  • Các yếu tố thuyết minh, tự sự, miêu tả giúp cho văn bản trở nên hấp dẫn, sinh động có sức hút nhằm thu hút người đọc, người nghe hơn.
  • Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Câu 12: Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, từ chịu trong câu thơ (Truyện Kiều, Nguyễn Du):

Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thua.

Giải thích lí do tác giả chọn dùng từ cậy, từ chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa với mỗi từ đó.

Trả lời:

– Từ cậy có từ nhờ là từ đồng nghĩa. Chúng có sự giống nhau về nghĩa: "bằng lời nói tác động đến người khác với mục đích mong muốn họ giúp mình làm một việc gì đó". Nhưng cậy khác từ nhờ ở nét nghĩa: dùng cậy thì thể hiện được niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả giúp đỡ của người khác. Do đó, Thuý Kiều dùng từ cậy là thể hiện sự tin tưởng ở Thuý Vân trong sự thay thế mình.

– Từ chịu có các từ đồng nghĩa là nhận, nghe, vâng (kết hợp với từ lời) vì đều chỉ sự đồng ý, sự chấp thuận với lời người khác. Tuy thế, các từ đó vẫn có sắc thái khác nhau:

+  + nhận: sự tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường.

+  + nghe, vâng: đồng ý, chấp thuận của kẻ dưới đối với người trên, thể hiện thái độ ngoan ngoãn, kính trọng.

+  + chịu (lời): thuận theo lời người khác, theo một lẽ nào đó mà mình có thể không ưng ý. Thuý Kiều dùng từ chịu để nói rằng việc thay thế là việc có thể Thuý Vân không ưng ý nhưng hãy vì tình chị em mà nhận lời.

Câu 13: Hãy chọn từ ngữ phù hợp nhất để điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau và giiar thích lí do.

a) “Nhật kí trong tù” ……………. một tấm lòng yêu nước. (phản ánh, thể hiện, bộc lộ, canh cánh, biểu hiện, biểu lộ)

b) Anh ấy không ……………. gì đến việc này. (dính dấp, quan hệ, can dự, liên hệ, liên can, liên luỵ)

c) Việt Nam muốn làm …………… với tất cả các nước trên thế giới. (bầu bạn, bạn hữu, bạn, bạn bè)

Trả lời:

a) Chọn canh cánh vì:

– Các từ khác, nếu dùng, chỉ nói đến một tấm lòng nhớ nước như một đặc điểm nội dung của tác phẩm Nhật kí trong tù.

– Từ canh cánh khắc hoạ tâm trạng day dứt triền miên của tác giả Hồ Chí Minh. Khi dùng từ canh cánh thì cụm từ chủ ngữ "Nhật kí trong tù" được chuyển nghĩa: không chỉ thể hiện tác phẩm, mà còn biểu hiện con người, tức tác giả (nhân hoá Nhật kí trong tù).

b) Chỉ có thể dùng ở câu này từ: liên can. Còn các từ khác không phù hợp về ngữ nghĩa hoặc sự kết hợp ngữ pháp.

c) Các từ bầu bạn, bạn hữu, bạn, bạn bè đều có nghĩa chung là bạn, nhưng khác nhau ở chỗ:

bầu bạn có nghĩa khái quát, chỉ cả một tập thể nhiều người, lại có sắc thái gần gũi của khẩu ngữ. Ở câu văn trong bài, chủ ngữ nói đến Việt Nam (số ít) nên không thể dùng từ bầu bạn.

bạn hữu lại có ý nghĩa cụ thể, chỉ những người bạn thân thiết, cho nên không phù hợp để nói về quan hệ giữa các quốc gia.

bạn bè cũng có nghĩa khái quát và còn có sắc thái thân mật, nhưng Việt Nam (số ít) nên không thể dùng từ này.

è Do vậy, câu này chỉ có thể điền từ bạn.

Câu 14: Hãy lập bảng những lời kêu gọi của tác giả ở đoạn “Các anh chị em thân mến, đã đến lúc chúng ta phải lên tiếng … tất cả tiềm năng của mình.” Nhận xét về hướng triển khai và chỉ ra tác dụng.

Trả lời:

 Đối tượngHành động
Chúng tôi kêu gọiCác nhà lãnh đạo thế giới - Thay đổi những chính sách chiến lược của mình, để tiến đến hoà bình và thịnh vượng  - Các thoả thuận hoà bình phải hướng đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em
Các chính phủ - Đảm bảo giáo dục bắt buộc miễn phí cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới  - Đấu tranh chống lại khủng bố và bạo lực, để bảo vệ trẻ em trước hung tàn và tổn hại 
Các quốc gia phát triển - Hỗ trợ mở rộng cơ hội giáo dục cho trẻ em gái ở các nước đang phát triển 
Tất cả cộng đồng trên thế giới - Hãy khoan dung – hãy khước từ những định kiến dựa trên đẳng cấp, tín ngưỡng, giáo phái, tôn giáo hoặc giới tính 
Các chị em gái trên toàn thế giới - Hãy can đảm lên – làm chủ sức mạnh bên trong con người mình và nhận thức rõ về tất cả tiềm năng của mình 

- Nhận xét: Cách triển khai này giúp các ý được tách biệt rõ ràng. Việc lặp lại “Chúng tôi kêu gọi” có tác dụng nhấn mạnh, cổ vũ tinh thần cho người đọc người nghe, thể hiện quyết tâm của tác giả. - Nhận xét: Cách triển khai này giúp các ý được tách biệt rõ ràng. Việc lặp lại “Chúng tôi kêu gọi” có tác dụng nhấn mạnh, cổ vũ tinh thần cho người đọc người nghe, thể hiện quyết tâm của tác giả.

Câu 15: Nêu nhận xét về nhan đề của văn bản.

Trả lời:

- Nhan đề: “Một cây bút và một quyền sách có thể thay đổi thế giới”. Nhan đề này không trực tiếp khái quát vấn đề của văn bản mà có tính hàm ý, thể hiện tầm quan trọng của giáo dục. Cách đặt nhan đề khơi gợi liên tưởng, tạo ấn tượng cho người đọc. - Nhan đề: “Một cây bút và một quyền sách có thể thay đổi thế giới”. Nhan đề này không trực tiếp khái quát vấn đề của văn bản mà có tính hàm ý, thể hiện tầm quan trọng của giáo dục. Cách đặt nhan đề khơi gợi liên tưởng, tạo ấn tượng cho người đọc.

Câu 16: Các yếu tố tự sự, miêu tả (nếu có) được nêu trong văn bản nhằm mục đích gì?

Trả lời:

- Một số đoạn có yếu tố tự sự: - Một số đoạn có yếu tố tự sự:

+ Hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền, hàng trăm nhân viên xã hội đã lên tiếng bảo vệ nhân quyền, và không chỉ có thế, họ còn đang đấu tranh để đạt được những mục tiêu khác về giáo dục, hoà bình và bình đẳng. Hàng nghìn người đã bị những kẻ khủng bố sát hại, hàng triệu người bị thương. Tôi chỉ là một trong số đó mà thôi. + Hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền, hàng trăm nhân viên xã hội đã lên tiếng bảo vệ nhân quyền, và không chỉ có thế, họ còn đang đấu tranh để đạt được những mục tiêu khác về giáo dục, hoà bình và bình đẳng. Hàng nghìn người đã bị những kẻ khủng bố sát hại, hàng triệu người bị thương. Tôi chỉ là một trong số đó mà thôi.

+ Khi chúng tôi ở quận Xơ-goát (Swat), miền Bắc Pa-kít-xtan, chúng tôi đã nhìn thấy súng đạn và khi đó chúng tôi nhận ra bút và sách quan trọng như thế nào. + Khi chúng tôi ở quận Xơ-goát (Swat), miền Bắc Pa-kít-xtan, chúng tôi đã nhìn thấy súng đạn và khi đó chúng tôi nhận ra bút và sách quan trọng như thế nào.

+ Ở nhiều nơi trên thế giới, dưới nhiều hình thức khác nhau, phụ nữ và trẻ em vẫn đang phải chịu đựng bao khốn khổ. Ở Ấn Độ, nhiều em bé vô tội và nghèo khổ vẫn là nạn nhân của tệ lạm dụng lao động trẻ em. Ở Ni-giê-ri-a (Nigeria), nhiều trường học bị tàn phá. Người dân ở Áp-ga-nít-xtan suốt nhiều thập kỉ qua đã phải chịu thiệt thòi vì những rào cản của chủ nghĩa cực đoan. Các bé gái bị bóc lột sức lao động trẻ em ngay trong gia đình và bị ép phải tảo hôn. + Ở nhiều nơi trên thế giới, dưới nhiều hình thức khác nhau, phụ nữ và trẻ em vẫn đang phải chịu đựng bao khốn khổ. Ở Ấn Độ, nhiều em bé vô tội và nghèo khổ vẫn là nạn nhân của tệ lạm dụng lao động trẻ em. Ở Ni-giê-ri-a (Nigeria), nhiều trường học bị tàn phá. Người dân ở Áp-ga-nít-xtan suốt nhiều thập kỉ qua đã phải chịu thiệt thòi vì những rào cản của chủ nghĩa cực đoan. Các bé gái bị bóc lột sức lao động trẻ em ngay trong gia đình và bị ép phải tảo hôn.

- Các yếu tố tự sự được nêu trong văn bản nhằm mục đích thuật lại các sự việc liên quan đến luận đề, luận điểm, bằng chứng trong văn bản, giúp cho người đọc hình dung rõ vấn đề đồng thời tăng tính thuyết phục cho bài luận. - Các yếu tố tự sự được nêu trong văn bản nhằm mục đích thuật lại các sự việc liên quan đến luận đề, luận điểm, bằng chứng trong văn bản, giúp cho người đọc hình dung rõ vấn đề đồng thời tăng tính thuyết phục cho bài luận.

Câu 17: Bạn hãy chỉ ra mục đích và thái độ của người viết được thể hiện trong văn bản.

Trả lời:

- Mục đích của người viết: chứng minh cho người đọc thấy tầm quan trọng của việc trang bị tri thức, kĩ năng, thái độ và đưa ra những việc cần làm để giải quyết bài toán của thế kỉ XXI. - Mục đích của người viết: chứng minh cho người đọc thấy tầm quan trọng của việc trang bị tri thức, kĩ năng, thái độ và đưa ra những việc cần làm để giải quyết bài toán của thế kỉ XXI.

- Thái độ của người viết: nghiêm túc, với mong muốn giúp người trẻ phát triển. Ta có thể thấy điều đó qua những thông tin thuyết minh, những luận điểm, ngôn từ không mang nhiều màu sắc cảm xúc. - Thái độ của người viết: nghiêm túc, với mong muốn giúp người trẻ phát triển. Ta có thể thấy điều đó qua những thông tin thuyết minh, những luận điểm, ngôn từ không mang nhiều màu sắc cảm xúc.

Câu 18: Bạn có đồng ý với “thái độ phù hợp với sự bất định” được trình bày ở đoạn cuối của văn bản không? Vì sao?

Trả lời:

Đồng ý vì:

- Như văn bản đã nói, sự sẵn sàng, chủ động giúp chúng ta tránh được những hoang mang, sợ hãi và đưa ra được những quyết định đúng đắn. - Như văn bản đã nói, sự sẵn sàng, chủ động giúp chúng ta tránh được những hoang mang, sợ hãi và đưa ra được những quyết định đúng đắn.

- Nếu chúng ta có thái độ không phù hợp, điều đó sẽ khiến chúng ta nản chí, chùn bước trước mọi điều sẽ xảy ra. Con người cần mạnh mẽ trước mọi tình huống, đây là điều mà nhiều người thành công trên thế giới quan niệm. - Nếu chúng ta có thái độ không phù hợp, điều đó sẽ khiến chúng ta nản chí, chùn bước trước mọi điều sẽ xảy ra. Con người cần mạnh mẽ trước mọi tình huống, đây là điều mà nhiều người thành công trên thế giới quan niệm.

Câu 19: Cách giải thích nghĩa của từ Nêu từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa cần đảm bảo những yêu cầu gì?

Trả lời:

- Cách giải thích này có thể áp dụng đối với đa số từ ghép.  - Cách giải thích này có thể áp dụng đối với đa số từ ghép. Yếu tố dùng trong từ ghép có thể có nhiều nghĩa, vì vậy, khi giải thích, phải phán đoán để chọn đúng nghĩa nào có thể tương thích với nghĩa của yếu tố còn lại. Ví dụ, với từ di sản, khi giải nghĩa yếu tố di, trong các nghĩa mà di chỉ định như “sót”, “thừa ra”, “để lại cho người sau”, “tặng”, cần chọn nghĩa “để lại cho người sau”. Tương tự, với yếu tố sản, trong các nghĩa “sinh đẻ”, “sản xuất”, “của cải”, “sản phẩm”,... cần chọn nghĩa “của cải”. Từ việc ghép các nghĩa đã chọn, có thể có được một cách giải thích sát đúng với từ di sản: tài sản (vật chất hay tinh thần) mà người thời trước để lại.

Lưu ý:

– Cách giải thích nêu trên không áp dụng cho loại từ ghép mang nghĩa biệt lập hoặc nghĩa thuật ngữ chuyên môn như: quân tử, tiểu nhân, kinh tế, du kích,...

– Sau khi đã giải thích nghĩa của từng yếu tố tạo nên từ, cần phải chú ý mối quan hệ giữa các yếu tố đó để thực hiện việc tổng hợp nghĩa. Mỗi loại từ ghép (ví dụ: từ ghép đẳng lập như giang sơn, xã tắc,...; từ ghép chính phụ như vĩ nhân, danh nhân,...) sẽ đòi hỏi những cách tổng hợp nghĩa khác nhau.

Câu 20: Hãy chỉ ra những từ ngữ, chi tiết cho thấy đây là một bài diễn văn.

Trả lời:

- Một số từ ngữ, chi tiết: - Một số từ ngữ, chi tiết:

+ Lời thưa gửi, lời chào: Anh chị em thân mến, Kính thưa ngài Tổng thư kí,… + Lời thưa gửi, lời chào: Anh chị em thân mến, Kính thưa ngài Tổng thư kí,…

+ Cách đặt vấn đề đặc trưng: Ngày Ma-la-la không phải là ngày của tôi. Hôm nay là ngày của tất cả mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đã cất cao tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của mình.; Vì vậy, hôm nay tôi đứng đây...; Vậy nên, hôm nay chúng tôi kêu gọi… + Cách đặt vấn đề đặc trưng: Ngày Ma-la-la không phải là ngày của tôi. Hôm nay là ngày của tất cả mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đã cất cao tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của mình.; Vì vậy, hôm nay tôi đứng đây...; Vậy nên, hôm nay chúng tôi kêu gọi…

Câu 21: Hãy nhận xét, đánh giá về lập luận của tác giả (Lập luận trong văn bản có thuyết phục không?)

Trả lời:

- Văn bản đa phần hướng về cung cấp thông tin về những hành trang mà người trẻ cần chuẩn bị. Các lí lẽ, dẫn chứng đưa ra không nhiều. => Nếu chỉ xét riêng văn bản thì ta có thể thấy là văn bản lập luận chưa thật thuyết phục, tất nhiên, nếu xét trên toàn bộ văn bản không bị lược bớt thì nó có thể là một câu chuyện khác. Em có thể liên hệ với bản thân mình sau khi đọc văn bản rằng  - Văn bản đa phần hướng về cung cấp thông tin về những hành trang mà người trẻ cần chuẩn bị. Các lí lẽ, dẫn chứng đưa ra không nhiều. => Nếu chỉ xét riêng văn bản thì ta có thể thấy là văn bản lập luận chưa thật thuyết phục, tất nhiên, nếu xét trên toàn bộ văn bản không bị lược bớt thì nó có thể là một câu chuyện khác. Em có thể liên hệ với bản thân mình sau khi đọc văn bản rằng mình có thực sự cần phải thay đổi bản thân để đi theo khung kĩ năng hay không?

Câu 22: Liên hệ thực tế và kể ra một vài sự bất định (theo quan điểm của văn bản).

Trả lời:

Một vài sự bất định:

- Chiến tranh bùng nổ - Chiến tranh bùng nổ

- Dịch bệnh bùng phát, học online - Dịch bệnh bùng phát, học online

- Công nghệ phát triển nhanh chóng khiến cho nhiều người lao động mất việc - Công nghệ phát triển nhanh chóng khiến cho nhiều người lao động mất việc

- Tác hại không thể lường trước được khi để con trẻ chơi điện thoại mà không kiểm soát - Tác hại không thể lường trước được khi để con trẻ chơi điện thoại mà không kiểm soát

- Bị tội phạm công nghệ cao lừa đảo - Bị tội phạm công nghệ cao lừa đảo

Câu 23: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI

Trả lời:

Văn bản đề cập đến những hành trang cần thiết mà người trẻ cần chuẩn bị cho thế kỉ XXI. Qua đó khẳng định sự bất định của thế giới trong tương lai và nhắc nhở người trẻ về việc chuẩn bị những hành trang (tri thức, kĩ năng, thái độ) cho thế kỉ mới.

Câu 24: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI

Trả lời:

 Giá trị nghệ thuật:

  • Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
  • Luận cứ xác đáng, toàn diện, nhận xét sâu sắc.
  • Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
  • Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...

Câu 25: Khi phân tích cái hay của những từ được dùng trong văn bản văn học, tại sao ta chưa thể thoả mãn với việc dùng từ điển để tìm hiểu nghĩa của chúng?

Trả lời:

Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, có tính nghệ thuật, thể hiện qua các đặc điểm:

- Tính biểu cảm, truyền cảm: có khả năng chứa đựng, khơi gợi nhiều tình cảm, cảm xúc;  - Tính biểu cảm, truyền cảm: có khả năng chứa đựng, khơi gợi nhiều tình cảm, cảm xúc;

- Tính đa nghĩa: các hình thức ẩn dụ, nhân hoá, tượng trưng,... khiến câu văn, câu thơ hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa;  - Tính đa nghĩa: các hình thức ẩn dụ, nhân hoá, tượng trưng,... khiến câu văn, câu thơ hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa;

- Tính hình tượng: có khả năng khơi gợi hình ảnh, hình tượng, mang lại cho người đọc ấn tượng sinh động về sự vật được nói đến, từ đó có những liên tưởng, phán đoán thú vị;  - Tính hình tượng: có khả năng khơi gợi hình ảnh, hình tượng, mang lại cho người đọc ấn tượng sinh động về sự vật được nói đến, từ đó có những liên tưởng, phán đoán thú vị;

- Tính thẩm mĩ: ngôn ngữ văn học phải được gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ chung để đạt tới giá trị nghệ thuật, tạo được rung động thẩm mĩ trong người đọc. - Tính thẩm mĩ: ngôn ngữ văn học phải được gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ chung để đạt tới giá trị nghệ thuật, tạo được rung động thẩm mĩ trong người đọc.

=> Đó là lí do tại sao việc tìm nghĩa của từ ngữ trong tác phẩm văn học theo từ điển là không đủ để thấy được cái hay.

Câu 26: Hãy nêu những sự khác nhau về cách lập luận giữa văn bản Một cây bút và một quyền sách có thể thay đổi thế giới (1) và Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI (2).

Trả lời:

- Văn bản (1) theo thiên hướng một bài diễn văn, văn bản (2) theo thiên hướng một bài cung cấp thông tin. - Văn bản (1) theo thiên hướng một bài diễn văn, văn bản (2) theo thiên hướng một bài cung cấp thông tin.

- Ở văn bản (1), tác giả đã đưa ra nhiều bằng chứng có thật, chuẩn xác trong thực tế nhằm tạo sự đồng cảm, đồng tình nơi người đọc, người nghe. Văn bản (1) có sự lồng ghép nhiều cảm xúc, thái độ. Ở văn bản (2), tác giả đưa ra ít bằng chứng, các lĩ lẽ mang tính khái quát thực tế, chủ yếu được dùng làm cơ sở để truyền tải thông tin. Văn bản (2) ít có sự lồng ghép cảm xúc, thái độ. - Ở văn bản (1), tác giả đã đưa ra nhiều bằng chứng có thật, chuẩn xác trong thực tế nhằm tạo sự đồng cảm, đồng tình nơi người đọc, người nghe. Văn bản (1) có sự lồng ghép nhiều cảm xúc, thái độ. Ở văn bản (2), tác giả đưa ra ít bằng chứng, các lĩ lẽ mang tính khái quát thực tế, chủ yếu được dùng làm cơ sở để truyền tải thông tin. Văn bản (2) ít có sự lồng ghép cảm xúc, thái độ.

 

Câu 27: Từ nội dung trong văn bản, hãy liên hệ đến một sự việc, hiện tượng trong đời sống mà bạn đã trải qua, chứng kiến hoặc quan tâm. Qua đó, trình bày suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với mọi người, đặc biệt là những người yếu thế trong xã hội.

Trả lời:

          Trong những năm gần đây, những chiêu trò thổi phồng lợi nhuận hay các hình thức lừa đảo tương tự đang ngày ngày hoành hành khắp mọi nơi. Những chiêu trò điển hình như đầu tư đa cấp, quảng cáo gửi tiền lãi cao nhưng thực tế là cho khách mua bảo hiểm,… Những hình thức lừa đảo này có điểm chung là đánh vào tâm lí mong giàu nhanh của một số người, đánh vào sự nhẹ dạ cả tin, đánh vào nhận thức kém. Để giải thích tại sao thì một trong những nguyên nhân ta có thể đưa ra đó là họ thiếu giáo dục. Những người bị lừa thường là những người già, những người ở các miền quê nghèo, ít học. Tại sao lại có thể chỉ ra nguyên nhân như vậy là vì một số biểu hiện sau. Những trò lừa đảo “bạn có thể giàu lên nhanh chóng mà không cần làm gì” đã được chỉ ra ở rất nhiều cuốn sách, truyện. Các trang tin tức, thời sự thì liên tục cảnh bảo về những loại hình lừa đảo chiếm đoạt tài sản kiều này. Người bị lừa thiếu kiến thức, trải nghiệm, kĩ năng nên dễ tin vào ngôn từ hay cách lập luận mĩ miều của những kẻ lừa đảo. Còn nhiều nguyên nhân khác, những từng đó là đủ thấy vai trò của giáo dục có giá trị quan trọng đối với con người trong xã hội ngày càng tiến bộ như hiện nay.

Câu 28: Phân tích tác phẩm Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI.

Trả lời:

Có câu nói rằng: “Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay”. Đúng thật vậy, thế giới của chúng ta thực sự đang là một ngôi nhà chung giữa sự phát triển nhanh chóng của thời đại và khả năng đối mặt của con người. Bài viết “Người trẻ và những hành trang vào thế kỷ XXI” đã đưa ra các hành trang cần thiết mà người trẻ cần trang bị để chuẩn bị cho thế kỷ XXI đầy bất định.

Trước hết, tác giả đã nêu lên bối cảnh và thực trạng của thế giới trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ. Sự bất định đã xuất hiện nhiều trong quá trình phát triển của thế giới nhưng trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng, "thế giới đã trở nên “phẳng” và “ảo” với mạng Internet và các ứng dụng công nghệ truyền thông, các sự bất định lan truyền với tốc độ chóng mặt và xảy ra trên quy mô lớn".

Vậy người trẻ cần chuẩn bị gì để có thể ứng phó với thế kỷ XXI đầy bất định?

Đầu tiên, tác giả đề cập đến hành trang tri thức là một điều kiện quan trọng trong thời đại này. Ở đoạn văn này, vấn đề được nhắc đến là vai trò của tri thức và kiến thức chung trong thế kỷ 21. Tác giả cho rằng, ngoài kiến thức chuyên ngành, người trẻ cần phải nắm bắt được kiến thức của các ngành gần, các ngành liên quan để có thể giải quyết các vấn đề đòi hỏi các giải pháp liên ngành. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đại dịch COVID-19, khi các giải pháp không chỉ dựa trên dịch tễ học và y tế, mà còn đòi hỏi tính toán về công bằng, an sinh xã hội và cách tiếp cận cộng đồng.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến "Khung kĩ năng thế kỉ XXI" của tổ chức "Partnership for 21st Century skills". Khung này bao gồm các môn học cốt lõi và kiến thức chung mà sinh viên cần phải nắm bắt. Các môn học cốt lõi bao gồm các môn học chuyên ngành nhưng cũng có các môn học khác như Nhân văn, Toán, Kinh tế, Khoa học, Địa lí, Lịch sử và Quản lý nhà nước – Trách nhiệm dân sự. Các kiến thức chung liên ngành bao gồm các vấn đề toàn cầu, tài chính, kinh tế, kinh doanh, vai trò và trách nhiệm dân sự, y tế và sức khỏe, môi trường.

Từ đó, tác giả nhấn mạnh rằng, khối kiến thức này rất quan trọng đối với người trẻ trong kỉ nguyên bất định ở thế kỷ 21, và thông qua các kiến thức này, người trẻ có thể hiểu được môi trường sống của mình, đồng thời có thể tìm ra các giải pháp hiệu quả cho các vấn đề xã hội và môi trường.

Tiếp đến, một điều cần chuẩn bị đó là kĩ năng cần thiết cho sinh viên ở thế kỷ XXI. Tác giả đề cập về thực trạng thiếu kỹ năng làm việc là một vấn đề của nhiều quốc gia, và "Khung kĩ năng thế kỉ XXI" được đưa ra nhằm giúp thu hẹp khoảng cách giữa việc đào tạo ở đại học với nhu cầu của doanh nghiệp. Tác giả tiếp tục trình bày ba khối kĩ năng trọng yếu theo khung kĩ năng của "Partnership for 21st Century skills". Cụ thể, đó là kĩ năng học tập và sáng tạo, kỹ năng công nghệ, truyền thông và thông tin, và kĩ năng sống và nghề nghiệp. Trong số đó, tác giả nhấn mạnh rằng nhóm kĩ năng công nghệ, truyền thông và thông tin, cùng với nhóm kĩ năng sống và nghề nghiệp là những kĩ năng quan trọng nhất mang đặc trưng thời đại để ứng phó với bất định.

Không chỉ vậy, tác giả liên kết sự bất định đã được phân tích ở trên để giải thích về những thái độ cần có của người trẻ. Chúng ta có thể đoán trước sự bất định từ đầu, chứ không phải cho rằng tương lai là không thể xác định. Nhận thức đó giúp chúng ta có thái độ phù hợp với sự bất định, bao gồm sự sẵn sàng chủ động, có sự chuẩn bị, thay vì hoang mang, sợ hãi, nghỉ hoặc để rồi phó mặc hoặc ra các quyết định sai lầm. Việc có thái độ phù hợp với sự bất định giúp chúng ta chuẩn bị trước và chủ động hơn trong việc ứng phó với những tình huống bất ngờ.

“Người trẻ và những hành trang vào thế kỷ XXI” đã trình bày về sự bất định trong thế giới phát triển nhanh chóng của thời đại công nghệ, và nhấn mạnh vai trò của tri thức, kiến thức chung và kỹ năng cần thiết để người trẻ có thể ứng phó với bất định và chuẩn bị cho thế kỷ XXI. Nếu chúng ta muốn cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, hãy cố gắng tích lũy và tạo ra nhiều giá trị hơn. Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay bởi vì việc thay đổi và chuẩn bị cho chính mình sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân và có một cuộc sống hạnh phúc.

Câu 29: Nêu bố cục của văn bản Công nghệ AI của hiện tại và tương lai

Trả lời:

Công nghệ AI của hiện tại và tương lai có bố cục gồm 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “phát triển trong tương lai” - Giới thiệu về công nghệ AI.  + Phần 1: Từ đầu đến “phát triển trong tương lai” - Giới thiệu về công nghệ AI. 

+ Phần 2: Tiếp đến “xử lí kịp thời” - Ứng dụng công nghê AI vào các lĩnh vực trong cuộc sống. + Phần 2: Tiếp đến “xử lí kịp thời” - Ứng dụng công nghê AI vào các lĩnh vực trong cuộc sống.

Câu 30: Phân tích tác phẩm Công nghệ AI của hiện tại và tương lai.

Trả lời:

Chưa bao giờ thuật ngữ AI (artificial intelligence: trí tuệ nhân tạo) lại "nóng" như thời điểm hiện tại. Công nghệ AI (Trí tuệ nhân tạo) đang là xu hướng phát triển chính trong thời đại công nghiệp 4.0. Nó đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau và mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người.

Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu về công nghệ AI. Công nghệ AI (Artificial Intelligence) là công nghệ được quan tâm phát triển bậc nhất hiện nay, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nhận diện khuôn mặt, xử lý giọng nói, kĩ thuật ước tính đám đông,... đến các hệ thống an ninh, bảo mật hay hệ thống pháp luật, chính phủ.

Tiếp đến, tác giả đã nhấn mạnh về sự phổ biến và ứng dụng rộng rãi của trí tuệ nhân tạo (AI) trong cuộc sống hiện đại dưới tác động của sự phát triển cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Điều đó là do AI có khả năng thực hiện các nhiệm vụ mà trước đây cần phải dựa vào trí thông minh của con người. Đặc trưng của công nghệ AI là năng lực “tự học” của máy tính, có thể tự phán đoán, phân tích trước các dữ liệu mới mà không cần sự hỗ trợ của con người, đồng thời có khả năng xử lý dữ liệu với số lượng rất lớn ở tốc độ cao.

Từ những dự đoán về ứng dụng công nghệ Al trong nhiều lĩnh vực khác nhau, các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, khởi nghiệp và chính phủ có thể định hướng mục tiêu phát triển trong tương lai.

Một trong những lĩnh vực mà công nghệ AI đang được ứng dụng phổ biến là hỗ trợ hệ thống cổng thông tin chính phủ. Với sự ứng dụng của công nghệ AI vào hệ thống chatbot và trợ lý ảo, người dân có thể truy vấn thông tin và nhận được câu trả lời nhanh chóng, hiệu quả cũng như hạn chế tình trạng xếp hàng, chờ đợi như trước đây. Điều này giúp cải tiến, cải cách hành chính hiệu quả, triệt để, giúp thay đổi đáng kể và giải quyết nhiều vấn đề hiện nay về quản lí và điều hành của các cơ quan quản lí nhà nước các cấp.

Ngoài ra, công nghệ AI còn được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nhận diện khuôn mặt, đặc biệt là trong các hệ thống giám sát tại cổng chấm công của công ty, các hệ thống giám sát tại sân bay, ga tàu, nơi công cộng; nhận diện khuôn mặt trong hệ thống an ninh quốc gia, trong hệ thống bảo an ngân hàng, toà nhà,.. Việc ứng dụng công nghệ AI vào nhận diện khuôn mặt giúp giảm thiểu tối đa sự nhầm lẫn và tăng cường tính an ninh, đảm bảo an toàn cho người dân.

Một ứng dụng khác của công nghệ AI đang được phát triển là hỗ trợ ngành vận tải, đặc biệt là trên các phương tiện vận tải tự lái như ô tô. Sự ứng dụng này giúp giảm chi phí và hạn chế tai nạn giao thông bằng cách tích hợp nhiều tính năng tự động và các bộ cảm biến xung quanh xe, giúp phát hiện nhanh chóng các chướng ngại vật, các tín hiệu ảnh để phân tích, xử lí kịp thời.

Trong tương lai, công nghệ AI sẽ tiếp tục được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các ứng dụng của công nghệ AI sẽ giúp con người tiết kiệm thời gian, công sức và tăng cường tính hiệu quả trong các hoạt động. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ AI cũng đặt ra nhiều thách thức và vấn đề phức tạp về đạo đức, an ninh thông tin và quyền riêng tư, vì vậy cần có sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo tính bảo mật và đáng tin cậy của dữ liệu cũng như trách nhiệm xã hội của các nhà phát triển và ứng dụng công nghệ AI.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay