Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 5: Băn khoăn tìm lẽ sống (Bi kịch)) (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 5 Băn khoăn tìm lẽ sống (Bi kịch). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (PHẦN 1)

Câu 1: Em hãy nêu vài nét về tác giả Nguyễn Du của “Chí khí anh hùng”

Trả lời:

Tác giả

- Nguyễn Du: Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam - Nguyễn Du: Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam

*Cuộc đời:

- Ông xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống lớn đó là truyền thống làm quan và truyền thống văn học. Cha là nguyễn Nghiễm học rộng tài cao làm quan đến chức tể tướng, mẹ là con quan lớn. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng ra làm quan g đây chính là điều kiện tiền đề để Nguyễn Du phát triển tài năng văn học của mình. - Ông xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống lớn đó là truyền thống làm quan và truyền thống văn học. Cha là nguyễn Nghiễm học rộng tài cao làm quan đến chức tể tướng, mẹ là con quan lớn. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng ra làm quan g đây chính là điều kiện tiền đề để Nguyễn Du phát triển tài năng văn học của mình.

- Mười năm lang bạt đất Bắc, Nguyễn Du được nếm trải cuộc sống khó khăn, đói khổ và chứng kiến số phận đau đớn của nhân dân g Trải nghiệm cuộc sống phong trần, vốn sông của ông phong phú, suy ngẫm về xã hội, thân phận con người. - Mười năm lang bạt đất Bắc, Nguyễn Du được nếm trải cuộc sống khó khăn, đói khổ và chứng kiến số phận đau đớn của nhân dân g Trải nghiệm cuộc sống phong trần, vốn sông của ông phong phú, suy ngẫm về xã hội, thân phận con người.

- Được cử đi sứ Trung Quốc 2 lần, lần một năm 1813, được tiếp xúc với nền văn hóa Hán mà ông quen thuộc từ nhỏ, chuyến đi để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ văn của ông; lần hai năm 1820, chưa kịp đi thì ông bệnh và mất. - Được cử đi sứ Trung Quốc 2 lần, lần một năm 1813, được tiếp xúc với nền văn hóa Hán mà ông quen thuộc từ nhỏ, chuyến đi để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ văn của ông; lần hai năm 1820, chưa kịp đi thì ông bệnh và mất.

*Sự nghiệp văn học:

- Sáng tác chữ Hán: 3 tập thơ với 249 bài là Thanh Hiên thi tập (78 bài), Nam Trung tạp ngâm (40 bài) và Bắc hành tạp lục (131 bài) - Sáng tác chữ Hán: 3 tập thơ với 249 bài là Thanh Hiên thi tập (78 bài), Nam Trung tạp ngâm (40 bài) và Bắc hành tạp lục (131 bài)

- Sáng tác chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) và Văn chiêu hồn. - Sáng tác chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) và Văn chiêu hồn.

- Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác giả. - Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác giả.

+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả. + Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả.

+ Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người. + Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.

Câu 2: Nêu vài nét cơ bản của Chí khí anh hùng

Trả lời:

  • a. Vị trí đoạn trích: Từ câu 2213 đến câu 2230 của Truyện Kiều, bao gồm ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thoại, cho thấy chí khí của Từ Hải.
  • b. Thể loại: Truyện thơ Nôm.
  • c. Thể thơ: Lục bát.
  • d. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.

e. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (4 câu đầu): Khát vọng lên đường của Từ Hải. - Phần 1 (4 câu đầu): Khát vọng lên đường của Từ Hải.

- Phần 2 (12 câu tiếp): Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều. - Phần 2 (12 câu tiếp): Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều.

Câu 3: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản Sống, hay không sống – đó là vấn đề (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Trả lời:

– Tác giả: William Shakespeare

– Thể loại: Bi kịch

– Văn bản trích từ vở kịch Hamlet.

– Nội dung: Văn bản gồm 3 sự việc: vua và hoàng hậu hỏi chuyện bệnh tình của thái tử Hamlet và bày mưu nghe lén Hamlet nói chuyện; Hamlet độc thoại; Hamlet nói chuyện với Ophelia. Trong đó nổi bật nhất là đoạn Hamlet độc thoại, suy nghĩ về hai vấn đề mà chàng đang do dự, không thể quyết, đó là sống hay không sống, sống thế nào, chết ra sao. Qua đó cũng thể hiện một phần tính cách của nhân vật chính của vở kịch Hamlet và tính chất nổi bật của các tác phẩm kịch của Shakespeare

Câu 4: Hãy nêu khái niệm và đặc điểm của ngôn ngữ viết.

Trả lời:

– Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. Khi viết, người viết có điều kiện chọn lọc các phương tiện ngôn ngữ; còn khi đọc, người đọc có điều kiện suy ngẫm, phân tích kĩ lưỡng. Vì vậy, ngôn ngữ viết có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự. + Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.

+ Sử dụng từ ngữ chọn lọc, phù hợp với từng phong cách; tránh sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương. + Sử dụng từ ngữ chọn lọc, phù hợp với từng phong cách; tránh sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.

+ Có thể sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.  + Có thể sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.

+ Có thể kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ,....  + Có thể kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ,....

– Lưu ý: Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ viết có thể được trình bày lại bằng lời nói, chẳng hạn như trường hợp thuyết trình một vấn đề đã chuẩn bị, trình bày bài phát biểu đã soạn trước,... Trong các trường hợp này, lời nói tận dụng được những ưu thế của ngôn ngữ viết đồng thời vẫn có sự phối hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ làm tăng hiệu quả biểu đạt.

Câu 5: Dưới đây là một trích đoạn trong cuộc trò chuyện giữa phóng viên và nhà văn Nguyễn Ngọc Tư:

– Chị thích điều gì nhất ở con người?

– Chà, câu hỏi này mênh mông ghê. Tôi thích nụ cười nở trên gương mặt của một con người có tấm lòng nhân hậu. Nhiêu đó đủ rồi.

Đặc điểm nổi bật nào của ngôn ngữ nói được thể hiện trong đoạn trích?

Trả lời:

– Trong câu trả lời của Nguyễn Ngọc Tư, có những phương tiện ngôn ngữ đặc trưng của ngôn ngữ nói, đó là các từ cảm thán như “chà”, “ghê” hay từ địa phương như “nhiêu”.

Câu 6: Cho đoạn trích sau:

Tiếng trống thành phủ gần đấy đã bắt đầu thu không. Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt. Lướt qua cái thăm thẳm của nội cỏ đẫm sương, vắng từ một làng xa đưa lại mấy tiếng chó cắn ma. Trong khung cửa sổ có nhiều con song kẻ những nét đen thẳng lên nền trời lốm đốm tinh tú, một ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống phía chân trời không định. Tiếng dội chó sủa ma, tiếng trống thành phủ, tiếng kiểng mõ canh nổi lên nhiều nhiều. Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ.

Đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện như thế nào trong đoạn trích trên?

Trả lời:

– Trong đoạn văn trên, nhà văn Nguyễn Tuân đã rất dụng công trong việc trau chuốt từ ngữ và cấu trúc câu để gợi ra một không khí truyện cổ xưa, trang trọng, chuẩn bị cho một sự kiện đặc biệt sắp xảy đến. Câu văn dài, nhịp điệu chậm rãi, có những cách diễn đạt khá cầu kì: “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt”, “Lướt qua cái thăm thẳm của nội cỏ đẫm sương”, “Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”. Các chi tiết về ánh sáng, bóng tối, âm thanh hô ứng với nhau, như một cảnh trong phim.

Câu 7: Có một số câu nói bị ngắt thành nhiều quãng của Đan Thiềm (ở lớp VII) và Vũ Như Tô (ở lớp VIII). Hãy tìm và phân tích giá trị nghệ thuật của những câu ngắt quãng ấy.

Trả lời:

a) Trong đoạn trích, có hai câu nói bị ngắt quãng thành nhiều đoạn, một của Đan Thiềm (lớp VII), một của Vũ Như Tô (lớp VIII).

– Lời của Đan Thiềm hai lần bị ngắt quãng "– Tướng quân tha..." (quân khởi loạn xúm vào trói và nhục mạ nàng, cắt ngang câu nói của nàng) "... Tha cho ông Cả”; "Xin tướng quân..." (Ngô Hạch lại ngắt lời Đan Thiềm).

– Tương tự, lời Vũ Như Tô cũng ba lần bị ngắt quãng: "[...] ta không có tội và chủ tướng các người sẽ cởi trói cho ta để ta xây nốt Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thuở...", "... Vài năm nữa [...], có một cảnh Bồng Lai...", "xuất hiện...".

b) Giá trị nghệ thuật của những câu nói bị ngắt quãng này:

– Tô đậm tính cách quên mình vì Vũ Như Tô của Đan Thiềm, lòng thiết tha với nghệ thuật, với Cái Đẹp và tính cách mù quáng, ảo vọng của Vũ Như Tô.

– Góp phần tái hiện thanh thế của phe nổi loạn (đảng ác), không khí bi kịch lịch sử, nhịp điệu gấp gáp của cơn binh biến phũ phàng.

Câu 8: Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô trong đoạn trích.

Trả lời:

Tính cách và diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô:

– Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, là hiện thân cho niềm khát khao, say mê sáng tạo "cái đẹp". Thiên tài của Vũ Như Tô chủ yếu được thể hiện ở những hồi trước của vở kịch, chủ yếu là qua lời của các nhân vật khác nói về ông. Vũ Như Tô là một thiên tài "ngàn năm chưa dễ có một", "chỉ vẩy bút là chim, hoa đã hiện lên trên mảnh lụa thần tình biến hoá như cảnh hoá công", có thể "sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ".

– Vũ Như Tô là một nghệ sĩ có nhân cách lớn, có hoài bão lớn, có lí tưởng nghệ thuật cao cả. Là một nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân, cho nên mặc dù bị Lê Tương Dực doạ giết, Vũ Như Tô vẫn ngang nhiên chửi mắng tên hôn quân và kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài (hồi I). Ông cũng không phải là người hám lợi (khi được vua ban thưởng vàng bạc, lụa là, ông đã đem chia hết cho thợ). Lí tưởng nghệ thuật của Vũ Như Tô chân chính, nhưng là lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời, thoát li khỏi hoàn cảnh lịch sử – xã hội của đất nước, xa rời đời sống hiện thời của nhân dân lao động. Vì quá say sưa với mơ ước xây dựng cho đất nước một toà lâu đài vĩ đại "bền như trăng sao" để cho "dân ta nghìn thu còn hãnh diện" mà Vũ Như Tô đã không nhận ra một thực tế tàn nhẫn: Cửu Trùng Đài xây bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu của nhân dân!

Hồi V của vở kịch không nói nhiều đến tài năng của Vũ Như Tô mà tập trung làm nổi bật tâm trạng bi kịch đầy căng thẳng của ông khi phải tìm kiếm câu trả lời: Xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai? Là có công hay có tội? Nhưng Vũ Như Tô đã không trả lời thoả đáng câu hỏi đó. Khát vọng nghệ thuật, niềm đam mê sáng tạo của ông có phần chính đáng vì xuất phát từ thiên chức của người nghệ sĩ, từ động cơ chân chính muốn khẳng định tài năng của mình, muốn tô điểm cho đất nước và làm đẹp cho đời, nhưng đã đặt lầm chỗ, lầm thời, xa rời thực tế nên đã phải trả giá bằng sinh mệnh của bản thân và của cả công trình nghệ thuật.

– Vũ Như Tô đúng là một nhân vật bi kịch bởi đã mang trong mình không chỉ những say mê, khát vọng lớn lao mà còn cả những lầm lạc trong suy nghĩ và hành động. Ông không nghĩ việc mình xây Cửu Trùng Đài cho đất nước lại bị xem là tội ác. Đến khi cuộc nổi loạn đã nổ ra, Đan Thiềm hốt hoảng báo cho Vũ Như Tô nguy cơ nếu không trốn thì ông sẽ bị giết, nhưng ông vẫn không chịu đi vì vẫn tin vào động cơ và việc làm "chính đại quang minh" của mình, vẫn hi vọng sẽ thuyết phục được An Hoà Hầu, một trong những kẻ cầm đầu phe nổi loạn. Song sự thực thật tàn nhẫn, mọi việc không diễn ra như ảo tưởng của Vũ Như Tô. Khi ông và Đan Thiềm bị bắt, Cửu Trùng Đài bị đập phá, thiêu huỷ thì ông mới bừng tỉnh, xiết bao đau đớn, kinh hoàng ngửa mặt lên trời mà kêu lên: "Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!". Trong tiếng kêu ấy, mộng lớn, Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài dồn dập vang lên, hoà nhập vào nhau thành nỗi đau bi tráng. Đó chính là âm hưởng chủ đạo của đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

Câu 9: Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Đan Thiềm trong đoạn trích.

Trả lời:

Tính cách và diễn biến tâm trạng của Đan Thiềm:

– Nếu Vũ Như Tô là người nghệ sĩ đam mê sáng tạo cái đẹp thì Đan Thiềm là người đam mê cái tài, ở đây là tài sáng tạo ra cái đẹp. "Bệnh Đan Thiềm", theo quan niệm của Nguyễn Huy Tưởng, chính là "bệnh" mê đắm tài hoa siêu việt của người sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo ra cái đẹp. Vì có tấm lòng liên tài nên lúc Vũ Như Tô mới bị bắt, ông nhờ Đan Thiềm "mách đường chạy trốn", nàng đã khuyên ông ở lại, thuyết phục ông nhân cơ hội này, mượn uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực để thực hiện được hoài bão xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật đồ sộ, vĩnh cửu. Vì đam mê tài năng mà nàng luôn khích lệ Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, sẵn sàng quên mình để bảo vệ cái tài ấy. Với nét tính cách ấy, Đan Thiềm xúng đáng là tri âm, tri kỉ của Vũ Như Tô.

– Nhưng nếu Vũ Như Tô đam mê sáng tạo đến mức không hề chú ý, không hề biết đến hoàn cảnh vây quanh mình, thì Đan Thiềm lại luôn tỉnh táo, sáng suốt trong mọi trường hợp. Biết chắc ước vọng xây đài lớn không thành, tâm trí nàng giờ đây chỉ còn tập trung vào việc bảo vệ an toàn tính mệnh cho Vũ Như Tô. Đan Thiềm khẩn khoản khuyên Vũ Như Tô đi trốn, năm lần bảy lượt thúc giục ông "trốn đi", "lánh đi", "chạy đi", chắp tay lạy, van xin: "Ông nghe tôi! Ông phải trốn đi mới được!" nhưng không sao làm cho ông tỉnh ngộ; Vũ Như Tô vẫn bướng bỉnh chống lại số phận. Đến khi quân nổi loạn kéo vào, gươm giáo sáng loè, biết Vũ Như Tô "có trốn cũng không được nữa" thì nàng đã khóc. Nàng nói với Ngô Hạch, sẵn sàng đổi mạng sống của mình để cứu Vũ Như Tô: "Tướng quân nghe tôi. Bao nhiêu tội tôi xin chịu hết. Nhưng xin tướng quân tha cho ông Cả. Ông ấy là một người tài...". Biết không sao cứu nổi Vũ Như Tô, Đan Thiềm đau đớn buông lời vĩnh biệt: "Ông Cả! Đài lớn tan tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt".

Câu 10: Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Âm mưu và tình yêu

Trả lời:

Văn bản là cuộc đối thoại giữa hai vợ chồng nhạc sĩ Min-le cho thấy xung đột giữa hai ông bà, liên quan đến mối quan hệ giữa Luy-dơ (con gái họ) với Thiếu tá Phéc-đi-năng (con trai Tể tướng).

Câu 11: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Âm mưu và tình yêu

Trả lời:

 - Giá trị nội dung:

“Âm mưu và tình yêu” của đại văn hào Sinle không những chỉ là tác phẩm nghệ thuật có giá trị chính trị và hiện thực mà còn là một bản tình ca mãnh liệt đầy xúc động.

Câu 12: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Âm mưu và tình yêu

Trả lời:

 - Giá trị nghệ thuật:

  • Tình huống vở kịch hấp dẫn, những tình huống xung đột đầy kịch tính, sự truyền cảm xúc động, những thấp thỏm lo âu bởi tâm trạng, số phận các nhân vật trong vở diễn đã bị xô đẩy vào hoàn cảnh éo le.
  • Ngôn từ trau chuốt

Câu 13: Có thể xác định cách hiểu của Hamlet về “sống” và “không sống” như thế nào?

Trả lời:

– Theo cách hiểu của Hamlet, “sống” và “không sống” là 2 khái niệm trừu tượng. Đó là chấp nhận, chịu đựng tất cả những sự khổ đau, bất hạnh mà người khác ban lại, hay là chúng ta đấu tranh lại nó và kéo theo bao đau khổ cho người khác. Chọn sống hay không sông? Nhân vật đang rơi vào tình thế khó khăn khi không biết bản thân nên lựa chọn thế nào cho đúng, hợp đạo lý. Đây là một cách hiểu khá sáng tạo và mang theo tầm nhìn lớn, khi nhân vật đang đấu tranh tư tưởng giữa việc nên báo thù hay không.

Câu 14: Nêu lí do khiến Hamlet cho rằng “chết” đáng “mong muốn” mà cũng là “điều khó khăn” buộc người ta phải “ngừng lại mà suy nghĩ”.

Trả lời:

– Hamlet cho rằng “chết” đáng “mong muốn” mà cũng là “điều khó khăn” buộc người ta phải “ngừng lại mà suy nghĩ” bởi cái chết có thể chấm dứt mọi khổ đau, những hận thù nhưng nó là sự đánh dấu kết thúc của một cuộc đời, con người sẽ chẳng thể làm gì. Hamlet muốn chấm dứt sự giằng xé ấy nhưng anh không thể bỏ qua cho những kẻ xấu xa, độc ác vẫn ngày ngày hoành hành tại kia, đem đến khổ đau cho người khác. Bằng tình thần chính nghĩa của mình, Hamlet nghĩ mình phải có nghĩa vụ cứu rỗi mọi người, trừ khử cái xấu xa, độc ác, giành lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho chính mình và cho mọi người.

Câu 15: Nhận xét các đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong đoạn trích dưới đây:

Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.

– Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.

À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười.

– Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.

– Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.

Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.

– Đấy, muốn ăn gì thì ăn.

Hắn vỗ vỗ vào túi.

– Rích bố cu, hở!

Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:

– Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.

Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:

– Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.

Hắn cười:

– Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.

Trả lời:

Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích:

– Có sự luân phiên lượt lời

– Sử dụng lớp từ mang tính khẩu ngữ: thế mà, chả, này, thì, đấy, nhá, sợ gì,…

– Cách nói mang tính khẩu ngữ: có … gì thì …, muốn … gì thì …, ừ … thì … sợ gì, … thì bỏ bố, làm đếch gì có,…

- Ngữ điệu:  - Ngữ điệu:

+ Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt: cười chê, khích tướng + Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt: cười chê, khích tướng

+ Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu: tỏ vẻ không thích + Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu: tỏ vẻ không thích

+ Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì: tỏ vẻ thích thú + Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì: tỏ vẻ thích thú

– Điệu bộ, cử chỉ: cười, đon đả

Câu 16: Phân tích các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết trong đoạn trích sau:

Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. [...]

Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.

Trả lời:

Đặc điểm của ngôn ngữ viết trong đoạn trích:

– Sử dụng từ chọn lọc, không mang tính khẩu ngữ nhằm hướng tới tái hiện cảnh ngày đói.

– Có những câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.

– Cấu trúc câu đảm bảo quy tắc ngữ pháp. Đoạn trích đảm bảo yêu cầu về mặt hình thức.

Câu 17: Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện cụ thể như thế nào trong hồi V?

Trả lời:

– Mâu thuẫn thứ nhất: Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động khốn khổ lầm than với bọn hôn quân bạo chúa và phe cánh của chúng sống xa hoa, truỵ lạc. Mẫu thuẫn này vốn có từ trước, đến khi Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, thì mâu thuẫn này càng ngày càng căng thẳng. Để xây dựng Cửu Trùng Đài, triều đình ra lệnh tăng thêm sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối. Thợ phải làm việc cật lực mà vẫn đói khát vì bị ăn chặn. Dân căm phẫn vua làm cho dân cùng, nước kiệt; thợ oán Vũ Như Tô vì nhiều người chết bởi tai nạn, vì ông cho chém những kẻ chạy trốn.

Trịnh Duy Sản can ngăn Lê Tương Dực, báo sẽ có loạn và đòi đuổi bọn cung nữ, giết Vũ Như Tô. Nhưng Lê Tương Dực chẳng những không nghe mà còn sai đánh đòn Trịnh Duy Sản (hồi III).

Thế rồi, tin lụt lội, mất mùa, tin "dân gian đói kém nổi lên tứ tung" truyền đến Thăng Long. Vũ Như Tô bị đá đè bị thương vẫn hăng hái đốc thợ xây Cửu Trùng Đài. Thợ định nổi loạn. Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn ấy, Trịnh Duy Sản – kẻ cầm đầu phe cánh đối nghịch trong triều đình – đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ thuyền làm phản, giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm và thiêu huỷ Cửu Trùng Đài (hồi IV và hồi V).

è Như vậy, mâu thuẫn này đến hồi V đã trở thành cao trào, lên tới đỉnh điểm ở hồi cuối cùng và được giải quyết: Hôn quân Lê Tương Dực bị Trịnh Duy Sản giết, Nguyễn Vũ tự sát, Kim Phượng và đám cung nữ bị những kẻ nổi loạn nhục mạ, bắt bớ.

– Mâu thuẫn thứ hai: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.

Mâu thuẫn này có nguồn gốc từ nguyên nhân sâu xa: Người nghệ sĩ thiên tài đầy hoài bão và tâm huyết cũng không thể thi thố tài năng của mình để đem lại cái đẹp cho đời, niềm tự hào cho dân tộc trong một chế độ xã hội thối nát, trong một đất nước mà nhân dân còn phải sống triền miên trong đói khổ, lầm than. Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài có khả năng "tranh tinh xảo với hoá công" để xây dựng cho đất nước một toà lâu đài vĩ đại, để cho "dân ta nghìn thu còn hãnh diện". Nhưng hoàn cảnh của đất nước không tạo điều kiện cho Vũ Như Tô thực hiện khát vọng sáng tạo vĩ đại, chân chính đó. Không có cách lựa chọn nào khác, Vũ Như Tô đã nghe theo lời khuyên của Đan Thiềm – một cung nữ "đồng bệnh" với ông – đành phải mượn uy quyền và tiền bạc của tên hôn quân Lê Tương Dực, để thực hiện hoài bão lớn lao của mình xây dựng cho đất nước một công trình nguy nga, vĩ đại. Trớ trêu thay, chính niềm khao khát được cống hiến, được sáng tạo chân thành ấy đã đẩy Vũ Như Tô vào tình trạng đối nghịch với lợi ích trực tiếp và thiết thực của nhân dân. Mặc dù vốn yêu nhân dân, muốn cống hiến tài năng của mình để đem lại niềm tự hào và vinh quang cho đất nước, nhưng Vũ Như Tô lại bị nhân dân, nhất là những người thợ, coi ông như kẻ thù của họ. Muốn thực hiện lí tưởng nghệ thuật thì lại rơi vào tình trạng đi ngược lại quyền lợi trực tiếp của nhân dân, nếu xuất phát từ lợi ích thiết thực của nhân dân thì không thể thực hiện mơ ước nghệ thuật muôn đời của mình, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tấn bi kịch không lối thoát của thiên tài Vũ Như Tô.

– Hai mâu thuẫn nói trên của vở kịch có quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau.

Câu 20: Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Vĩnh biệt cửu trùng đài

Trả lời:

Ca ngợi tài hoa hiếm có của kiến trúc sư Vũ Như Tô và hoài bão cao đẹp của ông nhưng cũng phê phán cách làm sai lầm của ông. 

Câu 21: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Vĩnh biệt cửu trùng đài

Trả lời:

 - Giá trị nội dung: 

  • Tác phẩm đã thể hiện được quan điểm dân tộc, giữa cái chung với cái riêng, và với cái mang tính chất của cường quyền, với thế lực và lợi ích của nhân dân, tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc bởi tài năng trong việc xây dựng nên những bi kịch mâu thuẫn để làm nổi bật lên tính bi kịch trong tác phẩm.
  • Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thủa về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật thuần túy cao siêu muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.

Câu 22: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Vĩnh biệt cửu trùng đài

Trả lời:

 - Giá trị nghệ thuật: 

  • Khắc họa hình tượng nhân vật
  • Chú trọng thể hiện tính cách diễn biến tâm trạng nhân vật
  • Xây dựng các mâu thuẫn kịch tính
  • Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao
  • Lớp kịch trong hồi V được chuyển một cách linh hoạt, tự nhiên, logic, liền mạch tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.

Câu 23: Nhận xét về ngôn ngữ của văn bản Sống, hay không sống – đó là vấn đề.

Trả lời:

– Ngôn ngữ trong đoạn kịch không tự nhiên, không thiên về ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ trong đoạn kịch đã được xây dựng lại, mang thiên hướng của ngôn ngữ viết, mang tính nghệ thuật, trừu tượng, triết lí.

Câu 24: Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong đoạn trích sau:

Ở đây phải chú ý ba khâu:

Một là phải giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta (tôi không muốn dùng chữ “từ vựng”).

Hai là nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta (tôi muốn thay chữ “ngữ pháp”).

Ba là giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn (văn nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật...).

Trả lời:

Để phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết trong đoạn trích, cần chú ý:

– Thuật ngữ của các ngành khoa học: vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, bản sắc, phong cách, thể văn, văn nghệ, chính trị, khoa học,...

– Việc tách dòng sau mỗi câu để trình bày rõ từng luận điểm.

– Việc dùng các từ ngữ chỉ thứ tự trình bày (Một là, Hai là, Ba là,...) để đánh dấu các luận điểm.

– Việc dùng dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép,...

Câu 25: Đoạn văn viết sau đây tái hiện ngôn ngữ nói của một cuộc hội thoại. Hãy chỉ ra những đặc điểm của ngôn ngữ nói.

Chị Chiến lại nói, giọng còn rành rọt hơn cả hồi nãy:

– Bây giờ chị Hai ở xa. Chị em mình đi thì thằng Út sang ở với chú Năm, chú nuôi. Còn cái nhà này ba má làm ra đó thì cho các anh ở xã mượn mở trường học. Chú Năm nói có con nít học ê a có gì nó quét dọn cho. Thằng Út cũng học ở đây. Mầy chịu không?

Việt chụp một con đom đóm úp trong lòng tay:

– Sao không chịu?

– Giường ván cũng cho xã mượn làm ghế học, nghen?

– Hồi đó má dặn chị làm sao, giờ chị cứ làm y vậy, tôi chịu hết.

Trả lời:

- Muốn phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn hội thoại này, cần dựa vào một số tiêu chí như: sự đổi vai nói – nghe giữa hai nhân vật Chiến và Việt; sự thay thế các lượt lời; sự phối hợp giữa lời nói với giọng điệu, cử chỉ ( - Muốn phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn hội thoại này, cần dựa vào một số tiêu chí như: sự đổi vai nói – nghe giữa hai nhân vật Chiến và Việt; sự thay thế các lượt lời; sự phối hợp giữa lời nói với giọng điệu, cử chỉ (giọng còn rành rọt, chụp một con đom đóm,...); việc dùng nhiều từ khẩu ngữ kể cả từ địa phương (con nít, mầy, nghen) ; dùng hình thức hỏi – đáp, câu hỏi,...

Câu 26: Phân tích lỗi và chữa lại các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết.

a) Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý.

b) Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ.

c) Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng... thì cả ốc, tôm, cua,... chúng chẳng chừa ai sắt.

Trả lời:

a) Bỏ các từ thì, đã; thay hết ý bằng từ khác chỉ mức độ như rất.

b) Thay vống lên bằng quá mức thực tế, thay đến mức vô tội vạ bằng một cách tuỳ tiện và bỏ từ như.

c) Câu văn tối nghĩa: cần bỏ các từ khẩu ngữ như sất và viết lại câu.

Câu 27: Tìm hiểu, nhận xét về cách diễn tả không khí, nhịp điệu của sự việc, cách dẫn dắt xung đột kịch (qua nghệ thuật dàn cảnh, phân lớp) và những điểm đặc sắc về ngôn ngữ phù hợp với một vở bi kịch lịch sử thể hiện trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu trùng đài (bao gồm cả lời nhân vật và lời chỉ dẫn sân khấu của tác giả).

Trả lời:

Bằng một ngôn ngữ kịch có tính tổng hợp rất cao, nhất là trong hồi cuối của Vũ Như Tô, nhà văn đã đồng thời khắc hoạ tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt hành động xung đột kịch rất thành công, tạo nên một bức tranh đời sống bi kịch rất hoành tráng trong nhịp điệu bão tố của nó.

– Nhịp điệu được tạo ra thông qua nhịp điệu của lời nói – hành động (nhất là qua khẩu khí, nhịp điệu, sắc thái lời nói – hành động của những người khác trong vai trò đưa tin, nhịp điệu "ra", "vào" của các nhân vật đầu và cuối mỗi lớp – các lớp đều ngắn, có những lớp rất ngắn : chỉ vài ba lượt thoại nhỏ ; những tiếng reo, tiếng thét, tiếng động dội từ hậu trường, phản ánh cục diện, tình hình nguy cấp, điên đảo trong các lời chỉ dẫn sân khấu hàm súc của tác giả). Với một ngôn ngữ có tính tổng hợp (kể, miêu tả, bộc lộ,...) và tính hành động rất cao như vậy, người ta dễ dàng hình dung cả một không gian bạo lực kinh hoàng trong một nhịp điệu chóng mặt : Lê Tương Dực bị Ngô Hạch giết chết, hoàng hậu nhảy vào lửa tự vẫn (qua lời kể của Lê Trung Mại), Nguyễn Vũ tự tử bằng dao (ngay trên sân khấu), Đan Thiềm suýt bị bọn nội giám thắt cổ ngay tại chỗ, Vũ Như Tô ra pháp trường. Rồi tiếng nhiếc móc, chửi rủa, la ó, than khóc, máu, nước mắt,... tất cả hừng hực như trên một cái chảo dầu sôi khổng lồ.

Mỗi lần Đan Thiềm cũng như Vũ Như Tô xuất hiện (với công trình Cửu Trùng Đài đang xây) trên sân khấu đều đánh dấu một biến động lớn của hành động kịch. (Cảnh thứ nhất: Hồi I, lớp 7; cảnh thứ hai: Hồi III, lớp 9; cảnh thứ ba: Hồi V, lớp 7, 8, 9. Hồi I: đài cao sắp mọc, tình tri kỉ nảy sinh; Hồi III: Đài Cửu Trùng đang mọc lên dang dở nhưng đẹp và kì vĩ lắm, tình tri kỉ gắn bó tha thiết; Hồi V: Cửu Trùng Đài sụp đổ, người tri kỉ, tình tri kỉ chìm trong cái chết bi thương).

– Là một vở kịch lịch sử, Vũ Như Tô tất nhiên được viết dựa trên sử liệu: sự kiện, nhân vật lịch sử, bối cảnh lịch sử. Điều quan trọng là tác giả đã khai thác, vận dụng các sử liệu ấy như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bi kịch. Và lịch sử có lô gích, quy luật riêng của nó. Nhiều khi thật tàn khốc, lạnh lùng. Cái lõi lịch sử được nhà văn khai thác ở đây là câu chuyện Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực (như sách Đại Việt sử kíViệt sử thông giám cương mục ghi lại). Đài xây dang dở, người thợ tài hoa Vũ Như Tô đã phải chịu cái chết oan khốc. Ở đây, để góp phần làm nên cái khung cảnh và không khí bi tráng của lịch sử, tác giả đã đặt hành động kịch vào trong "một cung cấm”; nhiều nhân vật kịch là những nhân vật lịch sử; nhiều tên đất, tên người gắn với triều Lê,... Đúng như lời chỉ dẫn sân khấu của tác giả : sự việc trong vở kịch xảy ra ở Thăng Long trong khoảng năm 1516 - 1517, dưới triều Lê Tương Dực.

Câu 28: Đoạn hội thoại sau đây thiên về ngôn ngữ viết. Hãy viết lại đoạn hội thoại này theo ý tưởng của em để nó trở nên tự nhiên và thiên về ngôn ngữ nói hơn.

Ra khỏi phòng, ông chủ tịch gặp ông bí thư, cười nói:

- Việc kí kết các thoả thuận đó đã mở ra cho huyện ta một hướng đi mới mẻ và hiện đại trong sản xuất công nghiệp và thu hút nhân tài, vật lực. Đó là ý kiến của tôi. Đối với ông, ông đánh giá như thế nào về việc kí kết này? - Việc kí kết các thoả thuận đó đã mở ra cho huyện ta một hướng đi mới mẻ và hiện đại trong sản xuất công nghiệp và thu hút nhân tài, vật lực. Đó là ý kiến của tôi. Đối với ông, ông đánh giá như thế nào về việc kí kết này?

Ông bí thư suy nghĩ một lúc rồi đáp lời:

- Những điều mới mẻ này, tuy nhiên theo tôi nghĩ, vẫn chưa đảm bảo cho sự phát triển dài hạn của địa phương. Tôi cho rằng chúng ta thực sự cần nghiên cứu thêm trong quá trình thực thi. - Những điều mới mẻ này, tuy nhiên theo tôi nghĩ, vẫn chưa đảm bảo cho sự phát triển dài hạn của địa phương. Tôi cho rằng chúng ta thực sự cần nghiên cứu thêm trong quá trình thực thi.

Ông chủ tịch cười:

- Ông đã lo nghĩ nhiều. Tôi và ông sẽ đi xem tình hình thực tế. - Ông đã lo nghĩ nhiều. Tôi và ông sẽ đi xem tình hình thực tế.

Trả lời:

Ví dụ:

          Ra khỏi phòng, ông chủ tịch gặp ông bí thư, cười nói:

          - Việc kí kết thế là xong. Mấy cái thoả thuận này hay đấy ông bí thư ạ. Công nghiệp của chúng ta sẽ đi lên nhanh chóng rồi công nhân, kĩ sư sẽ về đây ngày một đông đấy. Trông ông có vẻ không vui, ông thấy sao? - Việc kí kết thế là xong. Mấy cái thoả thuận này hay đấy ông bí thư ạ. Công nghiệp của chúng ta sẽ đi lên nhanh chóng rồi công nhân, kĩ sư sẽ về đây ngày một đông đấy. Trông ông có vẻ không vui, ông thấy sao?

          Ông bí thư suy nghĩ một lúc rồi đáp lời:

          - Tôi thì lại thấy mấy cái này chỉ nhất thời còn ăn chắc mặc bền thì không khả thi. Lúc làm chắc phải mầy mò thêm ông nhỉ? - Tôi thì lại thấy mấy cái này chỉ nhất thời còn ăn chắc mặc bền thì không khả thi. Lúc làm chắc phải mầy mò thêm ông nhỉ?

          Ông chủ tịch cười:

          - Trời ạ, ông lo xa quá. Tôi và ông sẽ gồng gánh được hết cho mà xem. - Trời ạ, ông lo xa quá. Tôi và ông sẽ gồng gánh được hết cho mà xem.

Câu 29: Hãy phân tích những nét biểu hiện của ngôn ngữ nói trong bài ca dao sau:

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi, nếm thử mà xem!

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.

Trả lời:

Bài ca dao thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, nhưng vẫn có những nét biểu hiện của ngôn ngữ nói thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Cần chú ý:

– Hình thức độc thoại (tự nói với bản thân), nhưng vẫn hàm ý đối thoại với người khác: tự xưng là em, dùng hô ngữ: ai ơi.

– Một số hình thức quen thuộc của ngôn ngữ nói: so sánh (thân em như...), cầu khiến (nếm thử mà xem), hư từ ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ (từ thì).

Câu 30: Phân tích tác phẩm Chí khí anh hùng.

Trả lời:

Truyện Kiều được xem là một đỉnh cao chói lọi của truyện thơ Nôm, là quốc hồn, quốc túy của dân tộc, một kiệt tác của văn học Việt Nam. Đọc tác phẩm ta không thể không xót xa, thương cảm trước một nàng Kiều tài hoa bạc mệnh, căm phẫn trước những Hoạn Thư ích kỉ, hẹp hòi với lòng ghen tuông ngút trời, Tú Bà độc ác, Mã Giám Sinh giả nhân giả nghĩa; đồng cảm trước một Thúc Sinh dù có chút nhu nhược nhưng là kẻ si tình, trọng tình trọng nghĩa. Và đặc biệt, ta không thể quên được hình ảnh một Từ Hải đầu đội trời, chân đạp đất, một người hùng lí tưởng với những phẩm chất và chiến công phi thường. Đoạn trích Chí Khí anh hùng đã thể hiện rõ nhất cốt cách của người anh hùng này.

"Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong ”

Trai anh hùng - gái thuyền quyên, tình yêu của Từ Hải và Thúy Kiều vượt bao sóng gió để đến được với nhau. “Chàng”và “thiếp” tuy hai mà một, hiểu rõ nhau, thông cảm, sẻ chia cùng nhau. Tình cảm đang mặn nồng, thì kẻ "trượng phu" lại nuôi chí lớn, ý nguyện lập công danh nơi biên ải xa xôi. Chàng đã tạm gác lại nỗi niềm riêng bên gia đình nhỏ để ra đi xây dựng sự nghiệp. Điều đó cho thấy Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà còn người của chiến công và sự nghiệp hiển hách. Hình ảnh Từ Hải lên đường một mình một ngựa thể hiện khí phách của một người anh hùng dũng cảm, ra đi dứt khoát , không để niềm riêng vướng bận. Một người có chí khí mạnh mẽ, chí tang bồng phải làm nên nghiệp lớn, khát khao được vùng vẫy bốn bể năm châu. Đó là lí tưởng, là mục đích cao đẹp của một vị anh hùng nuôi chí lớn.

“Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây,
Cho phỉ sức vẩy vùng trong bốn bể.”

Sự nghiệp vinh quang đang đợi chàng phía trước. Từ ra đi không chút do dự, một lòng hướng về chí lớn tạo lập công danh. Động từ "thoắt" thể hiện sự nhanh chóng, quyết định một cách dứt khoát , chí tung hoành khắp bốn phương, người anh hùng chẳng thể để bản thân nghỉ ngơi khi chưa có công danh trong tay, cũng không thể giam mình trong không gian chật hẹp khi chí lớn chưa thành. Quyết định ra đi chắc hẳn sẽ không dễ dàng với Từ Hải bởi bên cạnh chàng còn có người mình thương, nhưng đó là quyết định sáng suốt và vững vàng. Bởi trong con người Từ Hải luôn nung nấu chí nguyện anh hùng.

"Kiều rằng: phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi"

Trải qua bao bể dâu, đau đớn, vừa hạnh phúc chưa được dài lâu, Từ Hải lựa chọn ra đi chắc hẳn Kiều cũng rất buồn. Nhưng với tấm lòng nhân từ, lại là người tri âm tri kỉ với Từ, Kiều hiểu hơn ai hết chí hướng của Từ Hải. Và nàng sẽ không cản bước Từ, trái lại, nàng là người ủng hộ, mong muốn được đi cùng chồng sẻ chia khó khăn gian nan nơi chiến trận. Đó là vẻ đẹp trong nhân cách Kiều.

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Một lần nữa, Từ khẳng định tình cảm khăng khít, gắn bó giữa Kiều và chàng nhưng đồng thời cũng có lời trách cứ nhẹ nhàng: Lòng dạ nhau đã hiểu, sao nàng chưa thoát khỏi những mong muốn tầm thường của bậc nữ nhi. Là người phụ nữ của bậc trượng phu phải thật cứng cỏi và mạnh mẽ. Thông qua lời của Từ, tình yêu thương và sự trân trọng Kiều được bộc lộ rõ nét.

Trong bất kì cuộc chia li nào, người phụ nữ cũng là người chờ đợi và u sầu hơn cả. Từ Hải hiểu hơn ai hết điều đó. Song phút chia tay lúc này không quá bị lụy mà hướng tới những chiến công hiển hách, tạo niềm tin nơi Thúy Kiều:

“Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?”

Trong suy nghĩ của bậc đại trượng phu lúc này là hoài bão và những chiến công hiển hách. Dù đi trong tư thế một mình, một ngựa nhưng khi lập công trở về với mười vạn tinh binh, với tiếng chiêng và bóng cờ rợp đất trời trong hào khí chiến thắng. Chàng tin những gì mình nói, tin những gì mình làm và hơn hết đem lại vinh quang cho đất nước, cho nhân dân và cho người phụ nữ của mình. Lúc ấy sẽ cùng Kiều vui vầy hưởng hạnh phúc lứa đôi. Chàng không thể để cho người mình yêu phải chịu khốn khổ nơi xa trường và khẳng định “một năm" sau sẽ trở về. Một mốc thời gian cụ thể, cho thấy được quyết tâm và sự tự tin, bản lĩnh của Từ Hải.

Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

Đây không phải là một lời hứa đơn thuần mà là một thề hẹn, một lời đinh ninh. Dù trong lòng có bão bùng, tâm can có gào thét thì nàng hãy dặn lòng mình xuống để ta đi, rồi ngày sau trở về trong vinh quang hiển hách. Nàng hãy yên lòng chờ đợi. Chí anh hùng trong con người Từ Hải không chỉ là hoài bão, khát khao mà còn là con người có đạo đức, trách nhiệm, là con người có một tấm lòng trượng nghĩa, khao khát lập công danh.

Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

Hành động nhanh chóng, kiên quyết “quyết lời”, “dứt áo ra đi”.

Từ Hải đã không để tình cảm quyến luyến, bịn rịn làm lung lay và ngăn bước ý chí, sự nhất quán trong suy nghĩ và hành động. Nguyễn Du thật tinh tế khi sử dụng hình ảnh cánh chim bằng và hình ảnh “gió, mây” thường gặp trong văn chương cổ điển tượng trưng cho người anh hùng có lí tưởng, có mục đích cao đẹp, có bản lĩnh phi thường sánh ngang với tầm vóc vũ trụ, thỏa sức vùng vẫy giữa biển trời để thực hiện lí tưởng của bậc đại trượng phu.

Qua đoạn trích Chí Khí anh hùng ta thấy được Nguyễn Du đã thể hiện ước mong về người anh hùng lí tưởng trong thời đại với khát vọng lớn lao và tấm lòng cao cả. Đồng thời, cho thế hệ trẻ những người như chúng em bài học về mục đích và lí tưởng sống. Hãy can đảm tiến về phía trước, đặt ra những mục tiêu cho bản thân, kiên trì với mục tiêu. Hãy là những thanh niên của thế hệ mới đầy nhiệt huyết, sống với ước mơ và lí tưởng dù phía trước có gian nan, thách thức hãy giữ vững niềm tin vào chính bản thân mình. Thành công sẽ đến với những người tận lực và tận tâm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay