Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 4: Quà tặng của thiên nhiên (Tản văn, tuỳ bút) (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 4: Quà tặng của thiên nhiên (Tản văn, tuỳ bút) (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 4

QUÀ TẶNG CỦA THIÊN NHIÊN

Câu 1: Nêu một vài nét về tác giả Vũ Bằng

Trả lời:

- Vũ Bằng (03/06/1913-07/04/1984), tên đầy đủ là Vũ Đăng Bằng. sinh tại Hà Nội

- Phong cách sáng tác: trữ tình, giàu chất thơ, hướng vào biểu hiện nội tâm, hướng về phong cảnh thiên nhiên bốn mùa xứ sở; văn phong tràn đầy cảm xúc, cảm giác tinh tế.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Lọ Văn (tập văn trào phúng, 1931), Miếng ngon Hà Nội (bút kí, 1960), Miếng lạ miền Nam (bút kí, 1969), Thương nhớ mười hai (bút kí, 1972)...

Câu 2: Bố cục tác phẩm Mùa phơi sân trước chia làm mấy phần

Trả lời:

- Phần 1: Từ đầu …. trên những giàn phơi: giới thiệu mùa gió chướng

- Phần 2: Tiếp theo….phải có cái mà người ta có: giàn phơi và kỷ niệm của tác giả

- Phần 3: Còn lại : cảm xúc tác giả về mùa phơi

Câu 3: Giới thiệu vài nét về tác phẩm Miếng ngon Hà Nội

Trả lời:

Vài nét về tác phẩm Miếng ngon Hà Nội: là một tác phẩm bút ký tập trung giới thiệu mười lăm món ăn đặc sản của Hà Nội cũng như cảm nhận, tâm tình và kỷ niệm của tác giả với Hà Nội thông qua các món ăn.

Câu 4: Tóm tắt văn bản bằng đoạn văn ngắn

Trả lời:

 Cốm và hồng nhìn tương phản nhưng thực chất khi ăn cùng lại tăng vị ngon của nhau lên. Hình ảnh những cô gái làng Vòng đi bán cốm thật mộc mạc, bình dị. Thôn Vòng Hậu và Vòng Sở ở Làng Vòng chính là nơi sản xuất ra cốm. Cốm nguyên là cái hạt non của “thóc nếp hoa vàng” . Lúa ngắt ở cánh đồng về, phải tuốt cho những hạt thóc rơi ra. Những người đàn bà làng Vòng khéo léo đảo cốm, hay giã cốm cũng   đều tay. Thóc giã ra rồi sàng, rồi hồ cốm và cuối cùng được trình bày trên lá chuối, lá sen để đem đi bán. Người thưởng thức cốm cũng phải thật tinh tế.

Câu 5: Tác giả bày tỏ suy nghĩ gì về cách thưởng thức cốm?

Trả lời:

- Cốm là một thứ quà “trang nhã của Thần Nông”, được đem từ những đồng quê bát ngát của tổ tiên để lại cho ta

- Người thưởng thức cốm cũng phải thật tinh tế, thanh lịch: “nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm”

→ Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho cốm – thứ quà quê hương

Câu 6: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Y Phương

Trả lời:

- Y Phương(1948- 2022)

- Quê quán: Cao Bằng

- Phong cách nghệ thuật: tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, phóng khoáng in đậm bản sắc quê hương ông

- Tác phẩm chính: Người núi Hoa(1982), Tết tháng giêng(1986), Đàn Then(1996)….

Câu 7: Tóm tắt tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát bằng đoạn văn ngắn

Trả lời:

Tác phẩm giới thiệu sản vật đặc trưng của vùng đất Trùng Khánh là hạt dẻ, miêu tả khung cảnh của rừng dẻ Trùng Khánh tuyệt đẹp. Lời mời gọi của tác giả đến thăm nơi đây. Cuối cùng, tác phẩm thể hiện mối quan hệ gắn kết giữa con người với thiên nhiên qua hình ảnh người mẹ đang nướng hạt dẻ dưới rừng dẻ

Câu 8: Nêu những đặc điểm của hạt dẻ Trùng Khánh

Trả lời:

+ Hình tròn đều thỉnh thoảng cũng có méo mó

+ Hạt nhỏ cũng bằng ngón chân cái

+ Vỏ của nó màu hỗn hợp giữa nâu và tía

+ Khi hạt dẻ còn tươi thịt của nó rắn chắc, giòn tan vị ngọt thanh và có màu hoàng yến

+ Hạt dẻ Trùng Khánh xịn, vỏ cứng dày, và có nhiều lông măng

+ Thời gian chín vào tháng 8 âm lịch

Câu 9: Hạt dẻ có thể trộn với cốm không?

Trả lời:

Hạt dẻ có thể trộn kèm với cốm

+ Hạt dẻ vừa luộc xong mang dã với cốm

+ Cốm vừa làm xong hãy còn ấm nóng

+ Mang hai thứ đem trộn lẫn với nhau tạo thành một món ăn ngon

+ Cốm trộn hạt dẻ trở thành món ăn đặc sản sang trọng

Câu 10: Theo tác giả tại sao người dân Trùng Khánh sống lâu?

Trả lời:

Theo tác giả người dân sống lâu là nhờ rừng dẻ này

+ Họ sống ngoài tám mươi, thậm chí chín mươi tuổi

+ Nhờ vào không khí nơi này

+ Rừng dẻ có sự tương quan môi sinh với con người

+ Con người sống hòa mình cùng thiên nhiên cây cỏ

+ Không tính toán bon chen, không hận thù, chức tước

→ Cuộc sống nơi đây thật đáng sống bình dị, gần gũi với thiên nhiên

Câu 11: Hình ảnh người mẹ dưới túp lều hiện lên như thế nào?

Trả lời:

- Hình ảnh người mẹ già ngồi dưới túp lều nướng hạt dẻ

+ Hạt dẻ chín bóc cho thỏ và chồn hương ăn không biết bao nhiêu là đủ

+ Hình ảnh người mẹ giản dị, gần gũi

+ Tao nướng nỗi buồn đấy chứ

Câu 12: Em hãy nêu giá trị nội dung tác phẩm

Trả lời:

Giá trị nội dung:

Qua văn bản tác giả đã bày tỏ sự trân trọng, yêu mến đối với hạt dẻ Trùng Khánh. Hạt dẻ Trùng Khánh ngọt thơm bởi bàn tay người trồng, chăm bón – những con người sống hồn nhiên, chân chất, không tính toán, bon chen.

Câu 13: Nêu cảm nhận của em về cách đặt tên văn bản "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát". Nhận xét về các từ ngữ tác giả sử dụng trong văn bản.

Trả lời:

Sau khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, em được hiểu thêm rất nhiều về món hạt dẻ cũng như vùng đất Trùng Khánh. Tác giả Y Phương đã khắc họa lại vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, xanh tốt và tràn ngập sức sống của vùng Trùng Khánh. Đồng thời khéo léo miêu tả lại hình dáng, màu sắc, hương vị, cách chế biến của món hạt dẻ Trùng Khánh. Ông còn ý nhị chỉ ra cách để không bị nhầm lẫn giữa món ngon này với hạt dẻ các nơi khác. Tuy văn bản đưa ra rất nhiều thông tin, nhưng khi đọc không hề cảm thấy khó chịu hay lý thuyết sáo rỗng. Bởi tác giả đã sử dụng giọng văn của một người thưởng thức món ngon, với tâm thế thích thú, yêu quý và trân trọng vô cùng dành cho món hạt dẻ Trùng Khánh.

Nhận xét về các từ ngữ tác giả sử dụng trong bài:

Tản văn giàu cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về hạt dẻ Trùng Khánh

Ngôn ngữ tinh tế, sống động, giàu hình ảnh và chất trữ tình

Câu 14: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Đỗ Trọng Khơi

Trả lời:

- Đỗ Trọng Khơi sinh ngày 17/7/1960, tên thật là Đỗ Xuân Khôi

- Quê quán: Thái Bình

- Tác giả có các bút danh khác là Văn Thiện Nhân, Thái Cẩm Hà.

 - Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001; Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình.

- Tác phẩm chính: Trước ngôi mộ thời gian (thơ, 1995); Ma ngôn (tập truyện ngắn, 2002); Con chim thiêng vẫn bay (thơ, 1992); Gọi làng (thơ, 1999); Tháng mười thương mến (thơ, 1994); Cầm thu (thơ, 2002); Bến thời gian (thơ, in chung, 1995);

Câu 15: Em hãy tóm tắt bài thơ bằng đoạn văn ngắn

Trả lời:

Bằng thể thơ lục bát cùng với ngôn từ thiết tha, nhẹ nhàng, bài thơ “Thu sang” là những quan sát tinh tế về sự chuyển biến đất trời khi sang thu với sắc vàng của thu, sắc xanh khi thu sang cùng tiếng chim, tiếng ve báo hiệu mùa thu, khu vườn buổi chiều.

Câu 16: Sắc màu nào hiện lên trong bài thơ?

Trả lời:

-  Màu sắc: xanh, vàng:

+ “Vàng như tựa nắng tựa mưa”

+ “Xanh lên đã kiệt sức hè”

+ Mảnh trăng vàng

Câu 17: Các phương tiện liên kết gồm những phép nào?

Trả lời:

Phép lặp: sử dụng các từ ngữ lặp lại nhiều lần để liên kết câu.

Phép nối: Sử dụng các từ có quan hệ nối câu như các cụm từ tóm lại, bởi vì, nhưng…

Phép thế: Sử dụng những từ có chung ý nghĩa để tránh lỗi lặp từ quá nhiều lần.

Câu 18: Phép nối dùng để làm gì?

Trả lời:

Câu sau có từ ngữ núi biểu thị quan hệ với câu trước. Nhờ sử dụng từ nối nhưng, người viết đã tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu liền nhau.

Câu 19: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Ngọc Tư

Trả lời:

- Tác giả: Nguyễn Ngọc Tư ( 1976)

- Quê quán: Cà Mau

- Các tác phẩm tiêu biểu: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tạp chí Nguyễn Ngọc Tư( 2005), Không ai qua sông (2016),Biên sử nước( 2020),…

-  Phong cách sáng tác: Văn của Nguyễn Ngọc Tư trong sáng, chân chất, mộc mạc

Câu 20: Tóm tắt tác phẩm Mùa phơi sân trước bằng vài câu văn

Trả lời:

Tác phẩm viết về hình ảnh quen thuộc giàn phơi trước nhà với rất nhiều món ăn. Tất cả những món ăn tuổi thơ từ các loại khô gắn liền với tác giả .

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay