Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 4: Văn bản. Gò me

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Văn bản. Gò me. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.

VĂN BẢN. GÒ ME

(18 câu)

1.    NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Nêu một vài nét  nổi bật về tác giả Hoàng Tố Nguyên.

Trả lời:

- Hoàng Tố Nguyên(1929-1975)

- Quê quán :Tiền Giang

- Phong cách nghệ thuật: thơ của ông có hình tượng sống mới, không dùng ngôn từ sáo rỗng

- Tác phẩm chính: Đổi đời (truyện thơ, 1955), Cô gái bần nông sông Hồng (truyện thơ, 1956), Đất nước (tập thơ, 1956)

Câu 2: Tác phẩm được viết theo thể loại gì?

Trả lời:

Thơ tự do

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của “Gò me” là gì?

Trả lời:

PTBD chính: Biểu cảm, miêu tả

Câu 4: Tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ?

Trả lời:

 Trích Tập thơ Gò Me gồm 13 bài xuất bản năm 1957

Câu 5: Tác phẩm được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Trả lời:

- Phần 1: từ đầu… mê giọng hò : vẻ đẹp của thiên nhiên và con người

- Phần 2: Còn lại:ký ức tuổi thơ , và những điệu hò

Câu 6: Tóm tắt tác phẩm bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 6-7 câu).

Trả lời:

Bài thơ miêu tả khung cảnh quê hương và vẻ đẹp con người của vùng đất Gò me. Tác giả kể lại những ký ức của tuổi thơ mình, cùng với đó là những điệu hò da diết, đắm say lòng người. Tất cả thể hiện tình yêu quê hương, cùng nỗi nhớ của một người con đi xa xứ

2.    THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1:  Tìm những hình ảnh miêu tả ánh sáng, âm thanh và không gian miền quê Gò Me trong khổ thơ đầu.

Trả lời:

+ Hình ảnh miêu tả ánh sáng: đốm hải đăng tắt, loé đêm đêm

+ Hình ảnh miêu tả âm thanh: leng keng nhạc ngựa

+ Hình ảnh miêu tả không gian miền quê Gò Me: mặt trông ra bể, con đê cát đỏ cỏ viền,…

Câu 2: Hai dòng thơ Những chị, những em má núng đồng tiền/ Nọc cấy, tay tròn, nghiêng má làm duyên gợi cho em cảm nhận gì về những người phụ nữ Gò Me?

Trả lời:

Những người phụ nữ Gò Me là những người phụ nữ xinh đẹp, duyên dáng, có đôi má núm đồng tiền, rất chăm chỉ, cần mẫn trong công việc của mình và rất yêu lao động, khỏe khoắn, nhanh nhẹn trong công việc.

Câu 3:  Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ: Hò … ơ … Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me / Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò…?

Trả lời:

Hai câu thơ muốn nói rằng trai Biên Hòa yêu quý những cô gái Gò Me không phải bởi vì họ có nhan sắc xinh đẹp mà là vì họ có giọng hò duyên dáng, ngọt ngào làm cho các chàng trai mê đắm. Qua đây, ta thấy được nỗi nhớ quê hương, nhớ điệu hò quê của tác giả

Câu 4: Hình ảnh con gái Gò Me đã hiện lên trong bài thơ như thế nào?

Trả lời:

- Hình ảnh người con gái Gò Me

+ Má núm đồng tuyền

+Cần cù làm việc, chịu thương chiu khó

+Véo von giọng hò cổ truyền

+ Làm duyên e thẹn

→→ Sự hồn nhiên, chăm chỉ, chịu khó của người con gái Gò Me

Câu 5: Hình ảnh quê hương cùng những ký ức đẹp thời thơ ấu của tác giả hiện lên qua những chi tiết nào?

Trả lời:

- Hình ảnh quê hương cùng những ký ức đẹp thời thơ ấu của tác giả

+ Hình ảnh quê hương hiện lên bình dị, thân thuộc

+ Cắt có, chăn bò

+ Nằm dưới hàng me

+ Tre thổi sáo

+ Bướm chim bay lượn rập rờn

+ Chim cu gáy giữa trưa hanh nồng

+ Gió dìu xao xuyến bờ tre

+ Với những điệu hò truyền thống của quê hương

→→ Một bức tranh làng quê tươi đep với đầy đủ thanh ,sắc

Câu 6: Cảnh quê hương được hiện lên thông qua những chi tiết nào trong tác phẩm?

Trả lời:

 Ánh sáng: nhiều màu sắc, cung bậc từ các khoảng thời gian khác nhau trong ngày

+ Ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, lóe

+ Chói rực của mặt trời

+ Lung linh của vầng trăng khuya.

- Âm thanh: rộn ràng của tiếng nhạc ngựa leng keng

+ lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của khói

- Không gian: mênh mông, thoáng đãng của miền quê với đồng ruộng, ao làng, biển cả.

→→Ánh sáng đa dạng, âm thanh rộn rã, không gian rộng lớn như níu lòng người con xa quê

3.    VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Chỉ ra các tiếng cùng vần với nhau trong đoạn thơ sau:

[…] Tôi nằm trên võng mẹ đưa

Có chim cu gáy giữa trưa hanh nồng

Tiếng ai vút đầu bông lúa chín

Gió dìu vương xao xuyến bờ tre

Trả lời:

Các tiếng: đưa – trưa; nồng – bông bắt vần với nhau.

 

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ sau và nêu tác dụng

Tiếng ai vút đầu bông lúa chín

Gió dìu vương xao xuyến bờ tre

Trả lời:

  • Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa “gió dìu vương, xao xuyến”
  • Tác dụng: làm cho sự vật trở nên sinh động, có hồn, có tâm tư, tình cảm. Gió dường như vẫn biết vấn vương, xao xuyến tiếng hò vang vọng cả đồng quê của con người.

 

Câu 3: Giải thích nghĩa của từ tắm trong dòng thơ: Ao làng trăng tắm, mây bơi. Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa của từ tắm trong ngữ cảnh này với từ tắm trong câu:” Mẹ đang tắm cho bé”

Trả lời:

+ Từ tắm được sử dụng trong dòng thơ: Ao làng trăng tắm, mây bơi chỉ hình ảnh mặt trăng in hình xuống làn nước, gợi cảm giác như trăng đang ngâm mình trong nước

+ Còn từ tắm trong câu Mẹ đang tắm cho bé chỉ hành động giội nước lên người hoặc ngâm mình trong nước cho sạch sẽ, mát mẻ.

Câu 4: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Trả lời:

  • Giá trị nội dung

- Cảnh sắc thiên nhiên cùng những điệu hò quen nỗi nhớ quên hương da diết của tác giả

  • Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật tả cảnh độc đáo

- Thành công trong khắc họa nỗi nhớ của tác giả

- Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh gợi cảm

4.    VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn ngắn cảm nhận bài Gò Me

Trả lời:

Tác giả Hoàng Tố Nguyên trong bài thơ “Gò Me” đã dành rất nhiều tình cảm yêu mên, gắn bó và tự hào đối với quê hương đất nước. Điều đó đã được thể hiện qua việc khắc họa những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên và con người Gò Me. Từ việc miêu tả thiên nhiên với những hình ảnh quen thuộc như ngọn hải đăng, con đê cát đỏ, ruộng đồng bát ngát, lửa vàng rực cả góc trời cùng tiếng ngựa leng keng, dòng người đổ xô nhau lên chợ Gò. Tác giả còn ví nước ao làng trong vắt như nước mắt người yêu, khẳng định một tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng dành cho mảnh đất này. Nhà thơ quả thực phải quan sát tinh tế lắm mới nhận ra được những điều đó để đem vào trong từng câu thơ.

Câu 2: Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước trong bài thơ Gò Me

Trả lời:

Bài thơ “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên đã để lại rất nhiều ấn tượng không chỉ bởi vì cảnh đẹp thiên nhiên Gò Me, mà còn là tình cảm của tác giả dành cho con người mảnh đất nơi đây. Trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, quen thuộc và bình dị ấy là hình ảnh con người vô cùng nổi bật. Họ hiện lên cùng với làn điệu hò ngọt ngào, sự cần cù trong lao động và giản dị trong lối sống. Nhà thơ nhớ về quê hương, nhớ về con người nơi đây trong sự bồi hối, xao xuyến. Chính điều đó đã giúp nhà thơ tạo nên một bức tranh làng quê tuyệt đẹp được vẽ bởi người con luôn yêu thương, tự hào và hướng về quê hương, xứ sở của mình.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay