Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 8: Thực hành tiếng việt. Thuật ngữ

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Thực hành tiếng việt. Thuật ngữ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT. THUẬT NGỮ

(15 câu)

1.    NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Thuật ngữ là gì?

Trả lời:

Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ

Câu 2: Đặc điểm thuật ngữ?

Trả lời:

  1. Thuật ngữ còn có trong các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, công nghệ mỗi thuật ngữ được biểu thị bằng một khái niệm và ngược lại

- Mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ

- Đặc điểm này phụ hợp với yêu cầu về tính chính xác, thống nhất, tính quốc tế của khoa học, kĩ thuật, công nghệ

  1. Muối dùng trong phong cách văn bản nghệ thuật, mang sắc thái biểu cảm

→ Thuật ngữ không có tính biểu cảm

Câu 3: Cách sử dụng thuật ngữ như thế nào?

Trả lời:

Thuật ngữ thì cần sử dụng thuật ngữ đúng cách và đúng hoàn cảnh. Muốn thống nhất việc dùng thuật ngữ và hiểu cho chính xác thì phải có định nghĩa hoặc giải thích thuật ngữ trong lĩnh vực khoa học công nghệ tương ứng và có lưu ý đến văn cảnh sử dụng thích hợp.

Trong văn bản bên ngoài lĩnh vực, nếu việc dùng một thuật ngữ có thể gây nhầm lẫn  (vì có nghĩa khác ở lĩnh vực khác) thì phải chú thích, ít nhất cũng cần lưu ý bằng cách in nghiêng hoặc đặt vào ngoặc kép.

Thuật ngữ không được biểu hiện những sắc thái xúc cảm gây mâu thuẫn về giới tính, sắc tộc, tôn giáo, chính trị, giai cấp, địa vị, tuổi tác.

Bên cạnh đó khác với từ ngữ văn chương, việc công nhận thuật ngữ cần có cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và ban hành.

Câu 4: Nêu cách đặt tên thuật ngữ

Trả lời:

Thông thường thuật ngữ có thể được đặt tên theo cách kế thừ, vay mượn hoặc sử dụng cách tạo mới.

Kế thừa: Sử dụng từ ngữ có sẵn trong từ điển nhưng được định nghĩa lại cho phù hợp lĩnh vực của thuật ngữ.

Vay mượn: trong trường hợp thuật ngữ đã được dùng phổ biến hoặc không gây hiểu nhầm thì được để nguyên không thay đổi. Tuy nhiên trong trường hợp vay mượn từ nước ngoài thì thuật ngữ được phiên âm và dùng phổ biến hoặc từ mới nhưng khó phát âm đúng.

Tạo mới: Dùng từ có âm mới hoặc chữ mới hoặc hoàn toàn mới cả âm và chữ. Dùng cụm từ có một bộ phận mới hoặc hoàn toàn mới.

Câu 5: Nêu hai ví dụ về thuật ngữ.

Trả lời:

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nhiệm dân gian về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.

- Xâm thực là làm huỷ hoại dần dần lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhăn: gió, băng hà, nước chảy…

Câu 6: Muốn hiểu nghĩa của thuật ngữ phải làm gì?

Trả lời:

Muốn hiểu nghĩa thuật ngữ cần phải tìm Bảng tra cứu thuật ngữ đặt phía sau cuốn sách (nếu có) hoặc tìm trong từ điểm chuyên ngành.

2.    THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Sắp xếp các thuật ngữ sau vào bảng sau sao cho thuộc lĩnh vực phù hợp:

Văn học

Lịch sử

Toán học

Địa lí

...

...

...

...

Các thuật ngữ: nhân vật, đường thẳng, cổ đại, động đất, hình tròn, sử thi, hiện đại, cách mạng vô sản, biểu đồ, tiểu thuyết, cải cách ruộng đất, từ ghép, Bắc cực, chiến dịch, núi băng, câu cầu khiến, véc-tơ, tổng khởi nghĩa, Trái Đất chu vi, nhiệt đới, tam giác, dấu chấm.

Trả lời:

Văn học

Lịch sử

Toán học

Địa lí

nhân vật, sử thi, tiểu thuyết, từ ghép, câu cầu khiến, dấu chấm

cổ đại, hiện đại, cách mạng vô sản, cải cách ruộng đất, chiến dịch, tổng khởi nghĩa

đường thẳng, hình tròn, véc-tơ, chu vi, tam giác

động đất, Bắc cực, núi băng, Trái Đất, nhiệt đới

Câu 2: Điền các thuật ngữ khoa học vào chỗ trống thích hợp:

- (...) là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác (Vật lí).

- (...) là toàn bộ các quá trình phá hủy lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân: gió, băng hà, nước chảy... (Địa lí)

- (...) là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới (Hóa học).

- (...) là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa (Ngữ văn).

- (...) là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa (Lịch sử).

- (...) là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy (Sinh học).

- (...) là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở mộ điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị đo: m3/s (Địa lí).

- (...) là lực hút của Trái Đất (Vật lí)

- (...) là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất (Địa lí).

- (...) là những chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên (Hóa học).

- (...) là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ (Lịch sử)

- (...) là đường thẳng vuông góc với một đoạn tại điểm giữa của đoạn ấy (Toán học).

Trả lời:

- Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác (Vật lí).

- Xâm thực là toàn bộ các quá trình phá hủy lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân: gió, băng hà, nước chảy... (Địa lí)

- Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới (Hóa học).

- Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa (Ngữ văn).

- Di chỉ là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa (Lịch sử).

- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy (Sinh học).

- Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở mộ điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị đo: m3/s (Địa lí).

- Trọng lực là lực hút của Trái Đất (Vật lí).

- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất (Địa lí).

- Đơn chất là những chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên (Hóa học).

- Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ (Lịch sử).

- Đường trung trực là đường thẳng vuông góc với một đoạn tại điểm giữa của đoạn ấy (Toán học).

Câu 3: Trong đoạn trích này, điểm tựa có được dùng như một thuật ngữ vật lí hay không? Ở đây có ý nghĩa gì?

Nếu được làm hạt giống để mùa sau

Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa

Vui gì hơn làm người lính đi đầu

Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!

            (Tố Hữu, Chào xuân 67)

Trả lời:

- Trong đoạn trích này, điểm tựa không được dùng như một thuật ngữ.

- Ở đây, điểm tựa chỉ nơi làm chỗ dựa chính (ví như điểm tựa của đòn bẩy).

Câu 3: Cho biết hai câu sau đây, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một từ ngữ thông thường.

  1. Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển,... là một hỗn hợp.
  2. Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục.

Hãy đặt câu với từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường.

Trả lời:

- Trong trường hợp (a), từ hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ.

- Trong trường hợp (b) từ hỗn hợp được dùng như một từ thông thường.

Câu 4: Căn cứ vào cách xác định của sinh học, hãy định nghĩa thuật ngữ "cá". Có gì khác nhau giữa nghĩa của thuật ngữ này với nghĩa của từ  theo cách hiểu thông thường của người Việt?

Trả lời:

- Thuật ngữ cá của sinh học: động vật có xương sống, sống ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.

- Theo cách hiểu thông thường của người Việt, cá không nhất thiết phải thở bằng mang.

3.    VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Trong kinh tế học, thuật ngữ thị trường chỉ nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hóa, còn trong quang học, thuật ngữ thị trường chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được. Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm đã nêu ở phần Ghi nhớ không? Vì sao?

Trả lời:

- Hiện tượng đồng âm giữa thuật ngữ thị trường của kinh tế học và thuật ngữ thị trường của quang học không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm.

- Vì đây là hai thuật ngữ được sử dụng trong hai lĩnh vực khác nhau.

Câu 2: Điền các thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống. Cho biết mỗi thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào.

  1. a) /…/ là một phản ứng có toả nhiệt và phát ra ánh súng.
  2. b) /…/ là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
  3. c) /…/ là thiên thể nóng súng, ở xa Trái Đất, là nguồn chiếu sủng vù sưởi ấm chủ yếu cho Trái Đất.
  4. d) /…/ là bộ phận đất liền nhô ra biển hoặc đại dương, có ba mặt tiếp giáp với nước, còn một mặt gắn với lục địa.
  5. e) /…/ là chất chiếm tỉ lệ lớn trong một dung dịch, có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch .
  6. f) /…/ là những đặc tính cụ thể về hình thái, sinh lí, hoá sinh của cá thê sinh vật cùng loài hoặc cùng thứ với nhau.
  7. g) /…/ là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác.
  8. h) /…/ là bộ phận của cây, thường mọc ở cành hay thân và thường có hình dẹt, màu lục, cố vai trò chủ yếu trong việc tạo ra chất hữu cơ nuôi cây.

Trả lời:

  1. a) Cháy là một phản ứng cố toả nhiệt và phát ra ánh súng. (Hoá học)
  2. b) Từ đồng nghĩa /…/ là những từ cố nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. (Ngữ văn)
  3. c) Mặt trời là thiên thê nóng sáng, ở xa Trái Đất, là nguồn chiểu sáng và sưởi ấm chủ yếu cho Trái Đất. (Địa lí)
  4. d) Bán đảo là bộ phận đất liền nhô ra biển hoặc đại dương, có ba mặt tiếp giáp với nước, còn một mặt gắn với lục địa. (Địa lí)
  5. e) Dung môi là chất chiếm tỉ lệ lớn trong một dung dịch, có khả năng hợà tan chất khác để tạo thành dung dịch. (Hoá học)
  6. f) Tính trạng là những đặc tính cụ thể về hình thái, sinh lí, hoá sinh của cá thể sinh vật cùng loài hoặc cùng thứ với nhau. (Sinh học)
  7. g) Sự dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác. (Vật lí)
  8. h) Lá là bộ phận của cây, thường mọc ở cành hay thân và thường có hình dẹt, màu lục, có vai trò chủ yếu trong việc tao ra chất hữu cơ nuôi cây.

Câu 3: Từ mây trong trường hợp nào sau đây được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào được dùng như một từ thông thường?

  1. a) Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. (Nguyễn Du)

b)Mây:trạng thái của nước bốc hơi gặp lạnh ngưng tụ trên không trung.

  1. c) Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi.(Đoàn Văn Cừ)
  2. d) Hôm nay trời nhiều mây.

Trả lời:

  1. a) Từ mâylà từ thông thường (mang tính nghệ thuật).
  2. b) Từ mâylà thuật ngữ.
  3. c) ,d): Từ mâylà từ thông thường.

 

4.    VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Trong đoạn thơ sau, từ hoa, lá có được dùng như một thuật ngữ sinh học hay không? Trong đoạn thơ dưới đây, nó có ý nghĩa gì?

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim  

Hồn tôi là một vườn hoa lá   

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

(Tố Hữu, Từ ấy)

Trả lời:

Trong đoạn thơ, từ hoa, lá không được dùng như một thuật ngữ sinh học (đối chiếu với định nghĩa về hoa, lá trong lĩnh vực Sinh học). Ớ đây, chúng là hình ảnh nghệ thuật, biểu tượng của một tâm hồn tươi đẹp, đang ngập tràn hạnh phúc của người thanh niên mới giác ngộ lí tưởng cách mạng.

Câu 2:  Viết một đoạn văn có sử dụng thuật ngữ dùng trong lĩnh vực văn học.

Trả lời:

Với câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng”, ông cha ta muốn nói về tầm quan trọng của đất đai. “Tấc” chính là một đơn vị đo lường. “Đất” là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh sống hoặc sản xuất. Còn vàng” là một kim loại quý, có giá trị kinh tế cao. Việc so sánh “tấc đất” so sánh với “tấc vàng” đã cho thấy tầm quan trọng của đất đai trong cuộc sống của con người. Từ công việc trồng trọt, chăn nuôi đến việc xây dựng nhà cửa để sinh sống, làm việc hay vui chơi. Đặc biệt nhất, đất đai có ý nghĩa quan trọng với một quốc gia. Đất đai chính là chủ quyền lãnh thổ - điều bất khả xâm phạm của dân tộc. Lịch sử đất nước ta đã trải qua những cuộc đấu tranh, từ kẻ thù phương Bắc đến thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Hàng triệu con người đã đánh đổi xương máu để giữ gìn mảnh đất của quê hương. Khi hiểu được tầm quan trọng của đất đai, chúng ta cần cố gắng để giữ gìn. Cần hạn chế những hành vi có thể làm ô nhiễm nguồn đất. Đồng thời, mỗi người phải biết sử dụng đất một cách hợp lý, nhất là trong sản xuất nông nghiệp nên thường xuyên cải tạo để đất luôn màu mỡ. Ý thức về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc cũng là một điều vô cùng quan trọng. Mỗi người hãy cùng chung tay để bảo vệ tài nguyên đất vô cùng quý giá.
Thuật ngữ được sử dụng: Tục ngữ (Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ lời ăn tiếng nói hằng ngày)

=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Thuật ngữ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay