Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 9: Thực hành tiếng việt. Cước chú, tài liệu tham khảo
Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Thực hành tiếng việt. Cước chú, tài liệu tham khảo. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT. CƯỚC CHÚ, TÀI LIỆU THAM KHẢO
(15 câu)
1. NHẬN BIẾT. (7 câu)
Câu 1: Cước chú là gì?
Trả lời:
- Cước chú là một đoạn chú thích đặt ở cuối trang trong một quyển sách hoặc văn bản. Đoạn chú thích đó có thể là nhận hoặc trích dẫn đến một tham khảo một phần đoạn văn bản.
- Cước chú thường được là một con số nằm phía trên sau đoạn văn bản mà nó muốn chú thích.
Câu 2: Sử dụng cước chú như thế nào?
Trả lời:
- Cước chú được viết dưới dạng một con số nằm giữa cặp ngoặc vuông, như: [1]. Một số ký tự đặc biệt như dấu sao (*) hoặc dấu kiếm (†) cũng được dùng đánh dấu cước chú. Thứ tự thông thường của các ký hiệu là *, †, ‡, §, ‖, ¶. Trong các văn bản như thời khóa biểu, nhiều ký hiệu khác, cùng với chữ và số, cũng được dùng để chỉ đến các cước chú.
- Cước chú được dùng để đưa ra một giải thích có thể gây mất tập trung cho người đọc.
- Bên cạnh cách dùng như chú thích, cước chú còn được dùng để cung cấp thêm những thông tin hoặc những giải thích lạc đề so với đoạn văn bản chính.
Câu 3: Tác dụng của cước chú là gì?
Trả lời:
Cước chú mang lại nhiều ưu điểm đáng kể trong quá trình nghiên cứu và viết văn. Trước tiên, nó giúp người nghiên cứu dễ dàng xác định nguồn tham khảo hoặc dẫn chứng. Thay vì phải mất thời gian lật từng trang sách để tìm kiếm, người đọc chỉ cần nhìn vào cước chú và biết ngay vị trí cụ thể của nguồn tham khảo đó.
Ngoài ra, cước chú còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm chứng và tham khảo chuyên sâu nguồn tài liệu tham khảo. Điều này giúp nâng cao tính chính xác và tin cậy của nghiên cứu.
Câu 4: Ví dụ cước chú?
Trả lời:
– Đạo Phật1 là tôn giáo bất bạo động (ahimsa)2 và an lạc (nirvÏa).3
– “Đạo Phật,4 tôn giáo của hòa bình và an lạc,5 đang đón tiếp mọi người.”6
Câu 5: Tài liệu tham khảo là gì?
Trả lời:
TLTK ngoài ý nghĩa là nơi ghi lại những trích dẫn còn có một ý nghĩa khác; người đọc có thể từ TLTK mà tìm ra các tài liệu gốc. Do đó TLTK phải bao gồm tất cả các tác giả với công trình có liên quan đã được trích dẫn trong luận văn; các chi tiết phải được ghi đầy đủ, rõ ràng và chính xác để độc giả quan tâm có thể tìm được tài liệu đó.
Cũng có khái niệm cho răng: “Tài liệu tham khảo là đề cập đến danh mục hệ thống các tác phẩm của một tác giả hoặc lĩnh vực kiến thức cụ thể”.
Câu 6: Tài liệu tham khảo có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Trích dẫn tài liệu là một trong những việc rất quan trọng trong các bài viết khoa học, báo cáo nghiên cứu, luận văn Thạc sĩ và luận án Tiến sĩ. Việc làm này thể hiện được sự nghiên cứu, tham khảo sâu rộng các kết quả nghiên cứu của những người khác, thừa nhận sở hữu trí tuệ của những người đó.
Trích dẫn tham khảo còn làm tăng giá trị của bài viết nhờ có đối chiếu, tham khảo, so sánh với các nguồn tài liệu từ bên ngoài, thể hiện rõ nguồn gốc các thông tin thu thập được. Giúp phát triển năng lực nghiên cứu nhờ quá trình tìm kiếm và chọn lọc những thông tin có chất lượng, giúp làm tăng khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin và khai thác thông tin; bồi dưỡng ý thức đạo đức nghề nghiệp. Những trích dẫn trong bài cũng là những bằng chứng, cơ sở cho những tranh luận của học viên trong bài viết của mình; minh chứng cho những kết quả, ý tưởng đạt được của mình là mới hoặc hay hơn,… so với những kết quả, ý tưởng của các tài liệu được công bố trước đây.
Ngoài ra, việc trích dẫn TLTK trong khoa học chứng tỏ người viết am hiểu kiến thức trong chuyên ngành, và dẫn người đọc đến nguồn tài liệu liên quan. Trích dẫn TLTK còn cung cấp cho các nhà nghiên cứu khác nguồn gốc của phương pháp sử dụng trong nghiên cứu. Nếu lĩnh vực nghiên cứu còn trong vòng tranh luận thì phần TLTK cần phản ảnh được điều đó.
Câu 7: Ví dụ về tài liệu tham khảo?
Trả lời:
- Vũ Kim Dũng (2006). Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô. NXB Thống kê, Hà Nội.
- Trần Kim Dung (2005). Hướng dẫn viết đề cương nghiên cứu khoa học. Trường đại học kinh tế TPHCM, Hồ Chí Minh.
- Biswas Asit K and John Kolars (1997). Core and Periphery: A Comprehensive Approach to Middle Eastern Water. Oxford University Press, UK.
- Edgar. K. Browning and Mark A. Zupan (2002). Microeconomics: Theory and Applications. John Wiley & Sons, Inc.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Chỉ ra cước chú trên văn bản và tài liệu tham khảo. Mục Tài liệu tham khảo (trích) ở cuối văn bản gồm mấy đơn vị tài liệu, mỗi đơn vị tài liệu có những loại thông tin nào? Việc trình bày tài liệu tham khảo cho văn bản có tác dụng gì?
Trả lời:
- Cước chú trên văn bản và tài liệu tham khảo:
+ Trên văn bản: “ ¹ Nhan đề văn bản do nhóm biên soạn đặt”; “ ¹ Cần phân biệt: “đọc bằng mắt” và “đọc thầm”. Đọc thầm là nhìn vào văn bản, miệng vẫn lẩm bẩm theo từng chưa; đọc bằng mắt là “đọc bằng giọng đọc bên trong” tức “đọc bằng não”
+ Tài liệu tham khảo: “ ¹ Trong sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!, ở mục Tham khảo, trang 276, tác giả A-đam Khu đưa ra một danh mục gồm 22 tài liệu tham khảo. Người biên soạn chỉ trích ra 6 trong số 22 tài liệu ấy.”
- Mục Tài liệu tham khảo (trích) ở cuối văn bản gồm 6 đơn vị tài liệu, mỗi đơn vị có thông tin về tên tác giả, tên văn bản gốc, nơi xuất bản và năm sáng tác.
- Việc trình bày tài liệu tham khảo cho văn bản có tác dụng ghi nguồn được tham khảo để viết văn bản
Câu 2: Chỉ ra cước chú trên văn bản và tài liệu tham khảo. Mục tài liệu tham khảo ở cuối văn bản gồm mấy đơn vị tài liệu, mỗi đơn vị tài liệu có những loại thông tin nào? Việc trình bày tài liệu tham khảo cho văn bản có tác dụng gì?
Trả lời:
– Cước chú trên văn bản và tài liệu tham khảo:
+ Trên văn bản: “ ¹ Nhan đề văn bản do nhóm biên soạn đặt”; “ ¹ Cần phân biệt: “đọc bằng mắt” và “đọc thầm”. Đọc thầm là nhìn vào văn bản, miệng vẫn lẩm bẩm theo từng chưa; đọc bằng mắt là “đọc bằng giọng đọc bên trong” tức “đọc bằng não”
+ Tài liệu tham khảo: “ ¹ Trong sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!, ở mục Tham khảo, trang 276, tác giả A-đam Khu đưa ra một danh mục gồm 22 tài liệu tham khảo. Người biên soạn chỉ trích ra 6 trong số 22 tài liệu ấy.”
– Mục Tài liệu tham khảo (trích) ở cuối văn bản gồm 6 đơn vị tài liệu, mỗi đơn vị có thông tin về tên tác giả, tên văn bản gốc, nơi xuất bản và năm sáng tác.
– Việc trình bày tài liệu tham khảo cho văn bản có tác dụng ghi nguồn được tham khảo để viết văn bản
Câu 3: Các cước chú (“tam bản", "chài") và tài liệu tham khảo trong văn bản có mục đích gì? Em thấy có cần cước chú thêm những từ ngữ, kí hiệu nào khác trong văn bản không?
Trả lời:
Các cước chú (“tam bản", "chài") và tài liệu tham khảo trong văn bản có mục đích giải nghĩa từ khó, làm rõ hơn các thông tin được trình bày trong văn bản.
Theo em, không cần phải cước chú thêm từ ngữ, kí hiệu nào khác trong văn bản.
Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất.
Các cước chú và tài liệu tham khảo trong văn có tác dụng gì?
- Nêu nội dung chính và các nội dung cụ thể của văn bản.
- Giải thích hoặc làm rõ hơn nội dung, đối tượng được đề cập trong văn bản.
- Làm cho hình thức trình bày của văn bản trở nên sinh động hơn.
- Đưa ra những cách hiểu khác về đối tượng được đề cập trong văn bản.
Trả lời:
Đáp án B
3. VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1: Trích dẫn tài liệu tham khảo trực tiếp là gì?
Trả lời:
Là hình thức trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ, quy trình… của bản gốc vào bài viết. Hình thức này cần trích dẫn nguyên văn phải bảo đảm đúng chính xác câu, chữ và ý nghĩa. “Phần trích dẫn nên được đặt trong ngoặc kép”, [số TLTK] đặt trong ngoặc vuông. Không nên dùng quá nhiều cách trích dẫn này vì bài viết sẽ nặng nề và rập khuôn.
Câu 2: Nêu ví dụ trích dẫn tài liệu tham khảo trực tiếp.
Trả lời:
A: Tác giả A viết như sau “Tình hình phân bố bệnh sởi là 10-20%”.
Thì bạn nên trích dẫn lại như sau: “Tình hình phân bố bệnh sởi là 10-20% [A]”, hoặc “Theo tác giả A, tình hình phân bố bệnh sởi là 10-20% [A]”
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Trích dẫn tài liệu gián tiếp là gì?
Trả lời:
Là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo văn phong của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung và nghĩa của bản gốc. Cách trích dẫn được khuyến khích sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, khi trích dẫn theo cách này cần cẩn trọng và chính xác để tránh diễn dịch sai, đảm bảo trung thành với nội dung của bài gốc.
Câu 2: Nêu ví dụ.
Trả lời:
A: Tác giả A viết như sau “Tình hình phân bố bệnh sởi là 10-20%”.
Thì bạn trích dẫn lại như sau: “Tỷ lệ phân bố bệnh sởi trung bình khoảng 15% [A]”, có thể tỷ lệ trung bình không phải là (10+20)/2, nhưng đây chỉ là ví dụ, bạn có thể trích dẫn gián tiếp như vậy.
=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Cước chú và tài liệu tham khảo