Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều Bài 9 văn bản 2: Chiều sâu của truyện Lão Hạc

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9 văn bản 2: Chiều sâu của truyện Lão Hạc. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Cánh diều

BÀI 9: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

VĂN BẢN 2: CHIỀU SÂU CỦA TRUYỆN LÃO HẠC

13 CÂU

1. NHẬN BIẾT (04 CÂU)

Câu 1: Dựa vào nhan đề và các phần của văn bản, hãy chỉ ra luận đề và những luận điểm được triển khai trong văn bản.

Trả lời: 

- Luận đề: giá trị sâu sắc về tư tưởng và nghệ thuật tiềm ẩn trong tác phẩm Lão Hạc.

- Luận điểm: 

+ Nhà văn đã đưa hoạt động giao tiếp (câu chuyện giữa ông giáo và lão Hạc qua hai lần gặp gỡ trở thành đối tượng nhận thức và mô tả trực tiếp tính cách nhân vật;

+ Thông qua nội dung các cuộc trò chuyện ấy, tác giả đã gián tiếp thể hiện một tình thế lựa chọn của lão Hạc (giữa cái sống và cái chết cùng những hệ luỵ của chúng).

Câu 2: Văn bản được viết theo thể loại nào?

Trả lời: 

Văn nghị luận

 

Câu 3: Xác định bố cục của bài Chiều sâu của truyện Lão Hạc. Nêu nội dung bố cục?

Trả lời:

- Phần 1: Từ đầu đến “một tình thế lựa chọn của Lão Hạc”: Đưa ra vấn đề nghị luận

- Phần 2: Từ “như chúng ta thấy” đến “từ điểm then chốt này”: Chứng minh vấn đề được đưa ra.

- Phần 3: Còn lại: Khẳng định vấn đề nghị luận.

 

Câu 4: Dựa vào nhan đề và các phần của văn bản, hãy chỉ ra luận đề và những luận điểm được triển khai trong văn bản.

Trả lời: 

- Luận đề: giá trị sâu sắc về tư tưởng và nghệ thuật tiềm ẩn trong tác phẩm Lão Hạc.

- Luận điểm: 

+ Nhà văn đã đưa hoạt động giao tiếp (câu chuyện giữa ông giáo và lão Hạc qua hai lần gặp gỡ) trở thành đối tượng nhận thức và mô tả trực tiếp tính cách nhân vật;

+ Thông qua nội dung các cuộc trò chuyện ấy, tác giả đã gián tiếp thể hiện một tình thế lựa chọn của lão Hạc (giữa cái sống và cái chết cùng những hệ luỵ của chúng).

 

2. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1:  Văn nghị luận nghiêng về lí lẽ, bằng chứng nhưng cũng giàu tính biểu cảm. Hãy dẫn ra một đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ tình cảm trân trọng, mến phục của người viết đối với tài năng nghệ thuật của Nam Cao.

Trả lời: 

Đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ tình cảm trân trọng, mến phục của người viết đối với tài năng nghệ thuật của Nam Cao:

Nói chung, truyện của Nam Cao không phải là loại truyện giản đơn trong cấu tử, dựng truyện và triển khai mạch truyện; thậm chí không phải là dễ hiểu ngay được các tầng nghĩa nổi chìm trong đó (mặc dù chúng khoác một vẻ ngoài hết sức giản dị, thậm chí trần trụi – có lẽ nhờ đội quân ngôn ngữ lấm láp, quẫy đạp của ông). Thế nhưng truyện Lão Hạc thật tự nhiên, dung dị, hấp dẫn và mênh mông buồn. Tài nghệ và tấm lòng của nhà văn Nam Cao một lần nữa, ở đây, lại được kí thác hết mình.

 

Câu 2: Theo tác giả, cái hay của truyện Lão Hạc thể hiện ở chỗ nào?

Trả lời:

Tác giả nghiệm ra rằng tác phẩm có hai điểm mà tác giả dụng công nhiều nhất đó là 

- Ông đưa ra hoạt động giao tiếp (câu chuyện giữa lão Hạc qua hai lần gặp gỡ) trở thành đối tượng nhận thức và mô  tả trực tiếp)

- Thông qua nội dung các cuộc trò chuyện ấy, tác giả đã gián tiếp thể hiện một tình thế lựa chọn của lão Hạc (lựa chọn giữa cái sống và cái chết cùng với những hệ lụy của chúng)

 

Câu 3: Tìm những chi tiết điển hình minh chứng cho luận đề của tác giả đưa ra?

Trả lời: 

- “Nam Cao chỉ để Lão Hạc tiếp xúc với ông giáo cả thảy hai lần”

- “Toàn bộ câu chuyện là do nhân vật “tôi” – ông giáo – kể lại hai lần gặp gỡ chủ yếu của mình với lão Hạc, ngoài ra còn hai lần khác nữa: lần nói chuyện với vợ và lần nói chuyện với Binh Tư”.

- “Như vậy hầu như từ đầu đến cuối truyện toàn thấy các cuộc trò chuyện mà thôi”

- “Từ việc miêu tả hoạt động giao tiếp của các nhân vật, tác giả đã gián tiếp đưa ra một tình thế lựa chọn của lão Hạc mà các dấu hiệu của nó đã được chuẩn bị ngay từ đầu. Đó là việc giải quyết cái sống và chết”

 

Câu 4: Điểm mà tác giả phát hiện ra sau “cách thức trò chuyện” là những gì?

Trả lời: 

Điều mà người viết phát hiện ra sau "cách thức trò chuyện" là: các nhân vật cứ dần dần lộ ra mỗi lúc một rõ nét những suy tư nội tâm của mình: một bên là người già cả đầy âu lo, toan tính một cách tội nghiệp theo tinh thần khắc kỉ và lòng bác ái Cơ đốc giáo, một bên là người biết lắng nghe, lòng đầy cảm thương, chia sẻ, muốn an ủi, vỗ về,...

 

Câu 5: Phần 4 khái quát điều gì? Vấn đề nghị luận được khẳng định như thế nào?

Trả lời: 

Phần 4 khái quát lại nội dung toàn bài. Vấn đề nghị luận được khẳng định: truyện Nam Cao không phải là loại truyện giản đơn trong cấu tứ, dựng truyện và triển hai mạch truyện.

 

3. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Văn bản này giúp em hiểu sâu sắc hơn điều gì về truyện ngắn Lão Hạc?

Trả lời:

Văn bản này giúp em hiểu sâu sắc hơn về nghệ thuật tiềm ẩn trong truyện ngắn Lão Hạc. Cụ thể hơn là về việc thông qua hoạt động giao tiếp tác giả đã khắc họa tính cách nhân vật, diễn biến tâm trạng, tình thế lựa chọn của lão Hạc (giữa cái sống và cái chết cùng những hệ luỵ của chúng).

 

Câu 2: Em có nhận xét gì về những luận điểm của tác giả sau khi đọc truyện Lão Hạc?

Trả lời: 

- Những luận điểm được đưa ra đã khai thác một cách nhìn khác về truyện ngắn Lão Hạc không chỉ nhìn vào sự cảm động nhất thời mà đi vào chiều sâu của câu chuyện giữa tình cha con, tình hàng xóm và nỗi khổ tâm của lão Hạc.

 

Câu 3: Từ luận điểm của bài Chiều sâu của truyện Lão Hạc em hãy viết một đoạn văn về văn hóa giao tiếp ứng xứ xử trong xã hội hiện nay?

Trả lời:

Ai trong chúng ta khi sinh ra cũng đều phải học hỏi rất nhiều kiến thức trong cuộc sống để hoàn thiện mình trong mọi mặt. Trong đó, cách ứng xử là điều vô cùng quan trọng, nó thể hiện con người chúng ta có phải là người có tri thức, được người khác tôn trọng và kính nể cũng do cách cư xử của con người mà ra. Cách cư xử được thể hiện ra bên ngoài bằng những lời nói hành động, cử chỉ, thái độ của chúng ta với những người xung quanh. Nó thể hiện hành vi trong giao tiếp. Thông qua cách cư xử trong giao tiếp con người ta có thể đoán được tính cách, đạo đức lối sống của một con người. Từ đó, có thể có những cái nhìn thiện cảm hoặc không thiện cảm với một ai đó. Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng không ít người chưa biết cách ứng xử, khi có tiền thì tỏ thái độ hách dịch, trịch thượng, vào một quán ăn thì quát nạt người phục vụ, rồi tỏ vẻ ta đây có tiền là khách vip phải cung phụng chu đáo. Bởi họ luôn nghĩ người có tiền là người có quyền. Nhiều người có chút kiến thức, đã tưởng mình thần thánh lắm rồi, đi đâu cũng tỏ vẻ hay chữ, rồi coi thường người khác vô học này nọ. Mở mồm ra là chê bai người khác thiếu giáo dục. Nhưng thực chất chính họ đang thiếu văn hóa hơn ai hết, bởi họ là người có học mà cũng như không học. Cách cư xử có được cũng do quá trình rèn dũa uốn nắn từ bé của cha mẹ, người thân. Những người có nền giáo dục tốt, cha mẹ có cách ứng xử chuẩn mực hướng con cái tới điều hay lẽ phải. Thì những người con trong gia đình đó khi lớn lên cũng sẽ trở thành những người có cách ứng xử văn hóa, lễ nghĩa.

 

4. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Nêu thêm những bài viết về tác phẩm Lão Hạc?

Trả lời: 

- Lời bình: Lão Hạc

- Cái độc đáo của nhân vật lão Hạc trong thế giới nhân vật Nam Cao.

 

Câu 2: Em hãy “vẽ” nhân vật lão Hạc bằng lời hoặc bằng một nét khắc họa ngoại hình của lão Hạc trong truyện Lão Hạc?

Trả lời: 

- Các em có thể dùng bút vẽ lại ngoại hình

- Hoặc “vẽ” lại bằng lời như sau: nhân vật lão Hạc có dáng người gầy ốm, đôi mắt nhăn nheo, khuôn mặt khắc khổ.

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 9 Đọc 2: Chiều sâu của truyện "Lão Hạc"

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay