Câu hỏi tự luận toán 10 chân trời sáng tạo chương 1 Bài 3: Các phép toán trên tập hợp

Bộ câu hỏi tự luận toán 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận chương 1 Bài 3: Các phép toán trên tập hợp. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 10 chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án toán 10 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 3 : CÁC PHÉP TOÁN TRÊN TẬP HỢP   (15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT ( 3 CÂU)

Bài 1: Cho X = {92; 93; 94; 95; 97} ;Y = {91; 95; 97; 99} .Tìm X ∩ Y

Trả lời:

X ∩Y = {95; 97}

Bài 2: Cho hai tập hợp A = {cam, hồng, tím, xanh} và B = {xoài, cam, na, hồng}. Tìm tập hợp A \ B

Trả lời:

A \ B = {tím, xanh}

Bài 3: Cho tập hợp E = {x N| x < 10} ; M = {1; 3; 5; 7; 9}.Tìm CEM

Trả lời:

CEM = {0; 2; 4; 6; 8}

2. THÔNG HIỂU ( 4 CÂU)

Bài 1: Cho hai tập A = {x ∈ R| x + 3 < 4 + 2x}, B = {x ∈ R| 5x − 3 < 4x −1}.

Tìm các số tự nhiên thuộc cả hai tập A và B.

Trả lời:

A = {x ∈ R| x + 3 < 4 + 2x} ⇒ A = (−1;+ ∞).

B = {x ∈ R| 5x − 3 < 4x −1} ⇒ B = (−∞;2).

A∩ B = (−1;2) ⇔ A∩ B = {x ∈ R| −1< x < 2}

Mà số cần tìm là số tự nhiên => x = 0 hoặc x = 1

Bài 2: Cho A = {0;1;2;3;4}, B = {2;3;4;5;6}. Tìm ( A \ B) ∪ (B \ A)

Trả lời:

A \ B = {0;1}, B \ A = {5;6} ⇒ ( A \ B) ∪ (B \ A) = {0;1;5;6} .

Bài 3: Cho các số thực a, b, c, d và a < b < c < d. Tìm (a;c) ∩ (b;d )

Trả lời:

(a;c) ∩(b;d ) =  (b;c)

Bài 4: Cho A = [4; 7] ; B = [2a + 3b – 1; 3a – b + 5]. Tìm a , b để A = B

Trả lời:

A = B ó 2a + 3b – 1 = 4 ; 3a – b + 5 = 7 ó a = 1; b = 1

3. VẬN DỤNG ( 4 CÂU)

Bài 1: Cho 2 tập hợp X = [−1 ; 4] và Y = [m +1; m + 3] . Tìm m∈ R sao cho Y ⊂ X

Trả lời:

Y ⊂ X ⇔ −1 ≤ m +1 ≤ m + 3 ≤ 4 ⇔ −2 ≤ m ≤1

Bài 2: Cho 3 tập hợp CRM = (- ; 3) ; CRM = (- ; -3) ∪ ( 3; +) ; CRP = ( -2; 3]. Tìm (M ∩ N) ∪ P

Trả lời:

M = [ 3; + ) ; N = [-3; 3]; P = ( - ; -2] ∪ ( 3; +)

M ∩ N = {3} => (M ∩ N) ∪ P = ( - ; -2] ∪ [3; +)

Bài 3: Cho 2 tập hợp A = {x ∈ R |(2x – x2)(2x2 – 3x – 2) = 0};  B = {x ∈ R |(2x2 + x)( 3x – 12m) = 0}. Tìm m để A = B.

Trả lời:

+) (2x – x2)(2x2 – 3x – 2) = 0 ó x = 0 hoặc x = -  hoặc x = 2 => A = {0 ; -  ; 2}

+) (2x2 +x)( 3x – 12m) = 0 ó x = 0 hoặc x = -  hoặc x = 4m => B = {0 ; -  ; 4m}

Để A = B ó 2 = 4m ó m =  

Bài 4 : Cho P = ( m – 1; 5) ; Q = ( 3 ; +) . ( m ∈ R) . Tìm m để P \ Q =

Trả lời:

Điều kiện của tập hợp P : m – 1 < 5 ó m < 6

Để P \ Q =  ó P ⸦ Q ó m – 1 ≥ 3 ó  m ≥ 4

Kết hợp 2 điều kiện ta được 4 ≤ m < 6

4. VẬN DỤNG CAO ( 4 CÂU)

Bài 1: Cho tập hợp A = ( 0; +) và B = {x ∈ R| mx2 – 4x + m – 3 = 0 }. Tìm m để B có đúng hai tập con và B ⸦ A

Trả lời:

Để B có đúng hai tập con thì B phải có duy nhất 1 phần tử và B ⸦ A nên phần tử đó thuộc A.

ó tìm m để phương trình mx2 – 4x + m – 3 = 0 có nghiệm duy nhất > 0

* Với m = 0 ta có : - 4x – 3 = 0 ó x =  ( không thỏa mãn)

* Với m ≠ 0. Phương trình có nghiệm duy nhất lớn hơn 0 ó Δ’ = 0

ó -m2 + 3m + 4 = 0 ó m = -1 hoặc m = 4

    +) m = -1 ta có phương trình -x2 – 4x – 4 = 0 ó x = -2 ( không thỏa mãn)

    +) m = 4 ta có phương trình 4x2 – 4x + 1 = 0 óx =  ( thỏa mãn)

Vậy m = 4

Bài 2: Cho tập hợp A = { x ∈ R| }; B là tập hợp các giá trị nguyên của b để phương trình x2 – 2bx + 4 = 0 vô nghiệm. Tìm phần tử chung của 2 tập hợp trên.

Trả lời:

 ó 2x  x2 + 1 ó ( x – 1)2 ≤ 0 ó x = 1

x2 – 2bx + 4 = 0 vô nghiệm ó Δ’ = b2 – 4 < 0 ó - 2 < b < 2

Vậy phần tử chung của 2 tập hợp A và B là 1

Bài 3: Trong một khoảng thời gian nhất định, tại một địa phương, Đài khí tượng thủy văn đã thống kê được: Số ngày mưa: 10 ngày; Số ngày có gió: 8 ngày; Số ngày lạnh: 6 ngày; Số ngày mưa và gió: 5 ngày; Số ngày mưa và lạnh: 4 ngày; Số ngày lạnh và có gió: 3 ngày; Số ngày mưa, lạnh và có gió: 1 ngày.Vậy có bao nhiêu ngày thời tiết xấu (Có gió, mưa hay lạnh)?

Trả lời:

Ký hiệu A là tập hợp những ngày mưa, B là tập hợp những ngày có gió, C là tập hợp những ngày lạnh.

Ta có: n( A) =10, n(B) = 8 , n(C) = 6, n(A∩ B) = 5, n(A∩C) = 4, n(B ∩C) = 3, n(A∩ B ∩C) = 1

n(A∪ B ∪ C)

= n( A) + n(B) + n(C) − n(A∩ B) − n(B ∩C) − n(C ∩ A) + n( A∩ B ∩C)

=10 + 8 + 6 − (5 + 4 + 3) +1 =13

Vậy số ngày thời tiết xấu là 13 ngày.

Bài 4 : Trong lớp 10A có 45 học sinh trong đó có 25 em thích môn Văn, 20 em thích môn Toán, 18 em thích môn Sử, 6 em không thích môn nào, 5 em thích cả ba môn. Hỏi số em thích chỉ một môn trong ba môn trên.

Trả lời:

Gọi a,b,c theo thứ tự là số học sinh chỉ thích môn Văn, Sử, Toán;

x là số học sinh chỉ thích hai môn là văn và toán

y là số học sinh chỉ thích hai môn là sử và toán

z là số học sinh chỉ thích hai môn là văn và sử

Ta có số em thích ít nhất một môn là 45 − 6 = 39

Dựa vào biểu đồ ven ta có hệ phương trình

a + x + z + 5 = 25 ( 1)

b + y + z + 5 = 18 ( 2)

c + x + y + 5 = 20 ( 3)

x + y + z + a + b + c + 5 = 39 ( 4)

Cộng vế với vế (1), (2), (3) ta có

a + b + c + 2.( x + y + z) +15 = 63 (5)

Từ (4) và (5) ta có

a + b + c + 2.(39 − 5 − a − b − c) +15 = 63

⇔ a + b + c = 20

Vậy chỉ có 20 em thích chỉ một môn trong ba môn trên.

=> Giáo án toán 10 chân trời bài 3: Các phép toán trên tập hợp

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word toán 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay