Câu hỏi tự luận toán 10 chân trời sáng tạo chương 3 Bài 2: Hàm số bậc hai
Bộ câu hỏi tự luận toán 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận chương 3 Bài 2: Hàm số bậc hai. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 10 chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án toán 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 2 : HÀM SỐ BẬC HAI (15 CÂU)1. NHẬN BIẾT ( 3 CÂU)
Bài 1: Hàm số y = ( x – 4).(x + 5) có là hàm số bậc hai không ? Nếu có hãy xác định hệ số a, b, c của hàm số.
Trả lời:
y = ( x – 4).(x + 5) = x2 + x – 20 có dạng y = ax2 + bx + c
=> Hàm số y = ( x – 4).(x + 5) có là hàm bậc hai với hệ số a = 1; b = 1; c = -20
Bài 2: Cho hàm số y = x2 – 4x +8. Hãy xác định tập xác định và tập giá trị của hàm số.
Trả lời:
TXĐ : D = R
y = x2 – 4x + 8 = ( x – 2)2 +4 ≥ 4 => Tập giá trị T = [ 4 ; +)
Bài 3: Xét hàm số bậc hai y = x2 - 6 . Thay dấu ? bằng các số thích hợp để hoàn thành bảng giá trị của hàm số
x | -2 | 1 | 0 | 3 | -4 |
y | ? | ? | ? | ? | ? |
Trả lời:
x | -2 | 1 | 0 | 3 | -4 |
y | -2 | -5 | -6 | 3 | 10 |
2. THÔNG HIỂU ( 4 CÂU)
Bài 1: Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số y = x2 + 4|x| + 3
Trả lời:
x2 ≥ 0 ; | x| ≥ 0 => x2 + 4|x| + 3 ≥ 3
Dấu “=” xảy ra ó x = 0
Vậy giá trị nhỏ nhất của hàm số bằng 3 tại x = 0
Bài 2: Vẽ parabol (P) : y = x2 – 2x - 3
Trả lời:
+) Đỉnh I ( 1; -4) ; trục đối xứng x = 1
+) Giao điểm của đồ thị với trục Oy là A(0 ; -3)
+) Parabol cắt trục hoành tại hai điểm có hoành độ là nghiệm của phương trình x2 – 2x – 3 = 0 ó x = 3 và x = -1
Bài 3: Lập bảng biến thiên của hàm số y = -x2 + 2x + 2. Hàm số này có giá trị lớn nhất hay giá trị nhỏ nhất? Tìm giá trị đó.
Trả lời:
Đỉnh S có tọa độ (1; 3)
Vì hàm số bậc hai có a = -1 < 0 nên ta có bảng biến thiên :
Hàm số đạt giá trị lớn nhất = 3 tại x = 1
Bài 4: Tìm parabol y = ax2 + bx + c biết parabol có đồ thị như hình sau :
Trả lời:
Đồ thị hàm số cắt Oy tai điểm ( 0; -1 ) => c = -1
Đỉnh I ( 1; -3) => = 1 và a + b – 1 = -3
ó 2a + b = 0 ; a + b = -2
ó a = 2 ; b = -4
Vậy parabol cần tìm là y = 2x2 – 4x – 1
3. VẬN DỤNG ( 4 CÂU)
Bài 1: Tìm giá trị của tham số m sao cho giá trị nhỏ nhất của hàm số y = x2 + 2mx + 5 bằng 1
Trả lời:
Hàm số có a = 1> 0 => hàm số đạt giá trị nhỏ nhất khi x = = -m
y(-m) = 1 ó m2 – 2m2 + 5 = 1 ó m2 = 4 ó m = ± 2
Bài 2: Tìm m để đồ thị hàm số y = x2 – 2(m + 1)x + m2 – 3 cắt trục hoành tại 2 điểm phân biệt có hoành độ x1; x2 sao cho x1.x2 = 1
Trả lời:
Phương trình hoành độ giao điểm của hàm số với trục hoành là :
x2 – 2(m + 1)x + m2 – 3 = 0 (*)
Parabol cắt trục hoành tại 2 điểm phân biệt ó (*) có 2 nghiệm phân biệt x1.x2 = 1
ó Δ’ = ( m + 1)2 – (m2 – 3) > 0 ; x1.x2 = m2 – 3 = 1
ó m > -2 ; m = ±2 ó m = 2
Bài 3: Xác định hàm số bậc hai có đồ thị là parabol (P) : y = ax2 + bx + 4 đi qua điểm A( -1; 0) và có trục đối x =
Trả lời:
(P) đi qua điểm A( -1; 0) => 0 = a.(-1)2 + b.(-1) + 4 óa - b = -4 (1)
(P) có trục đối x = = => 5a - b = 0 (2)
Từ (1) và (2) => a = 1 ; b = 5
Vậy hàm số y = x2 + 5x + 4
Bài 4 : Một quả bóng được ném vào không trung có chiều cao tính từ lúc đầu ném ra được cho bởi công thức h(t) = -t2 + 2t + 3 (h tính bằng mét, t tính bằng giây, t ≥0)
- a) Tính chiều cao lớn nhất quả bóng đạt được
- b) Hỏi sau bao lâu quả bóng sẽ rơi xuống mặt đất ?
Trả lời:
- a) h(t) = -t2 + 2t + 3 ó h(t) = -(t – 1)2 + 4 => max h(t) = h(1) = 4
Vậy quả bóng đạt chiều cao lớn nhất bằng 4m tại thời điểm t = 1 giây
- b) Ta có : -t2 + 2t + 3 = 0 ó t = -1 ( loại) hoặc t = 3 ( thỏa mãn)
Vậy sau 3 giây quả bóng sẽ rơi xuống mặt đất.
4. VẬN DỤNG CAO ( 4 CÂU)
Bài 1: Tìm m ≠ 0 để đồ thị hàm số y = mx2 + 2mx + m2 + 2m có đỉnh nằm trên đường thẳng y = x + 7
Trả lời:
Đồ thị hàm số có đỉnh I (- ; - ) => I ( -1; m2 + m)
Vì đỉnh nằm trên đường thẳng y = x + 7
=> m2 + m = (-1) + 7 ó m2 + m – 6 = 0
ó m = 2 hoặc m = -3 ( thỏa mãn)
Bài 2: Tìm m để hàm số y = x2 – 2x + 2m + 3 có giá trị nhỏ nhất trên [2; 5] bằng -3
Trả lời:
Vì y = x2 – 2x + 2m + 3 có a = 1 > 0 => hàm số đồng biến trên khoảng ( 1; +)
=> hàm số đồng biến trên đoạn [2; 5]
=> giá trị nhỏ nhất trên [2; 5] là y(2) = 2m + 3 = -3 => m = -3
Bài 3: Một cửa hàng buôn giày nhập 1 đôi với giá 30 USD. Cửa hàng ước tính rằng nếu đôi giày được bán với giá x USD thì mỗi tháng khách hàng sẽ mua ( 100 – x) đôi. Hỏi cửa hàng bán một đôi giày giá bao nhiêu thì thu được nhiều lãi nhất ?
Trả lời:
Gọi y (USD) là số tiền lãi của cửa hàng bán giày
Ta có : y = ( x – 30). (100 – x) = - x2 + 130x – 3000 = - ( x – 65)2 + 1225 ≤ 1225
Dấu “=” xảy ra ó x = 65
Vậy cửa hàng lãi nhiều nhất khi bán đôi giày với giá 65 USD.
Bài 4 : Chứng minh rằng với mọi m, đồ thị hàm số y = mx2 + 2(m – 2)x – 3m + 1 luôn đi qua hai điểm cố định.
Trả lời:
Gọi A(xo; yo) là điểm cố định của đồ thị hàm số y = mx2 + 2(m – 2)x – 3m + 1 m
ó m(xo2 + 2xo – 3) – 4xo - yo + 1 = 0 m
ó xo2 + 2xo – 3 = 0 và – 4xo - yo + 1 = 0
ó xo = 1 ; yo = -3 hoặc xo = -3 ; yo = 13
Vậy đồ thị luôn đi qua hai điểm cố định là A1 ( 1; -3) và A2( 3; 13) m
=> Giáo án toán 10 chân trời sáng tạo bài 2: Hàm số bậc hai (5 tiết)