Câu hỏi tự luận toán 10 chân trời sáng tạo chương 1 Bài 2: Tập hợp

Bộ câu hỏi tự luận toán 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận chương 1 Bài 2: Tập hợp. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 10 chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án toán 10 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 2 : TẬP HỢP  (15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT ( 3 CÂU)

Bài 1: Viết các tập hợp dưới đây dưới dạng liệt kê các phần tử :

  1. a) Tập hợp A gồm các ước nguyên dương của 12
  2. b) Tập hợp B gồm các số tự nhiên chia hết cho 3 và không vượt quá 15

Trả lời:

  1. a) A = {1; 2; 3; 4; 6; 12} b) B = {0; 3; 6; 9; 12; 15}

Bài 2: Tìm tất cả các tập hợp con của tập:

  1. a) A = {a;b} b) B = {1;2;3}

Trả lời:

  1. a) Có bốn tập con: ∅,{a},{b}và{a;b}
  2. b) Có tám tập con: ∅,{1},{2},{3},{1;2},{2;3},{1;3},{1;2;3}.

Bài 3: Cho tập hợp B = {2; 3; 5; 7; 11; 13; 17}. Trong các số 14; 97; 2; 5; 17 số nào thuộc tập B , số nào không thuộc B ?  ( Dùng kí hiệu ∈ ; ∉)

Trả lời:

14 ∉ B;                 97 ∉ B;                 2 ∈ B;                        5 ∈ B;              17∈ B

2. THÔNG HIỂU ( 4 CÂU)

Bài 1: Cho A = {1; 2; 3; 4; 5} . Viết tất cả các tập con của A có ít nhất ba phần tử.

Trả lời:

Các tập con có ít nhất ba phần tử của A là:

{1; 2; 3}, {1; 2; 4}, {1; 2; 5}, {1; 3; 4}, {1; 3; 5}, {1; 4; 5}, {2; 3; 4}, {2; 3; 5}, {2; 4; 5}, {3; 4; 5}, {1; 2; 3;4}, {1; 2; 3; 5}, {1; 2; 4; 5}, {1; 3; 4; 5}, {2; 3; 4; 5},{1; 2; 3; 4; 5}

Bài 2: Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:

  1. a) T = {x R | (x2 – 10x + 21)(x3 – x) = 0}
  2. b) K = {x N | x + 3 < 4 + 2x ; 5x – 3 < 4x - 1}

Trả lời:

  1. a) (x2 – 10x + 21)(x3 – x) = 0

⬄ x2 – 10x + 21 = 0 hoặc x3 – x = 0

⬄ x = 3 ; x = 7 hoặc x = 0 ; x = ± 1

Vậy T = {3; 7; 0 ; ±1}

  1. b) x + 3 < 4 + 2x ; 5x – 3 < 4x – 1

⬄ x > -1 ; x < 2

⬄ - 1 < x < 2

Mà x  N => x = 0 hoặc x = 1

Vậy K ={0; 1}

Bài 3: Viết mỗi tập hợp sau bằng cách nêu tính chất đặc trưng:

  1. a) M = {0;4;8;12;16;20}
  2. b) N = Tập hợp các điểm thuộc đường tròn tâm I cho trước và có bán kính bằng 5.
  3. c) E = {2;3;5;7;11}

Trả lời:

  1. a) M = x∈ N | x ⁝ 4, x ≤ 20}
  2. b) N = {H | IH = 5; I là điểm cho trước}
  3. c) E = {x∈ N | x là số nguyên tố nhỏ hơn 12}

Bài 4: Cho tập hợp H = { -10; 9,875 ; 0; }. Các mệnh đề sau đúng hay sai ?

  1. a) H ⸦ N b) H ⸦ Z                    c) H ⸦  R    

Trả lời:

  1. a) sai b) sai                          c) đúng

3. VẬN DỤNG ( 4 CÂU)

Bài 1: Kí hiệu M là tập hợp các quốc gia Đông Nam Á.

  1. a) Nêu 4 phần tử thuộc tập hợp M
  2. b) Nêu 3 phần tử không thuộc tập hợp M

Trả lời:

  1. a) Việt Nam; Thái Lan; Singapore; Indonesia
  2. b) Hàn Quốc; Nhật Bản; Hà Lan

Bài 2: Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:

  1. a) Tập hợp A gồm các số chính phương.
  2. b) Tập hợp B gồm các ước chung của 36 và 120.
  3. c) Tập hợp C gồm các bội chung của 8 và 15.

Trả lời:

  1. a) A={0;1;4;9;16;25;36;...}
  2. b) B ={±1;±2;±4;±6;±12}
  3. c) C ={0;±120;±240;±360;...} .

Bài 3: Trong các tập hợp sau tập nào là tập rỗng

  1. a) J = {x∈ Z | |x| <1}
  2. b) N = {x∈ N | x2 − 2 = 0}
  3. c) R = {x∈ R | x2 − 5x + 4 = 0}

Trả lời:

  1. a) J = {0} => J không là tập rỗng
  2. b) x = ±là số vô tỉ => N là tập rỗng
  3. c) R ={1; 4}=> R không là tập rỗng

Bài 4 : Tìm các tập X thỏa mãn {1;2;3} ⊂ X ⊂ {1;2;3;4;5;6}.

Trả lời:

X = {1;2;3} hoặc X = {1;2;3;4} hoặc X = {1;2;3;4;5} hoặc X = {1;2;3;4;5;6}.

4. VẬN DỤNG CAO ( 4 CÂU)

Bài 1: Cho C = ( - 5 ; 2) và D = ( m – 7 ; m) . Tìm m để D ⸦ C

Trả lời:

D ⸦ C ⬄ m – 7 ≥ -5 và m ≤ 2 ⬄ m ≥ 2 và m ≤ 2 ⬄ m = 2

Bài 2: Cho A = {97; 95}; B = {95; x}; C = {x; y; 95}. Tìm các cặp số ( x; y) để A = B = C

Trả lời:

Vì A = B = C nên cả 3 tập hợp A, B, C chỉ chứa 2 phần tử là 97 và 95

=> x = 97 ; y = 97 hoặc y = 95.

Bài 3: Trong các tập sau, tập nào là tập con của tập nào?

A = {1; 2; 3} ;B = {x∈ N| x < 4} ; C = (0;+∞) ; D = {x∈ R| 2x2 − 7x + 3 = 0} .

Trả lời:

A = {1; 2; 3}, B = {0;1; 2; 3}, C = (0;+∞) , D = {; 3}

Do đó: A ⊂ B, A ⊂ C, D ⊂ C.

Bài 4 : Cho N = {4m + 1 | m ∈ Z} ; J = {8n + 17| n ∈ Z}. Chứng minh J ⸦ N

Trả lời:

Xét x tùy ý thuộc J, x có dạng x = 8n + 17 = 4.( 2n + 4) + 1 , n ∈ Z

Đặt m = 2n + 4 => x = 4m + 1 , m ∈ Z => x ∈  N . Vậy J ⸦ N

=> Giáo án toán 10 chân trời bài 2: Tập hợp

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word toán 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay