[Chân trời sáng tạo] Giáo án lịch sử 6 bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triên văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc

Giáo án lịch sử 6 - sách Chân trời sáng tạo. Giáo án bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triên văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô.

Xem video về mẫu [Chân trời sáng tạo] Giáo án lịch sử 6 bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triên văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 17: ĐẤU TRANH BẢO TỒN VÀ

 PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC THỜI BẮC THUỘC

 (2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

Thông qua bài học, HS nắm được:

  • Cuộc đấu tranh chống đồng hoá, tiếp thu văn hoá bên ngoài.
  • Bảo tồn bản sắc văn hoá của nhân dân Việt Nam diễn ra suốt thời Bắc thuộc.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Giới thiệu được những nét chính những nét chính của cuộc đấu tranh về văn hoá và bảo vệ bản sắc văn hoá của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.
  • Yêu nước, sẵn sàng góp sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Hình minh họa về cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời kì Bắc thuộc.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS chơi trò chơi Giải mã ô chữ:

Câu 1 (7 chữ cái): Truyền thuyết giải thích về một phong tục có nội dung ca ngợi tình nghĩa vợ chồng, tình cảm anh em.

Câu 2 (7 chữ cái): Tập tục được người Việt cổ sử dụng để làm đẹp và tránh bị thuỷ quái làm hại.

Câu 3 (9 chữ cái): Tín ngưỡng truyền thống của người Việt để tưởng nhớ về cội nguồn.

Câu 4 (9 chữ cái): Người Việt xem đây là cách làm đẹp và bảo vệ răng.

Câu 5 (7 chữ cái): Nghề rèn đúc kim loại nổi tiếng của người Việt cổ.

Câu 6 (13 chữ cái): Tầng lớp đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc trong thời Bắc thuộc.

Câu 7 (7 chữ cái): Yếu tố này được coi là một tế bào của xã hội.

Câu 8 (8 chữ cái): Tên vị hoàng tử làm bánh chưng, bánh giầy để dâng lên vua Hùng.

Câu 9 (6 chữ cái): Một phong tục phổ biến của người Việt cổ, ngày nay vẫn xuất hiện trong lễ cưới hỏi.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

- GV đặt vấn đề:

+ Từ khóa Tiếng Việt mà chúng ta vừa giải đáp trong phần Giải mã ô chữ, sau giờ học các em sẽ quay lại để tiếp tục bình luận.

+ Suốt hơn một ngàn năm Bắc thuộc, các chính quyền phong kiến phương Bắc đã thi hành chính sách đồng hoá nhằm thủ tiêu quốc gia, dân tộc Việt. Người Việt đã làm gì đề chống đồng hoá, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hoá hình thành tư thời dựng nước? Để tìm hiểu về vấn đề này kĩ hơn, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời bắc thuộc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đấu tranh bảo tồn văn hóa dân tộc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được chính quyền đô hộ đã thi hành chính sách đồng hoá dân tộc ta bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, nhằm ép buộc người Việt theo lễ nghỉ, phong tục Hán. Tuy nhiên, người Việt luôn có ý thức giữ gìn dòng giống Tiên Rồng và nền văn hóa của cha ông để lại.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Trải qua hàng thế kỉ, những ngôi làng Việt ẩn mình sau luỹ tre là thành trì kiên cố bảo vệ văn hoá truyền thống của người Việt đã hình thành và phát triển từ thời Văn Lang, Âu Lạc.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 17.1, 17.2. Hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì về văn hóa người Việt?

 

 

 

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SHS trang 85 và trả lời câu hỏi: Những chuyển biến nào cho thấy chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta thất bại?

 

 

 

 

 

- GV mở rộng kiến thức:

+ Ăn trầu: là phong tục tương truyền có từ thời Hùng Vương. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, đến nay phong tục này vẫn được duy trì và bảo tồn. Trong văn hoá giao tiếp truyền thống của người Việt, miếng trầu như một thông điệp về lòng hiếu khách, một “triết lí siêu ngôn ngữ” để diễn tả tình cảm của con người dành cho nhau. Miếng trầu vì vậy đã đi vào tâm thức người dân Việt với ý nghĩa rất quan trọng như “miếng trầu là đầu câu chuyện” hay đi vào ca dao, thơ ca với nhiều tác phẩm nổi tiếng, như bài thơ Mời trầu của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương:

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôï”.

+ Xăm mình: là phong tục có từ thời dựng nước. Người Việt cổ sống nhiều trong môi trường sông nước nên tin rằng việc xăm mình sẽ không bị thuỷ quái làm hại. Tục này tồn tại đến đời vua Trần Anh Tông cuối thế kỉ XIII mới bỏ.

+ Mặc váy và yếm: là một nét riêng trong trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt. Các chính quyền đô hộ phương Bắc dùng mọi cách bắt người Việt phải theo cách ăn mặc như người Hán nhưng không thành. Người Việt rất tự hào với cái váy mang đậm yếu tố văn hoá bản địa của mình trong so sánh với văn hoá Trung Quốc:

    “Cái trống mà thủng hai đầu

   Bên ta thời có, bên Tàu thì không”

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Đấu tranh bảo tồn văn hóa dân tộc

- Hình ảnh trong Hình 17.1, 17.2 gợi cho em suy nghĩ: người Việt giữ được phong tục tập quán, sống ở làng quê trong những ngôi nhà giản dị. 

 

 

 

 

 

 

 

- Những chuyển biến vcho thấy chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta thất bại:

+ Người Việt vẫn nghe - nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ.

+ Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên tiếp tục được duy trì.

+ Phong tục, tập quán Việt vẫn được giữ gìn như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giầy.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 6 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: TẠI SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ?

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: THỜI KÌ NGUYÊN THỦY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: TẠI SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ?

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: THỜI KÌ NGUYÊN THỦY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X

Chat hỗ trợ
Chat ngay