[Chân trời sáng tạo] Giáo án sinh học 6 bài 27: Nguyên sinh vật

Giáo án sinh học 6 (Khoa học tự nhiên) - sách chân trời sáng tạo. Giáo án bài 27: Nguyên sinh vật. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 27: NGUYÊN SINH VẬT

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

- Sau khi học xong bài này, HS:

  • Dựa vào hình thái nhận biết được một số đại điện nguyên sinh vật trong tự nhiên (ví dụ: trùng roi, trùng giày, tảo lục đơn bào, tảo silic, ...). Nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật.
  • Nêu được mật số bệnh do nguyên sinh vật gây ra. Trình bày được các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tự tìm hiểu về các loại nguyên sinh vật và các bệnh đo nguyên sinh vật gây ra
  • Giao tiếp và hợp tác: Tương tác, chia sẻ tích cực với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về nguyên sinh vật, các bệnh do nguyên sinh vật gây ra và biện pháp phòng chống
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức thu thập dữ liệu, cách thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo khi khám phá nguyên sinh vật trong tự nhiên nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

- Năng lực khoa học tự nhiên

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật; Nêu được vai trò của nguyên sinh vật trong tự nhiên và một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra; Trình bày được các biện pháp phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật
  • Tim hiểu tự nhiên: Quan sát và vẽ được một số đại diện nguyên sinh vật (trùng roi, trùng giày, ...). Tìm kiếm thông tin về các loại nguyên sinh vật, những lợi ích và tác hại do nguyên sinh vật gây ra; Viết được báo cáo mô tả các biểu hiện bệnh và cách phòng chống để tuyên truyền, phổ biến về bệnh do nguyên sinh vật;
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra trong thực tiền dựa trên kiến thức đã học
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tôn trọng ý kiến, hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm khi tham gia trò chơi nhận diện nguyên sinh vật
  • Chủ động thực hiện nhiệm vụ thu thập các dữ liệu để khám phá nguyên sinh vật trong tự nhiên và các bệnh do nguyên sinh vật gây ra.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên: hình ảnh, slide thuyết minh, SGV,....

2 . Đối với học sinh : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
  3. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:

Ở bài 21, em đã quan sát được các sinh vật nào trong nước ao, hồ? Những sinh vật đó có đặc điểm gì? Chúng có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống?Bài 27 ngày hôm nay chúng ta học sẽ tìm hiểu về hình tháu, nhận biết một số đại diện nguyên sinh, hiểu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra và các phòng tránh chúng.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. NGUYÊN SINH VẬT LÀ GÌ?

Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng đặc điểm cấu tạo của nguyên sinh vật

  1. Mục tiêu: HS nhận ra đặc điểm cấu tạo, sự đa dạng về hình dạng, môi trường sống của nguyên sinh vật
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng phương pháp trò chơi, hướng dẫn HS chơi trò Mảnh ghép hoàn hảo để nhận điện được một số nguyên sinh vật và môi trường sống của chúng. GV kết hợp hình 27.1 trong SGK để HS mô tả được cấu tạo của nguyên sinh vật.

GV gợi ý, định hướng để HS thảo luận một số câu hỏi thảo luận trong SGK.

1. Quan sát hình 27.1, em có nhận xét gì về hình dạng của nguyễn sinh vật.

2. Dựa trên hình đạng của các nguyên sinh vật trong hình 27.1, em hãy xác định tên của các sinh vật quan sát được trong nước ao, hồ ở Bài 21.

3. Nguyên sinh vật thường sống ở những môi trường nào? Lấy ví dụ.

4. Nêu đặc điểm cấu tạo nguyên sinh vật bằng cách gọi tên các thành phấn cấu tạo được đánh số từ (1) đến (4) trong hình 27.2. Từ đó, nhận xét về tổ chức cơ thể (đơn bào/ đa bào) của nguyên sinh vật

Sau đó, GV đưa ra câu hỏi củng cố:

* Quan sát cấu tạo của một số đại điện nguyên sinh vật trong hình 27.2, em hãy cho biết những nguyên sinh vật nào có khả năng quang hợp? Giải thích.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm quan sát hình và trả lời câu hỏi

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

1. Nguyên sinh vật là gì?

Tìm hiểu hình dạng đặc điểm cấu tạo của nguyên sinh vật

- Nguyên sinh vật không có hình đạng cố định, chúng có nhiều kiểu hình dạng khác nhau như: hình cầu, hình giày, hình thoi, ....

VD: Tên của các sinh vật quan sát được trong nước ao, hồ như Trùng roi, trùng giày, tảo.

- Đa số nguyên sinh vật sống trong môi trường nước: trùng giày, trùng biến hình, tảo lục, tảo silic; một số loài sống kí sinh trên sinh vật khác như trùng roi.

- Các thành phấn cấu tạo được đánh số từ (1) đến (4) trong hình 27.2: (1) Màng tế bào, (2) Chất tế bào, (3) Nhân, (4) Lục lạp.

- Đa số nguyên sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn bào.

- Tảo có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ vì tế bào chứa lục lạp nên có khả năng quang hợp

  1. BỆNH DO NGUYÊN SINH VẬT GÂY NÊN

Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên

  1. a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về một số bệnh phổ biến, biểu hiện cách phòng chống bệnh có nguyên sinh vật gây nên
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn để HS tìm hiểu về một số bệnh phổ biến, biểu hiện, cách phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây nên:

GV sử dụng phương pháp dạy trực quan kết hợp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, yêu cấu HS tìm hiểu về bệnh do nguyên sinh vật gây ra. Có thể tổ chức dạy học dự án về các bệnh phổ biến, biểu hiện, cách phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra. Qua đó, thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK.

5. Quan sát hình 27.3, 27.4 và hoàn thành bảng theo mẫu

6, Quan sát hình 27.5, kết hợp với thông tin thực tế, em hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

Sau đó, GV đưa ra câu hỏi củng cố:

- Diệt ruổi, muỗi có phải là biện pháp duy nhất phòng chống bệnh sốt rét không? Vì sao?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  

 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + Một số HS phát biểu, bổ sung

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Bệnh do nguyên sinh vật gây nên

a. Tìm hiểu về một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên

Một số biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra:

+        Ngủ màn, diệt ruồi, muỗi, côn trùng, bọ gậy

+        Chỉ sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh

+        Vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường sống và nơi công cộng

+        Tuyên truyền trong cộng đóng ý thức vệ sinh môi trường, ...

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 6 chân trời sáng tạo

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 (SINH HỌC) CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 (SINH HỌC) CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay