[Chân trời sáng tạo] Giáo án sinh học 6 bài 33: Đa dạng sinh học

Giáo án sinh học 6 (Khoa học tự nhiên) - sách chân trời sáng tạo. Giáo án bài 33: Đa dạng sinh học . Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 33: ĐA DẠNG SINH HỌC

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

- Sau khi học xong bài này, HS:

  • Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiến
  • Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về đa dạng sinh học
  • Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về vai trò của đa dạng sinh học; Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm xác định sự đa dạng các nhóm sinh vật tồn tại trong tự nhiên; Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân khi tham gia thảo luận nhóm
  • Giải quyết vấn để và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để vẽ sơ đồ phân biệt các nhóm sinh vật trong tự nhiên.

- Năng lực khoa học tự nhiên

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi trường, ...)
  • Tìm hiểu tự nhiên: Nhận dạng được một số đại diện sinh vật có ích trong tự nhiên và đời sống
  • Vận dụng kiển thức, kĩ năng đã học: Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học.
  1. Phẩm chất
  • Có niềm tin yêu khoa học
  • Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm
  • Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học
  • Luôn cố gắng vươn lên trong học tập
  • Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên: hình ảnh, slide bài giảng, máy chiếu,....

2 . Đối với học sinh : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
  3. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS trò chơi Các mảnh ghép trong thế giới tự nhiên gọi tên sinh vật nhằm giúp HS nhận dạng được hệ thống các nhóm sinh vật và môi trường sống của chúng.

- GV chiếu một đoạn video giới thiệu về một số dạng môi trường sống trong tự nhiên, nên sử dụng các dạng môi trường có trong hoạt động 1 (hoang mạc, đài nguyên, rừng mưa nhiệt đới, ...); hoặc treo tranh về đa dạng sinh học ở một vùng cụ thể (rừng, biển, núi, ...). GV gợi mở để HS nhận ra sự đa dạng của thế giới tự nhiên: số lượng loài, số lượng cá thể trong loài, mời trường sống.

- Đặt vấn đế: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không bảo vệ đa dạng sinh học?

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. Đa dạng sinh học là gì?

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đa dạng sinh học

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm chung của đa dạng sinh học, ...
  2. Nội dung: HS quan sát tranh hình 33.1, 33.2, 33.3, 33.4 và các tranh ảnh, video

khácđể tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

  1. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp kĩ thuật think - pair - share, GV tổ chức cho HS tìm hiểu về đa dạng sinh học thông qua hoạt động thảo luận trong SGK.

1. Quan sát hình từ 33.1 đến 33.4 và thông tin về đa dạng các nhóm sinh vật đã học, em hãy cho biết đa dạng sinh học là gì?

2. Quan sát hình từ 33.2 đến 33.4, em có nhận xét gì về số loài sinh vật trong các môi trường sống khác nhau ? ( Hoàn thành PHT1)

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét và hướng dẫn HS đọc thêm về đa dạng sinh học Việt Nam trong SGK để hướng HS đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường tự nhiên cho các loài sinh vật

1. Đa dạng sinh học là gì?

a. Tìm hiểu về đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống. Đa dạng sinh học thể hiện sự thích nghỉ của sinh vật với các điều kiện sống khác nhau.

Các môi trường sống khác nhau có mức độ đa dạng sinh học khác nhau, thể hiện ở số lượng loài, số cá thể trong loài

PHIẾU HỌC TẬP 1

Đặc điểm

Hoang mạc

Đài nguyên

Rừng mưa nhiệt đới

Khí hậu

Khô nóng, vực nước ít

Mùa đông, băng tuyết phủ gần như quanh năm

Nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho sự phát triển của các loài sinh vật

Thực vật

Thưa thớt, xương rồng

Thưa thớt, chỉ có một số loài như sồi, dẻ

Thực vật có quanh năm, là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài động vật. Đa dạng sinh học thể hiện rõ rệt với số lượng cá thể và số lượng loài lớn và phân bố ở các khu vực khác nhau

Động vật

Chuột nhảy, lạc đà, rắn, hoang mạc

Gấu trắng, cá voi, chim cánh cụt

  1. VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC

Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và thực tiễn

  1. a) Mục tiêu: HS nhận biết được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên.
  2. Nội dung: HS tranh hình 33.5, 33.6 và các tranh ảnh, video tìm hiểu về vai trò của đa dạng sinh học (vai trò làm sạch môi trường qua phân huỷ sinh vật)
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Sử dụng phương pháp dạy học nhóm kết hợp kĩ thuật động não, yêu cầu HS tìm hiểu và viết ra những hiểu biết của các em về vai trò của đa dạng sinh học thông qua quan sát hình 33.5, 33.6, 33.7 và các tranh ảnh, video liên quan khác; định hướng để HS thực hiện các nhiệm vụ trong phần thảo luận trong SGK.

- GV gợi ý: Em hãy kể tên các sinh vật trong hình 33.5 và tìm mối quan hệ về mặt dinh dưỡng giữa chúng.

+ Cỏ, chuột, chim, thỏ, đề, sói, báo, sư tử.

+ Cỏ = Chuột => Chim cú

3. Từ thông tin hình 33.5 và 33.6, em hãy cho biết vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên.

4. Quan sát hình 33.7, em hãy chỉ ra giá trị thực tiễn mà đa dạng sinh học đem lại cho con người. ( Hoàn thiện PHT2)

Sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố:

Em hãy lấy một số ví dụ thể hiện vai trò của đa dạng sinh học ở địa phương em?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo quan sát hình và chuẩn bị câu trả lời

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + Gọi 1 số HS phát biểu và yêu cầu HS hoàn thiện PHT2

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức về vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn

2. Vai trò của đa dạng sinh học

a. Tìm hiểu vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và thực tiễn

- Đa dạng sinh học giúp cân bằng sinh thái, tạo ra mối liên hệ mật thiết, nhất là về mặt dinh dưỡng giữa các loài trong tự nhiên.

- Đa dạng thực vật điều hoà không khí, làm sạch môi trường, chắn sóng và chống sạt lở ven biển.

- Vai trò của đa dạng sinh học ở địa phương em:

+ Cung cấp lương thực- thực phẩm: lợn, gà, vịt,….

+ Cung cấp dược liệu: rau diếp cá, gừng, nghệ

+ Làm cảnh: phong lan, vạn tuế, các loại hoa,….

PHIẾU HỌC TẬP 2

Gía trị của đa dạng sinh học

Tên sinh vật

Tình trạng thực tế

Trồng/ nuôi được kể sử dụng

Thu ngoài thiên nhiên

Làm lương thực, thực phẩm

Cây lúa, khoai, ngô, sắn đậu,…

Lợn, cá, tôm, mực,….

Nấm rơm, nấu sò, nấm hương, ….

Tảo xoắn

Đa số nguồn thực phẩm thông dụng là trồng được và nuôi được

Ít: ếch, ba ba, nấm,….

Làm dược liệu

Hà thủ ôm diếp cá, ổi, tía tô,…

Con trút, rắn, bọ cạp,…

Nấm linh chi, gỗ đinh hương, gỗ mít, san hô,…

Trồng được những cây thuốc thông dụng: diếp cá, tía tôm một số loài nấm

Đa số thu mẫu ngoài thiên nhiên

Làm đồ dùng, vật dụng

Gỗ lim, gỗ đinh hương, gỗ mít, san hô,….

Ít, hiện đang nuôi trồng nhưng phần lớn chưa đủ nằm thu hoạch

Chủ yếu thu mẫu ngoài thiên nhiên

Làm nghiên cứu khoa học

Cây đậu, chuột bạch,….

Chủ yếu nuôi trồng nhằm theo dõi, nghiên cứu

Ít khi thu mẫu ngoài thiên nhiên

Giá trị bảo tồn, du lịch

Vooc Cúc Phương, cá cóc Tam Đảo

 

 

Giá trị kinh tế

Lúa, cao su, cà phê, chè,…

Tôm, lợn, cừu, cá sấu, ong,….

Chủ yếu được nuôi, trồng

Ít

III. BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC

Hoạt động 3:  Tìm hiểu một số hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu về một số hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học
  2. Nội dung: HS quan sát tranh hình 33.8 và các phim ngắn, ảnh tìm hiểu về các hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học hiện nay
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng phương pháp dạy học nhóm kết hợp kĩ thuật tranh biện, yêu cầu HS tìm hiểu và đưa ra chủ đề tranh luận về các hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học. Qua đó, các nhóm HS tranh luận và thực hiện nhiệm vụ trong phần thào luận SGK

5. Quan sát hình 33.8 và kể tên những hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học

Sau đó GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố:

*Vì sao chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 8

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

3. Bảo vệ đa dạng sinh học

a. Tìm hiểu một số hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học

Cần bảo vệ đa dạng sinh học để duy trì sự cân bằng sinh thái; bảo vệ môi trường; duy trì nguồn lương thực - thực phẩm, dược liệu, ... bến vững; chung sống hoà bình với thiên nhiên và bảo vệ được nơi sống, nguồn sống cho nhiều loài sinh vật, giảm nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật quý, hiếm.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 6 chân trời sáng tạo

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 (SINH HỌC) CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 (SINH HỌC) CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay