[Chân trời sáng tạo] Giáo án sinh học 6 bài 25: Vi khuẩn

Giáo án sinh học 6 (Khoa học tự nhiên) - sách chân trời sáng tạo. Giáo án bài 25: Vi khuẩn. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô

Xem: => Giáo án sinh học 6 sách chân trời sáng tạo

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 25: VI KHUẨN

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

- Sau khi học xong bài này, HS:

  • Mô tả được hình đạng và cấu tạo đơn giản dủa vi khuẩn. Nhận thấy được sự đa dạng của vi khuẩn trong tự nhiên.
  • Phân biệt được virus và vi khuẩn.
  • Nêu được vai trò của vị khuẩn trong tự nhiên và thực tiến. Trình bày được một số bệnh do vi khuẩn gây ra và nêu được một số biện pháp phòng chống.
  • Vận dụng những hiểu biết về vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiên như: thức ăn để lâu bị ôi thiu, không ăn thức ăn ôi thiu.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thần và của nhóm khi tìm hiểu về khuẩn
  • Giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về vi khuẩn, các bệnh do vi khuẩn gây ra và biện pháp phòng chống
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức giải quyết vấn đề, cách thức xử lí các văn đề trong học tập và thực tiễn. - Năng lực khoa học tự nhiên

- Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của vỉ khuẩn. Nhận thấy được sự đa dạng của vi khuẩn trong tự nhiên; Phân biệt được virus và vi khuẩn; Nêu được vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và thực tiên. Trình bày được một số bệnh do vi khuẩn gây ra và nêu được một số biện pháp phòng chống
  • Tìm hiểu tự nhiên: Tìm kiếm thông tin về lợi ích và tác hại do vi khuẩn gây ra;
  • Viết được báo cáo mô tả các biểu hiện bệnh và cách phòng chống để tuyên truyền, phổ biến về bệnh do vi khuẩn;
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về vị khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn như: thức ăn để lâu bị ôi thiu, không nên ăn thức ăn ôi thiu, cách bảo quản thực phẩm đã chế biến và thực phẩm tươi sống.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng thông qua hiểu biết về bệnh do vi khuẩn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên: hình ảnh minh họa, slide bài giảng,....

2 . Đối với học sinh : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
  3. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:

Dẫn dắt: Thưc ăn không được bảo quản hợp lí đúng cách sẽ rất dễ bị ôi thiu. Vậy nguyên nhân nào làm cho thức ăn dễ bị ôi thui. Việc sử dụng những loại thức ăn ôi thiu đó sẽ có tác hại gì? Bài học ngày hôm nay chúng ta đi tìm hiểu về về vi khuẩn, về hình dạng, cấu tạo của vi khuẩn, nhận ra được sự đa dạng cũng như tìm hiểu được vai trò ứng dụng của chúng trong bài 27 để tìm ra nguyên nhân trả lời cho câu hỏi đó

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. ĐẶC ĐIỂM CỦA VI KHUẨN

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình dạng và cấu tạo của vi khuẩn

  1. Mục tiêu: HS nhận biết sự tồn tại của vi khuẩn xung quanh chúng ta; nêu được các đại điện, mô tả được hình dạng và các thành phần cấu tạo nên vi khuẩn.
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV giới thiệu hình 25.1, 25.2 trong SGK, có thể chuẩn bị bộ ảnh về các loại vi khuẩn khác nhau và cấu tạo vi khuẩn; sử dụng phương pháp trực quan kết hợp kí thuật hỏi - đáp để hướng dẫn HS hoạt động cá nhân hoặc theo cặp đôi; gợi ý và định hướng cho HS thảo luận các câu hỏi thảo luận trong SGK.

1. Quan sát hình 25.1, em có nhận xét gì về hình dạng của các loại vi khuẩn. Lấy ví dụ.

2. Tìm hiểu thông tin về sự phân bố của vi khuẩn trong tự nhiên. Em có nhận xét gì về môi trường sống của vi khuẩn? Lấy ví dụ.

3. Quan sát hình 25.2, em hãy xác định các thành phần cấu tạo vi khuẩn bằng cách chú thích các phần được đánh dấu từ (1)- (4).

Sau đó GV đưa ra câu hỏi củng cố:

Đặc điểm cấu tạo của virus và vi khuẩn khác nhau như thế nào?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

1. Đặc điểm của vi khuẩn

a. Tìm hiểu đặc điểm hình dạng và cấu tạo của vi khuẩn

+ Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau: hình que (trực khuẩn lị, trực khuẩn đường ruột), hình cầu (tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn) và hình xoản (xoắn khuẩn); một số vi khuẩn có hình dấu phẩy (phẩy khuẩn tả).

+ Vi khuẩn có mặt ở khắp mọi nơi như: trong thức ăn ôi thiu, quần áo bẩn, vật dụng trong gia đình, trên cơ thể người, ...

+ Vi khuẩn trong tự nhiên phân bố ở các môi trường khác nhau như: đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật, trong lòng đất, ...

* Hình 25.2: Các thành phần cấu tạo vi khuẩn:

(1) Màng tế bào

(2) Chất tế bào

(3) Vùng nhân

(4) Thành tế bào

Virus chưa có cấu tạo tế bào, vi khuẩn có cấu tạo tế bào nhân sơ

  1. VAI TRÒ CỦA KHUẨN

Hoạt động 2: tìm hiểu lợi ích của vi khuẩn trong tự nhiên và đời sống con người

  1. a) Mục tiêu: HS nhận ra vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và đời sống con người.
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn để thông qua tình huống đặt ra: Điều gì sẽ xảy ra với xác động vật, thực vật trong đất? HS hoạt động theo nhóm kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn để thực hiện các bước đưa giả thuyết và phương án giải quyết vấn đề. Sau đó, GV gợi ý và định hướng cho HS thảo luận các nội dung câu hỏi trong SGK.

4. Quan sát hình 25.3, em hãy nêu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên.

5. Nêu vai trò của vi khuẩn trong quá trình chế biến các sản phẩm ở hình 25.4. Kể tên một vài ứng dụng của vi khuẩn trong thực tiễn.

Sau đó GV đưa ra câu hỏi củng cố:

Hãy để xuất một số phương pháp bảo quản thực phẩm trong gia đình.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm, quan sát  và trả lời của GV

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + Một số HS xung phong phát biểu trước lớp, các học sinh còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và bổ sung thêm kiến thức:

Trong gia đình, để bảo quản tốt thức än, chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp như: lên men (phương pháp muối chua), sấy khô (đặc biệt với các loại hoa quả), bảo quản trong tủ lạnh (thức ăn nên để trong hộp có nắp kín hoặc đóng gói kín, khi bảo quản phải lưu ý thời gian bảo quản tối đa cho mỗi loại thực phẩm. Rau, củ, quả hạn chế bảo quản trong ngăn đá vì sẽ làm phá vỡ màng tế bào, khi đưa ra ngoài dễ bị dập).

2. Vai trò của khuẩn

a. Tìm hiểu lợi ích của vi khuẩn trong tự nhiên và đời sống con người.

- Trong tự nhiên, vi khuẩn tham gia vào quá trình phân huỷ xác sinh vật chết, là một mắt xích trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên.

- Vai trò của vi khuẩn trong quá trình chế biến các sản phẩm:

+ Vi khuẩn lên men một số thực phẩm như: rau, củ, quả, thịt, cá, ...

+ Ứng dụng vi khuẩn trong thực tiễn: chế biến thức ăn, làm sửa chua, ...

- Trong gia đình, để bảo quản tốt thức än, chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp như: lên men, sấy khô, bảo quản trong tủ lạnh,…

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số bệnh do vi khuẩn và các biện pháp phòng chống

  1. Mục tiêu: Gv hướng dẫn HS tìm hiểu về một số bệnh phổ biến, biểu hiện và cách phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra
  2. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng phương pháp dạy trực quan kết hợp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, yêu cầu HS tìm hiểu về bệnh do vi khuẩn gây ra. Qua đó, thảo luận và trả lời các câu hỏi trong SGK

6. Quan sát hình 25.5 và 25.6 và hoàn thành bảng theo mẫu

7. Theo em bệnh do vi khuẩn gây ra có thể lây bệnh truyền theo con đường nào? Hãy nêu một  số biện pháp phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra

Sau đó GV đưa ra câu hỏi củng cố:

Từ các con đường lây truyền bệnh, em hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 6,7 và câu hỏi củng cố.

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

 

b. Tìm hiểu một số bệnh do vi khuẩn và các biện pháp phòng chống

- Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống là chủ yếu. Chúng có thể lây nhiễm thông qua việc sử dụng thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh; qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn gây bệnh; qua đường không khí (hô hấp);....

- Một số biện pháp phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra:

+        Vệ sinh môi trường sạch sẽ, ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi

+        Chú ý đeo khẩu trang nơi công cộng hoặc khi đi vào nơi có cảnh báo vùng dịch, tránh tiếp xúc gần với người khác

+        Tăng cường bồi bổ cơ thể để tăng sức để kháng;

+        Sử dụng thuốc kháng sinh đúng bệnh, đúng cách để đạt hiệu quả

+         Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

VD: Một số biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy:

+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ, ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi;

+ Sử dụng thuốc kháng sinh đúng bệnh, đúng cách để đạt hiệu quả;

+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 6 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 (SINH HỌC) CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 (SINH HỌC) CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay