[Chân trời sáng tạo] Giáo án sinh học 6 bài 28: Nấm

Giáo án sinh học 6 (Khoa học tự nhiên) - sách chân trời sáng tạo. Giáo án bài 28: Nấm. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 28: NẤM

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

- Sau khi học xong bài này, HS:

  • Quan sát và vẽ được một số đại diện nấm.
  • Nêu được sự đa dạng của nấm. Phân biệt được nấm đơn bào, nấm đa bào; nấm đảm, nấm túi; nấm ăn được, nấm đặc.
  • Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và thực tiễn. Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. Trình bày được biện pháp phòng chống bệnh do năm.
  • Giải thích được một số khâu trong kĩ thuật trắng nấm.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi
  • tìm hiểu về đa dạng nấm và vai trò của nấm; Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân khi tham gia thảo luận nhóm
  • Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về đặc điểm của nấm men, nấm mốc, nấm rơm; Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập
  • Xác định được sự tồn tại của cơ thể nấm đơn bào và cơ thể nấm đa bào trong tự nhiên
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để phân biệt nấm ăn được và nấm không ăn được trong tự nhiên.

- Năng lực khoa học tự nhiên

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được một số đại diện nấm trong tự nhiên thông qua hình ảnh, mẫu vật (nấm đảm, nấm túi, ....)
  • Tìm hiểu tự nhiên: Xác định được nấm đơn bào, nấm đa bào; Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nấm
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trồng nấm rơm
  1. Phẩm chất
  • Có niềm tin yêu khoa học;
  • Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm;
  • Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học
  • Luôn cố gắng vươn lên trong học tập
  • Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên: tranh ảnh của một số đại diện nấm, slide bài giảng, máy chiếu, SGV,....

2 . Đối với học sinh : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
  3. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

- Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:

Trong tự nhiên, có nhiều loại nấm ăn được có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cũng có nhiều loại nấm độc, gây bệnh, làm hỏng thực phẩm. Vậy các loại nấm đó có đặc điểm gì khác nhau?

- GV trình chiếu hình ảnh về một số loài nấm, hỏi HS cách phân biệt nấm ăn được là nấm độc. HS sẽ cảm thấy bối rối vì rất khó xác định được 2 loại nấm trên. Từ đó, GV định hướng: khi đi tìm hiểu ngoài thiên nhiên nếu gập bất kì loại nấm nào cũng không được đua về chế biến nếu không rõ loại nấm đó ăn được hay không.

- GV đặt vấn đề: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm những đặc điểm đặc trưng để phân biệt các loại nấm, trong đó có nấm ăn được và nấm độc.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA NẤM

  1. Mục tiêu: Thực hành quan sát một số loại nấm
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn cho HS quan sát nấm bằng mắt thường và bảng kính lúp, nhận biết cây nấm và nhận dạng được một số đại diện nấm phổ biến trong đời sống.

GV yêu cầu HS làm bộ sưu tập ảnh về nấm và thảo luận các câu hỏi trong SGK.

1. Gọi tên một số nấm thường gặp trong đời sống.

2. Vẽ sợi nấm mốc và một số loại nấm lớn mà em quan sát được.

GV yêu cầu: vẽ mô phỏng được sợi nấm mốc và phác hoạ được nấm rơm, nấm hương.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm quan sát tranh ảnh trả lời câu hỏi và vẽ mô phỏng lại theo những gì em quan sát

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Gv đánh giá kết quả hoạt động của HS

1. Đặc điểm của nấm

Một số nấm thường gặp trong đời sống: Nấm rơm, nấm hương, nấm kim châm, nấm mộc nhĩ, nấm linh chỉ, ...

* Quan sát một số loại nấm ( nấm lớn, nấm mốc)

- HS tự vẽ mô phỏng được sợi nấm mốc và phác hoạ được nấm rơm, nấm hương.

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng của nấm

  1. a) Mục tiêu: HS tìm hiểu các loại nấm trong tự nhiên để thấy được sự đa dạng của nấm, từ đó phân biệt nấm đảm và nấm túi, nấm đơn bào và nấm đa bào, nấm ăn được và nấm độc
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức trò chơi đuổi hình bắt chữ giúp HS hệ thống hóa sự có mặt của các dạng nấm trong tự nhiên và trong đời sống. Đồng thời, GV hướng dẫn HS gọi đúng tên các loại nấm đã nhận biết trong phần thực hành

GV chuẩn bị bộ ảnh về đa dạng nấm và hướng dẫn HS quan sát hình 28.1 của SGK, thảo luận nhóm, thực hiện các yêu cầu tiếp theo của SGK

Quan sát hình 28.1,28.2 và trả lời câu hỏi từ 3 đến 5:

3. Hãy nhận xét về hình dạng của nấm

4. Em hãy phân biệt nấm túi và nấm đảm. Các loại nấm em quan sát ở hoạt động thực hành thuộc nấm đảm hay nấm túi?

5. Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa cấu tạo cơ thể nấm độc và các loại nấm khác.

6. Đặc điểm cấu tạo tế bào nấm men có gì khác với cấu tạo tế bào các loài nấm còn lại? Từ đó, em hãy phản biệt nấm đơn bào và nấm đa bào.

Sau khi HS hoạt động trả lời xong, Gv đưa ra câu hỏi củng cố:

+ Em hãy xác định môi trường sống của một số nấm bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu.

+ Kể tên một số loại nấm ăn được mà em biết

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm, chơi trò chơi và thực hiện nhiệm vụ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  

 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

GV bổ sung giới thiệu thêm những loại nấm độc ở Việt Nam như:

+ Nấm độc tán trắng: gây ra tình trạng suy gan, suy thận nặng thậm chí là tử vong


+ Nấm phiến đốm chuông: có kích thước mini lại chứa chất độc gây ảo giác mạnh.

b. Tìm hiểu sự đa dạng của nấm

- Hình dạng của nấm đa dạng: hình bầu dục, hình cốc, hình mũ, hình sợi,....

- Có thể phân biệt nấm túi và nấm đảm đựa vào cơ quan sinh sân là bào tử. Nấm túi có túi bào tử, trong khi nấm đảm có đảm bào tử.

Trong phần thực hành, nấm đảm gồm có nấm hương, nấm rơm, nấm mộc nhị, nấm độc đỏ, nấm sò, ...; nấm túi gồm có nấm mốc, nắm cốc, nấm bụng dê, ...

- Điểm khác biệt giữa cấu tạo cơ thể nấm độc và các loại nấm khác:

+ Nấm thường được sử dụng làm thức ăn: nấm hương, nấm sò, nấm mộc nhĩ, nấm bụng dê, nấm kim châm, rấm rơm,….

+ Nấm không nên ăn: nấm mốc cà chua (có thể gây đau bụng hoặc ngộ độc khi ăn phải)

+ Nấm độc: nấm độc đỏ, nấm độc tán trắng.

+ Cấu tạo chung của nấm gồm có mũ nấm, cuống nấm và sợi nấm. Nấm độc thường có thêm một số bộ phận như vòng cuống nấm, bao gốc nấm và thường có màu sắc sặc sỡ.

- Đặc điểm cấu tạo tế bào nấm men khác với cấu tạo tế bào các loài nấm còn lại:

+ Nấm men có cơ thể cấu tạo chỉ gồm 1 tế bào nén gọi là nấm đơn bào; các loài nấm còn lại trong hình 28.1 có hệ sợi nấm cấu tạo từ nhiều tế bào nên được gọi là nấm đa bào.

+ Nấm đơn bào chỉ có một tế bào. Nấm đa bào có hệ sợi nấm đa bào.

- Môi trường sống của một số loài nấm:

Tên nấm

Môi trường

Nấm rơm

Rơm rạ

Nấm mộc nhĩ

Thân cây gỗ mục, môi trường ẩm

Nấm mốc

Quần áo, tường ẩm, đồ dùng, trên cơ thể sinh vật,…

Nấm cốc

Thân cây mục

Nấm độc tán trắng

Trong rừng những nơi môi trường ẩm

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 6 chân trời sáng tạo

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 (SINH HỌC) CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 (SINH HỌC) CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay