Đáp án Tiếng Việt 4 kết nối tri thức Bài 23: Đường đi Sa Pa
File đáp án Tiếng Việt 4 kết nối tri thức Bài 23: Đường đi Sa Pa. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
BÀI 23: ĐƯỜNG ĐI SAPA
PHẦN ĐỌC
Khởi động: Đọc một số câu thơ, bài ca dao nói về cảnh đẹp của đất nước. Chia sẻ với bạn nội dung những câu thơ, bài ca dao đó.
Trả lời:
Một số bài thơ viết về quê hương mà em yêu thích là:
+ Quê hương (Đỗ Trung Quân)
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con chèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”…
+ Quê hương (Tế Hanh)
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” …
+ Bài thơ Hắc Hải (Nguyễn Đình Thi)
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.
-> Các bài thơ trên đều viết về quê hương, - Quê hương là những gì gần gũi, thân thuộc, thiêng liêng nhất với mỗi chúng ta; là cây đa, bến nước, sân đình, là con đường làng phủ đầy rơm rạ những ngày mùa, … Tình yêu quê hương là một trong những tình cảm ấm áp, sâu bền nhất, luôn hiện diện trong sâu thẳm trái tim ta và là hành trang quý giá giúp ta khôn lớn trưởng thành.
Câu 1: Cảnh vật trên đường đi Sa Pa có gì đẹp?
Trả lời:
Những đám mây, uốn quanh những ngọn thác đẹp và lượn sát những cánh rừng. Cảnh làng xóm ven đường cũng thật đẹp, thật yên ả, êm đềm với những vườn đào đang trổ hoa, với những con ngựa đẹp nhiều màu sắc được chăn thả trong vườn. Đi lên Sa Pa ta có cảm giác như đi trong cảnh tượng huyền ảo của chốn thần tiên.
Câu 2: Cảnh buổi chiều ở thị trến nhỏ trên đường đi Sa Pa được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
Một thị trấn ở miền núi cao, có các em bé dân tộc ăn mặc những bộ quần áo nhiều màu đang chơi đùa. Phiên chợ đông vui, người ngựa rộn ràng nhưng tất cả lại ẩn hiện trong màn sương chiều mờ tím. Đây là cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu.
Câu 3: Cụm từ " thoắt cái" lặp lại nhiều lần trong đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên ở Sa Pa muốn nhấn mạnh điều gì? Tìm câu trả lời đúng.
- Bốn mùa xuân hạ thu đông nối tiếp nhau trôi đi rất nhanh
- Cảnh vật thiên nhiên và thời tiết ở Sa Pa thay đổi từng ngày.
- Một ngày ở Sa Pa như trải qua nhiều mùa, tạo cảm giác bất ngờ, thú vị.
- Một ngày ở Sa Pa rất dài, có đủ bốn mùa.
Trả lời:
Chọn đáp án: C. Một ngày ở Sa Pa như trải qua nhiều mùa, tạo cảm giác bất ngờ, thú vị.
Câu 4: Vì sao tác giả khẳng định: " Sa Pa là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta."?
Trả lời:
Vì quang cảnh ở đây rất đẹp, có núi, có thác, có rừng, cây cối luôn tốt tươi, có nhiều thứ hoa quý hiếm, làng xóm yên ả, thanh bình, khí hậu thì không nóng bức bao giờ, quanh năm mát mẻ hay se lạnh.
Câu 5: Em thích hình ảnh nào trong bài đọc?
Trả lời:
Em thích hình ảnh thị trấn vào buổi chiều.
Khi tả cảnh thị trấn miền núi tác giả đã nêu ra một cảnh tượng đặc trưng mà phố xá dưới xuôi không bao giờ có cả.
Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1: Nêu sự khác nhau về cách viết hoa tên người với tên cơ quan, tổ chức dưới đây
Tên người |
Tên cơ quan, tổ chức |
Lý Thường Kiệt Trần Hưng Đạo Chu Văn An |
Tổ chức Y tế Thế giới Tổ chức Thương mại Thế giới Bộ Giáo dục và đào tạo |
Trả lời:
Tên người thì phải viết hoa các chữ cái đầu của từng chữ còn tên của các tổ chức thì viết hoa những chữ cái đứng đầu danh từ riêng.
Câu 2: Nhận xét cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức sau:
- Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam
- Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam
- Trung tâm Chiều phim Quốc gia
Trả lời:
Các tổ chức trên đều được viết theo quy tắc: Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây viết hoa đúng tên cơ quan, tổ chức?
a,
Ban công tác thiếu nhi trung ương Đoàn
Ban Công Tác thiếu nhi Trung ương Đoàn
Ban Công tác Thiếu nhi Trung Ương Đoàn
Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn
b,
Câu lạc bộ tiếng Anh tiểu học
Câu lạc bộ Tiếng Anh tiểu học
Câu lạc bộ Tiếng Anh Tiểu học
Câu lạc bộ tiếng Anh Tiểu học
Trả lời:
a, Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn
b, Câu lạc bộ Tiếng Anh Tiểu học
Câu 4: Viết
a, Tên tổ chức của Đội của trường em
b, Tên một cơ quan hoặc tổ chức mà em biết
Trả lời:
a, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
b, Liên Minh Châu Âu
VIẾT
Câu 1: Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 22, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.
Trả lời:
Ở sân trường nơi em học luôn ngập tràn bóng mát vì ở trường em có rất nhiều cây xanh. Những cây xanh này luôn mang lại cho em những bóng râm mát, đặc biệt là cây bàng nơi sân trường em đã trồng được từ rất lâu rồi.
Có thể thấy được cũng từ ngày chuyển tới lớp học mới này, em mới nhận ra cây bàng cao lớn ngả tán lá bàng dường như đã che khuất ánh nắng chói chang ngày hè nơi cửa sổ em ngồi. Ngắm nhìn những chiếc lá bàng to hơn bàn tay người lớn, có hình bầu dục như ghép lại với nhau thành một chiếc ô khổng lồ có nhiệm vụ mang lại bóng râm cho chúng em chơi đùa hay học bài ở dưới gốc cây trong giờ ra chơi.
Không biết cây bàng ở sân trường em trồng lâu chưa, nhưng phần thân cây to lắm, màu nâu sậm. Nếu như sờ lên thân cây có cảm giác hơi sần sùi và xù xì lắm, lý do bởi những dấu vết của thời gian để lại theo năm tháng. Chao ôi! Phần thân cây lớn đến nỗi một vòng tay của em ôm không xuể. Và em được bác bảo vệ nói cây bàng này cũng đã được trồng từ rất lâu rồi, không ai có thể nhớ chính xác nữa. Phần rễ cây như cắm sâu xuống mặt đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Có những cái rễ cây không chịu nghe lời mà gồng mình lên ra khỏi mặt đất và nhìn từ xa trông như những con rắn khổng lồ vậy.
Em nhận thấy được ở xung quanh gốc cây là một bồn cây nhỏ được xây lên để bảo vệ những chiếc rễ nhô lên mặt đất. Lý do chính bởi cây bàng nằm ở đối diện lớp em nên chúng em được giao nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ cho cây. Em sẽ luôn yêu quý cũng như chăm sóc cho cây bàng thật cẩn thận.
Câu 2: Đọc soát chỉnh sửa.
a, Đọc lại bài của em để phát hiện lỗi
b, Chỉnh sửa
Sửa lỗi trực tiếp vào bài hoặc ghi vào sổ tay những lỗi cần sửa.
Trả lời:
a, Xem các lỗi có thể mắc phải như
- Lỗi sắp xếp ý
- Lỗi dùng từ, viết câu
- Lỗi chính tả
b, Học sinh tự sửa những chỗ chưa hợp lí.
Câu 3: Trao đổi với người thân về bài văn tả cây em đã viết và xin ý kiến góp ý.
Trả lời:
Xin góp ý về việc sắp xếp ý và việc dùng từ hợp lý.....
=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối Bài 23: Đường đi Sa Pa