Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối Bài 23: Đường đi Sa Pa
Giáo án Bài 23: Đường đi Sa Pa sách Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 4 KNTT. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối Bài 23: Đường đi Sa Pa
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 23: ĐƯỜNG ĐI SA PA
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài đọc Đường đi Sa Pa. Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài.
- Hiểu nghĩa của từ ngữ, hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của Sa Pa qua lời văn miêu tả, biểu cảm của tác giả.
- Hiểu được điều tác giả muốn nói thông qua bài đọc: vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và tình yêu của tác giả dành cho đất nước.
- Ôn lại quy tắc viết hoa tên cơ quan, tổ chức.
- Biết viết bài văn miêu tả cây cối.
- Biết thể hiện tình cảm, cảm xúc trước những cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (nắm được đặc điểm của văn bản thông tin hướng dẫn thực hiện một công việc).
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Các video ghi lại phong cảnh Sa Pa, phong cảnh 3 miền Bắc – Trung – Nam
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||
TIẾT 1: ĐỌC | |||||||||||||
ÔN BÀI CŨ - GV mời 1 - 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu trong bài Cái cầu. - GV nêu câu hỏi: Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu nào? Vì sao? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV ghi nhận đáp án hợp lí: + Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu trong ảnh cha gửi, cây cầu có tên Hàm Rồng. Vì đây là cầu do chính tay cha tham gia thi công, cây cầu đem lại niềm tự hào cho bạn nhỏ (bạn gọi đó là “cầu của cha”). + Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu trong ảnh cha gửi, vì cây cầu đó bắc qua sông Mã thân thương ở quê bạn. + Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu Hàm Rồng vì đây là cây cầu lớn có xe lửa đi qua,... A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS: Đọc một số câu thơ, bài ca dao nói về cảnh đẹp của đất nước. Chia sẻ với bạn nội dung những câu thơ, bài ca dao đó - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và thảo luận. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét và ghi nhận đáp án hợp lí: Sáu nhất là sông Bạch Đằng, Ba lần giặc đến ba lần giặc tan. Cao nhất là núi Lam Sơn, Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra. (Ca dao) Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh, Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm. Ai đi Châu Đốc, Nam Vang, Ghé qua Đồng Tháp bạt ngàn bông sen. (Ca dao) - GV trình chiếu video về cảnh đẹp đất nước. - GV trình chiếu tranh minh họa bài đọc SGK tr.106. - GV dẫn dắt vào bài đọc: Đất Nước Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho rất nhiều cảnh sắc hùng vĩ, rộng lớn. Trên mảnh đất hình chữ S, đầu đâu cũng sở hữu những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp. Từ đồi núi hoang sơ, đồ sộ, những thung lũng bạt ngàn đến biển cả với những bãi cát vàng trải dài từ Bắc đến Nam.... Tất cả đã góp phần tạo nên bức tranh thiên nhiên Việt Nam đa dạng, thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Trong bài đọc Đường đi Sa Pa của nhà văn Nguyễn Phan Hách, chúng ta sẽ có cơ hội được đi du lịch, khám phá phong cảnh của miền núi cao. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được biểu cảm cả bài Đi đường Sa Pa. - Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng vào những từ ngữ miêu tả cảnh vật trên đường đi Sa Pa, cảnh vật tại Sa Pa. - Luyện đọc cá nhân, theo cặp. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc mục Từ ngữ SHS tr.107: + Sa Pa: một huyện thuộc tỉnh Lào Cai. + Rừng cây âm âm: rừng cây rậm rạp, hơi tối và tĩnh mịch. + Mông, Tu Dí, Phù Lá: tên gọi của ba dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao. + Áp phiên: hôm trước phiên chợ. - GV đọc diễn cảm cả bài, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả cảnh vật trên đường đi Sa Pa, cảnh vật tại Sa Pa, những từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả với giọng đọc thể hiện sự ngỡ ngàng ở những câu miêu tả. - GV mời 3 HS đọc nối tiếp các đoạn. + Đoạn 1: từ đầu đến liễu rủ. + Đoạn 2: tiếp theo đến tím nhạt. + Đoạn 3: còn lại. - GV hướng dẫn HS đọc: + Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: chênh vênh, lướt thướt liễu rủ, Tù Dí, Phù Lá, người ngựa dập dìu,... + Cách ngắt giọng ở những câu dài: · Những em bé Mông,/ những em bé Tu Dí,/ Phù Lá/ quần áo sặc sỡ/ đang chơi đùa trước cửa hàng.// · Hoàng hôn,/ áp phiên của phiên chợ thị trấn,/ người ngựa dập dìu/ chìm trong sương núi tím nhạt.// - GV mời HS đọc nối các đoạn trước lớp.
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp đến hết bài. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Hiểu các từ ngữ chưa hiểu. - Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Hiểu được nội dung, bài đọc Đường đi Sa Pa. b. Cách tiến hành - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Cảnh vật trên đường đi Sa Pa có gì đẹp? + GV hướng dẫn HS đọc và tìm câu trả lời theo nhóm. + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
- GV nhấn mạnh thêm: Những từ ngữ miêu tả cảnh vật giúp ta như nhìn thấy con đường đi Sa Pa ngày càng lên cao hơn, nằm chênh vênh trên sườn núi, xuyên qua những đám mây, uốn quanh những ngọn thác trắng xoá từ trên cao đổ xuống, lượn sát những cánh rừng rậm rạp. Đường lên Sa Pa không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên mà còn có cả khung cảnh làng xóm êm đềm với những con ngựa đẹp như trong truyện cổ tích, được chăn thả trong vườn Những tính từ chỉ màu sắc: trắng xoá, đen huyền, trắng tuyết, đỏ son, cùng tính từ chỉ đặc điểm: huyền ảo, dịu dàng... thể hiện sự quan sát tinh tế của nhà văn. Người đọc được chiêm ngưỡng bức tranh nhiên nhiên trên đường đi Sa Pa rất đỗi hùng vĩ, hoang sơ nhưng vẫn ấm áp sự sống. - GV mời 2 HS đọc câu hỏi 2: Cảnh buổi chiều ở thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa được miêu tả như thế nào? + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 4 HS. + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. + GV chốt đáp án: - GV nhấn mạnh thêm: Hoàng hôn, cảnh chợ búa và người mua bán tấp nập thì ở miền xuôi hay miền núi đều có cả. Những hình ảnh: những em bé dân tộc thiểu số trong trang phục lạ mắt, người dân vùng núi cao đi bên những con ngựa chở hàng; rồi ánh nắng chiều vàng hoe, sương núi màu tím nhạt lan tràn khắp không gian của thị trấn nhỏ,... đã làm nên cảnh tượng đặc trưng, vừa quen vừa rất lạ của thị trấn nhỏ miền núi, gợi cảm giác bình yên. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Cụm từ “thoắt cái” lặp lại nhiều lần trong đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên ở Sa Pa muốn nhấn mạnh điều gì? Tìm câu trả lời đúng. A. Bốn mùa xuân hạ thu đông nối tiếp nhau trôi đi rất nhanh. B. Cảnh vật thiên nhiên và thời tiết ở Sa Pa thay đổi từng ngày. C. Một ngày ở Sa Pa như trải qua nhiều mùa, tạo cảm giác bất ngờ, thú vị. D. Một ngày ở Sa Pa rất dài, có đủ bốn mùa. + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi trao đổi theo cặp. + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, thống nhất đáp án: Cụm tủ thoắt cái gợi tả cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng, nhấn mạnh sự thay đổi nhanh chóng của thời gian đến mức bất ngờ, làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của sự biến đổi về cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa.Vì thế đáp án đúng là phương án C (Một ngày ở Sa Pa như trải qua nhiều mùa, tạo cảm giác bất ngờ, thú vị.) - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Vì sao tác giả khẳng định: “Sa Pa là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.”? + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi trao đổi nhóm. + GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS có những suy nghĩ riêng và giải thích hợp lí. + GV đưa ra đáp án tham khảo: Vì phong cảnh ở Sa Pa đẹp, hiếm có. Mới chỉ là con đường đi lên Sa Pa mà đã chinh phục được lòng người bởi những dốc cao chênh vênh, thác nước tung bọt trắng xoá, hay cảnh rừng cây dại ngàn đầy hoang sơ. Chưa kể đến hình ảnh của đàn ngựa ăn cỏ trong vườn đào mang lại cảm giác huyền ảo như thế giới trong truyện cổ tích. Điểm xuyết cho bức tranh thiên nhiên là bức tranh sinh hoạt đời thường của người dân Sa Pa. Họ đã giữ gìn văn hoá đậm đà bản sắc miền núi qua trang phục, qua phiên chợ. Ngay khi đặt chân đến Sa Pa, du khách được sống trong cảm xúc sững sờ trước thế giới của những loài hoa quý hiếm. Và ấn tượng nhất là khí hậu nơi đây: có cái mát mẻ trong lành của mùa thu, cái lạnh giá của mùa đông ngay trong cùng một ngày. Cái nóng bức, ngột ngạt của mùa hè không có cơ hội xuất hiện ở Sa Pa. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 5: Em thích hình ảnh nào trong bài đọc? - GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, bổ sung ý kiến, khen ngợi HS đã có suy nghĩ riêng. - GV đưa ra đáp án tham khảo: + Em thích chi tiết miêu tả đàn ngựa gặm cỏ bên đường. Những từ miêu tả màu sắc của đàn ngựa: đen huyền, đỏ sơn trắng muốt, miêu tả cách chúng nhởn nhơ gặm cỏ: chân dịu dàng, miêu tả hình dáng: chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ trong không gian vườn đảo làm em nghĩ đến không gian truyện cổ tích: đẹp, huyền bí, hoang sơ. + Em thích chi tiết miêu tả thời tiết, cảnh vật ở Sa Pa. Từ thoắt cái khiến em liên tưởng đến cây đũa thần trong bàn tay của một phù thuỷ vạn năng. Sự thay đổi về thời tiết ở Sa Pa trong một ngày làm mọi người ngỡ ngàng. Chưa kịp thưởng thức không khí se lạnh của mùa thu đã ngỡ ngàng trước vẻ đẹp trắng ngẩn của hoa lê trong sương tuyết giá lạnh, rồi thấp thoáng đâu đây, những cảnh hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm chúm chím nở đón gió xuân. Sự thay đổi về thời tiết trong một ngày đem lại cho Sa Pa bức tranh thiên nhiên phong phú. Hoạt động 3: Luyện đọc lại. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nắm được nội dung và đọc cả bài đọc Đường đi Sa Pa. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc: + Làm việc cả lớp: · GV mời đại diện 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp. · GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm. + Làm việc cá nhân: tự đọc bài. - GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Đường đi Sa Pa, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước Tiết học sau: Luyện từ và câu SGK tr.107. |
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS làm việc nhóm. - HS trình bày bài vẽ ý kiến trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc SGK.
- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe GV.
- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc cá nhân. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc SGK
- HS làm việc việc nhóm đôi - HS trình bày ý kiến - HS lắng nghe, tiếp thu
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS thảo luận. - HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc bài.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
| ||||||||||||
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU – LUYỆN TẬP VIẾT TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC | |||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách thức tiến hành - GV cho HS chơi trò chơi theo nhóm qua link https://quizizz.com/join?gc=906055&source=liveDashboard - GV tổng kết, khen ngợi HS tích cực tham gia. - GV dẫn dắt vào bài học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nêu sự khác nhau về cách viết hoa tên người với tên cơ quan, tổ chức dưới đây a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được sự khác nhau giữa viết hoa tên người và tên tổ chức, cơ quan. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 1: Nêu sự khác nhau về cách viết hoa tên người với tên cơ quan, tổ chức dưới đây:
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi thảo luận theo nhóm (4 HS): quan sát dấu gạch chéo trong bảng để nhận xét sự khác nhau giữa viết hoa tên người hoặc tên tổ chức, cơ quan. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV tổng hợp ý kiến của HS và chốt đáp án: + Tên cơ quan, tổ chức viết hoa chữ cái đầu ở tiếng đầu các bộ phận tạo nên tính chất “riêng” của tên riêng đó. + Tên riêng chỉ người viết hoa tất cả các tiếng. Hoạt động 2: Nhận xét cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức sau a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm rõ cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức. b. Cách tiến hành:
|
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe. - HS chuẩn bị vào bài mới.
- HS lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức đủ cả năm