Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 chân trời Bài 3 Đọc 3: Bài ca Côn Sơn

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo  Bài 3 Đọc 3: Bài ca Côn Sơn. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: BÀI CA CÔN SƠN

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bản dịch thơ Bài ca Côn Sơn được viết theo thể thơ nào?

A. Song thất lục bát

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn bát cú

D. Lục bát

Câu 2: Bài thơ Bài ca Côn Sơn xuất hiện những hình ảnh nào?

A. Suối, đá, thông, trúc

B. Suối, núi, tre, trúc

C. Đá, núi, thông, trúc

D. Đá, núi, chim, tre

Câu 3: Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong 2 câu thơ đầu đoạn trích Bài ca Côn Sơn là gì?

A. Âm thanh tiếng suối trở nên cụ thể, rõ ràng

B. Âm thanh tiếng suối gần gũi, bình dị như người bạn thân thiết của nhân vật trữ tình

C. Âm thanh tiếng suối như tiếng chim hót, khiến khu rừng trở nên náo nhiệt, rộn rã

D. Tiếng suối trong rừng như một âm thanh của nghệ thuật và nhà thơ say sưa, đắm chìm trong nó

Câu 4:Xác định nhịp thơ trong 4 câu sau của đoạn trích Bài ca Côn Sơn?

A. 2/2/2, 4/4

B. 2/2/2, 2/4/2

C. 2/4, 4/4

D. 2/4, 2/4/2

Câu 5: Tác giả sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh nào?

A. Khi tác giả đi công tác ngang qua mảnh đất này

B. Khi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn

C. Khi tác giả đi thăm thú, thưởng ngoạn cảnh đẹp đất nước

D. Khi tác giả nghỉ hưu về Côn Sơn an hưởng tuổi già

Câu 6: Nội dung 8 câu thơ trong đoạn trích Bài ca Côn Sơn là gì?

A. Cảnh sắc thiên nhiên Côn Sơn tươi đẹp và những lí do “ta” về Côn Sơn ở

B. Cảnh sắc thiên nhiên Côn Sơn tươi đẹp và sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên nơi núi rừng

C. Cảnh Côn Sơn đẹp, người Côn Sơn buồn

D. Cảnh Côn Sơn hoang vu, tiêu điều, lạnh lẽo, con người Côn Sơn thanh thản, gần gũi

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tiếng suối của Côn Sơn được tác giả miêu tả như thế nào?

Câu 2 (2 điểm): Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Nguyễn Trãi sống ở thời đại nào?

A. Nhà Lí

B. Nhà Trần

C. Nhà Hậu Lê

D. Nhà Nguyễn

Câu 2: Hình ảnh nào không được nói tới trong đoạn trích "Bài ca Côn Sơn"?

A. Bóng trăng

B. Bóng trúc

C. Rừng thông

D. Suối chảy

Câu 3: Vẻ đẹp của cảnh trí Côn Sơn là vẻ đẹp gì?

A. Tươi tắn và đầy sức sống

B. Kì ảo và lộng lẫy

C. Yên ả và thanh bình

D. Hùng vĩ và náo nhiệt

Câu 4: Trong Bài ca Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã ví tiếng suối với âm thanh nào?

A. Tiếng đàn cầm

B. Tiếng hát

C. Tiếng chim hót

D. Tiếng lao xao của gió

Câu 5: Cảm xúc nổi bật trong Bài ca Côn Sơn là gì?

A. Tình yêu quê hương, đất nước

B. Cảm xúc tự tại trước thiên nhiên

C. Lòng căm thù giặc sâu sắc

D. Sự tự hào về dân tộc thân yêu

Câu 6: Nhân vật trữ tình là người thế nào?

A. Tinh tế, nhạy cảm với thiên nhiên

B. Tâm hồn thanh cao, trong sáng

C. Tâm hồn hòa hợp, giao cảm cùng thiên nhiên

D. Cả 3 ý kiến trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu nhận xét về con người Nguyễn Trãi qua bài thơ “Bài ca Côn Sơn”

Câu 2 (2 điểm): Hãy nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ?

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 3 Đọc 3: Bài ca Côn Sơn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay