Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 chân trời Bài 2 Đọc 3: Mưa xuân II
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 2 Đọc 3: Mưa xuân II. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: MƯA XUÂN II
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Bài thơ Mưa xuân (II) do ai sáng tác?
A. Hàn Mặc Tử
B. Xuân Quỳnh
C. Nguyễn Bính
D. Viễn Phương
Câu 2: Nhận định nào sau đây là chính xác khi nói về nội dung bài thơ?
A. Bài thơ miêu tả đặc điểm mưa xuân
B. Bài thơ miêu tả khung cảnh cảnh vật sinh sôi nảy nở trong mùa xuân
C. Bài thơ miêu tả cảnh sinh hoạt của con người trong mùa xuân
D. Bài thơ miêu tả khung cảnh cảnh vật trong khoảnh khắc giao mùa từ xuân sang hè
Câu 3: Khổ thơ sau gieo vần gì và đó là loại vần nào?
“Núi nên gọn nét đá tươi màu
Xe lửa về Nam chạy chạy mau
Một toán cò bay là mặt ruộng
Thành hàng chữ nhất trắng phau phau.”
A. Vần “au” - vần lưng
B. Vần “ay” - vần lưng
C. Vần “ay” - vần chân
D. Vần “au” - vần chân
Câu 4: Chùm thơ về mưa xuân của Nguyễn Bính có mấy bài thơ ?
A. 2 bài
B. 3 bài
C. 4 bài
D. 5 bài
Câu 5: Xác định nhịp thơ của bài thơ?
A. Nhịp 3/4
B. Nhịp 2/5
C. Nhịp 4/3
D. Nhịp 2/2/3
Câu 6: Cây cối trong ngày xuân được miêu tả như thế nào?
A. Trơ trụi
B. Đâm chồi nảy lộc
C. Vắng vẻ
D. Thưa thớt
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ?
Câu 2 (2 điểm): Tác giả sử dụng từ láy “tà tà”, “thưa thưa” để miêu tả gì?
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Bài thơ Mưa xuân (II) có mấy khổ thơ?
A. 6 khổ
B. 5 khổ
C. 4 khổ
D. 7 khổ
Câu 2: Hình ảnh thiên nhiên nào không được tác giả đưa vào bài thơ?
A. Hàng mướp
B. Cỏ dại
C. Cây cam
D. Bờ dâu
Câu 3: Phương thức biểu đạt của bài thơ là gì?
A. Tự sự
B. Thuyết minh
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 4: Bài thơ đem đến cho người đọc cảm xúc gì?
A. Sự vội vã trong nhịp chảy của mùa xuân
B. Sâu lắng trước những biến chuyển của vạn vật
C. Tạm quên đi những lo toan trong cuộc sống và tìm lại được sự bình yên trong tâm hồn
D. Không có cảm xúc gì
Câu 5: Từ ngữ được Nguyễn Bính sử dụng mang màu sắc như thế nào?
A. Tươi sáng
B. Nhạt nhoà
C. Thanh đạm
D. Rực rỡ
Câu 6: Vần liền “đưa” “thưa” diễn tả điều gì?
A. Cảnh vật đang cùng hòa mùa vào mùa xuân
B. Con người gắn bó với thiên nhiên, cùng cảm nhận những chuyển giao, những ban tặng tốt lành mà mùa xuân mang đến
C. Mưa xuân đang bay trong gió, mang hương thơm, mang nhựa sống của cảnh vật đi khắp nơi
D. Thiên nhiên thay đổi, cây cam bắt đầu trổ mầm, cỏ cũng nở hoa xanh
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến được Nguyễn Bình mô tả như thế nào?
Câu 2 (2 điểm): Tác giả đã cảm nhận và khắc hoạ mùa xuân như thế nào?
=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 2 Đọc 3: Mưa xuân II