Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 chân trời Bài 6 Đọc 1: Nam quốc sơn hà
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 1 Thực hành tiếng Việt: Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: NAM QUỐC SƠN HÀ
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ Nam quốc sơn hà?
A. Tương truyền là Lý Thường Kiệt
B. Trần Quang Khải
C. Nguyễn Trãi
D. Nguyễn Du
Câu 2:Bài thơ được ra đời trong cuộc kháng chiến nào?
A. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
B. Cuộc kháng chiến chống quân Tống trên sông Như Nguyệt
C. Cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên ở bến Chương Dương
D. Cuộc đại phá quân Thanh
Câu 3: Bài thơ mang giọng điệu như thế nào?
A. Dõng dạc, đanh thép
B. Nhẹ nhàng, tha thiết
C. Sâu lắng, tình cảm
D. Bi thiết, trầm buồn
Câu 4: Việc sử dụng từ thiên thư có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện nội dung bài thơ?
A. Là lời cảnh cáo đối với bọn giặc ngoại xâm sang xâm lược nước Nam sẽ phải nhận lấy thất bại thảm hại
B. Là niềm tự hào về tác giả về chủ quyền ranh giới của đất nước
C. A, B đúng
D. Khẳng định chủ quyền đất nước nước Nam là một chân lí hiển nhiên, không ai có thể xâm phạm
Câu 5: Nội dung nào không xuất hiện trong bài thơ Nam quốc sơn hà?
A. Khẳng định bề dày truyền thống văn hóa của người Việt
B. Khẳng định ranh giới lãnh thổ
C. Khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 6: Bài thơ không phải bài lí luận khô khan nhờ có các yếu tố biểu cảm nào?
A. Thể hiện niềm tự hào về chủ quyền và biên giới lãnh thổ của đất nước
B. Thể hiện niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc
C. Câu chữ, giọng điệu thể hiện tình cảm sâu xa của tác giả
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Câu 2 (2 điểm): Ở hai câu cuối, tác giả nói về điều gì, nói với ai và bằng thái độ, tình cảm như thế nào?
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Nam quốc sơn hà được mệnh danh là?
A. Áng thiên cổ hùng văn
B. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
C. Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta
D. Bài thơ có một không hai
Câu 2:Thể thơ tác giả dùng để viết Nam quốc sơn hà là gì?
A. Song thất lục bát
B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú
D. Ngũ ngôn tứ tuyệt
Câu 3:Nam quốc sơn hà khẳng định điều gì?
A. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ
B. Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền
C. Khẳng định sự ngang hàng về vị thế với phương Bắc
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Các luận điểm trong văn bản được sắp xếp theo trình tự nào?
A. Theo luận điểm của riêng tác giả
B. Theo trình tự đi từ các nhận định về bài thơ
C. Theo trình tự nội dung của các câu thơ trong bài thơ Nam quốc sơn hà
D. Không theo trình tự nào
Câu 5: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
A. Tình cảm yêu nước mãnh liệt
B. Lòng tự tôn dân tộc sâu sắc
C. Ý thức chủ quyền dân tộc
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 6: Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong bài thơ?
A. Tự hào về chủ quyền của dân tộc
B. Khẳng định quyết tâm chống xâm lăng
C. Tin tưởng tương lai tươi sáng của đất nước
D. Cả A và B đều đúng
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Vì sao “Nam quốc sơn hà” được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ở nước ta?
Câu 2 (2 điểm): Em hãy phân tích giá trị nghệ thuật bài thơ?
=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 6 Đọc 1: Nam quốc sơn hà