Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 chân trời Bài 6 Đọc 2: Qua Đèo Ngang
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 6 Đọc 2: Qua Đèo Ngang . Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: QUA ĐÈO NGANG
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ Qua đèo Ngang?
A. Hồ Xuân Hương
B. Bà Huyện Thanh Quan
C. Nguyễn Khuyến
D. Nguyễn Du
Câu 2:Nghệ thuật nổi bật trong câu thơ 3 – 4 là gì?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Đảo ngữ
D. Điệp ngữ
Câu 3: Các từ nào dưới đây là tự tượng thanh diễn tả tâm trạng của tác giả về nỗi nhớ nước nhà?
A. Lom khom
B. Quốc quốc, gia gia
C. Lác đác
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 4: Bài thơ viết bằng chữ gì?
A. Chữ Nôm
B. Chữ Hán
C. Chữ quốc ngữ
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 5: Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được bộc lộ như thế nào qua bài thơ?
A. Yêu say mê vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước
B. Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương
C. Buồn đau da diết khi phải sống trong cảnh cô đơn
D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước
Câu 6: Đâu là những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
A. Biện pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc
B. Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ
C. Âm điệu trầm lắng
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ
Câu 2 (2 điểm): Cách ngắt nhịp của câu thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Cách ngắt nhịp đó giúp em hình dung như thế nào về tâm trạng của tác giả?
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Đèo Ngang thuộc địa phương nào?
A. Đà Nẵng
B. Quảng Bình
C. Nơi giáp ranh giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Bình
D. Nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh
Câu 2:Từ nào dùng để diễn tả cảnh heo hút, hoang vắng của đèo Ngang?
A. Lác đác
B. Lom khom
C. Quốc quốc
D. Gia gia
Câu 3:Nội dung chính của bài thơ là?
A. Cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng, heo hút, hoang sơ và nỗi nhớ nước thương nhà tha thiết của tác giả
B. Miêu tả cảnh Đèo Ngang đẹp, heo hút, hoang sơ
C. Miêu tả con người ở Đèo Ngang ít ỏi, thưa thớt
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Điền từ đúng vào hai câu thơ sau:
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen............... chen hoa”
A. lá, đá
B. đá, lá
C. chúc, lúc
D. lúa, cúc
Câu 5: Hai câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ gì nổi bật?
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”
A. Nhân hóa
B. Hoán dụ
C. Đảo ngữ
D. Điệp từ
Câu 6: Đâu không phải là cách gọi khác của con quốc quốc?
A. Chim đỗ quyên
B. Chim vành khuyên
C. Chim cuốc
D. Con cuốc cuốc
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ “Qua đèo ngang”?
Câu 2 (2 điểm): Cảnh tượng Đèo Ngang trong bài thơ được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 6 Đọc 2: Qua Đèo Ngang