Đề kiểm tra 15 phút Toán 10 chân trời Chương 6 Bài 4: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán của mẫu số liệu

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Toán 10 chân trời sáng tạo Chương 6 Bài 4: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán của mẫu số liệu. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Toán 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 4: CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO MỨC ĐỘ PHÂN TÁN CỦA MẪU SỐ LIỆU

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tính khoảng biến thiên của mẫu số liệu sau : 204; 210; 182; 197; 195.

  1. 9 B. 28
  2. 15 D. 6

Câu 2: Tính độ lệch chuẩn của mẫu số liệu : 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.

  1. 2,58 B. 6,67
  2. 6,0 D. 2,45

Câu 3: Số khẳng định không đúng trong các khẳng định sau là ?

1) Nếu các giá trị của mẫu số liệu càng tập trung quanh giá trị trung bình thì độ lệch chuẩn càng lớn.

2) Khoảng biến thiên chỉ sử dụng thông tin của giá trị lớn nhất và bé nhất, bỏ qua thông tin của các giá trị còn lại.

3) Khoảng tứ phân vị có sử dụng thông tin của giá trị lớn nhất, giá trị bé nhất.

4) Khoảng tứ phân vị chính là khoảng biến thiên của nửa dưới mẫu số liệu đã sắp xếp.

5) Các số đo độ phân tán đều không âm.

  1. 2 B. 4
  2. 3 D. 1

Câu 4: Tính phương sai của mẫu số liệu : 9; 8; 7; 10; 8; 9.

  1. 0,96 B. 0,95
  2. 0,94 D. 0,92

Câu 5: Tính khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu : 3; 4; 6; 2; 5

  1. 2 B. 3
  2. 4 D. 2,5

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

  1. Khoảng tứ phân vị đặc trưng cho độ phân tán của một nửa các mẫu số liệu, có giá trị thuộc đoạn từ Q1 đến Q3 trong mẫu
  2. Khoảng biến thiên đặc trưng cho độ phân tán của toàn bộ mẫu số liệu
  3. Khoảng tứ phân vị được dùng để xác định các giá trị ngoại lệ trong mẫu, đó là các giá trị quá nhỏ hay quá lớn so với đa số các giá trị trong mẫu
  4. Khoảng tứ phân vị bị ảnh hưởng bởi các giá trị rất lớn hoặc rất bé trong mẫu

Câu 7: Điểm kiểm tra của 11 học sinh cho bởi bảng số liệu sau

Điểm

7

7,5

8

8,5

9

9,5

Số học sinh

1

2

3

2

2

1

Tính phương sai của mẫu số liệu trên.

  1. 0,34 B. 0,65
  2. 0,5 D. 0,42

Câu 8: Số điện năng tiêu thụ của 10 hộ ở một khu dân cư trong một tháng như sau:

100

50

45

65

165

45

100

70

85

65

Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu là :

  1. 120 B. 50
  2. 52,5 D. 60

Câu 9: Cho hai biểu đồ chấm điểm biểu diễn hai mẫu số liệu A, B như sau:

Hai mẫu số liệu này có cùng khoảng biến thiên và số trung bình không?

  1. Hai mẫu số liệu cùng khoảng biến thiên,và có cùng số trung bình.
  2. Hai mẫu số liệu không cùng khoảng biến thiên,và không có cùng số trung bình.
  3. Hai mẫu số liệu không cùng khoảng biến thiên, nhưng có cùng số trung bình.
  4. Hai mẫu số liệu cùng khoảng biến thiên, nhưng không có cùng số trung bình.

Câu 10: Mẫu số liệu là giá tiền ( triệu đồng) của 8 loại rượu ngoại được nhập về tại một cửa hàng: 1,2; 1,42; 1,35 ; 1,8 ; 1,53; 1,96; 1,84 ; 2,4. Tìm giá trị ngoại lệ (nếu có) trong mẫu số liệu trên ?

  1. 1,2 B. 2,4 và 1,96
  2. 2,4 D. Không có giá trị ngoại lệ

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

A

C

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

C

B

A

D

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong một tuần, nhiệt độ cao nhất trong ngày (đơn vị oC) tại hai thành phố Điện Biên và Hà Nội được cho như sau:

Điện Biên:   16      24        26        28        26           27          25

Hà Nội:        24      25        28        28        37            33         32

Gọi R1; R2 lần lượt là khoảng biến thiên của 2 mẫu số liệu. Tính R1; R2

  1. R1 = 12; R2 = 13 B. R1 = 11; R2 = 12
  2. R1 = 12; R2 = 11 D. R1 = 13; R2 = 13

Câu 2: Căn bậc hai của … gọi là …

  1. Độ lệch chuẩn / phương sai B. Khoảng tứ phân vị / số trung vị
  2. Phương sai / độ lệch chuẩn D. Số trung vị / độ lệch chuẩn

Câu 3: Tính khoảng biến thiên của mẫu số liệu :

162

158

160

165

175

164

161

163

157

160

  1. 4 B. 17
  2. 6 D. 18

Câu 4: Tính phương sai của mẫu số liệu : 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7.

  1. 2 B. 4
  2. 4,6 D. 2,14

Câu 5: x là giá trị ngoại lệ nếu ….?

  1. x > Q3 + 1,5ΔQ hoặc x < Q1 – 1,5 ΔQ
  2. x < Q3 + 1,5ΔQ hoặc x > Q1 – 1,5 ΔQ
  3. Q3 + 1,5ΔQ < x < Q1 – 1,5 ΔQ
  4. x > Q3 – 1,5ΔQ hoặc x < Q1 + 1,5 ΔQ

Câu 6: Nếu đơn vị của số liệu là kg thì đơn vị của phương sai là:

  1. kg2 B. không có đơn vị
  2. kg D.

Câu 7: Chọn khẳng định không đúng ?

  1. Độ lệch chuẩn càng lớn thì mẫu số liệu có độ phân tán lớn
  2. Độ lệch chuẩn càng nhỏ thì mẫu số liệu có độ phân tán nhỏ
  3. Phương sai càng lớn thì mẫu số liệu có độ phân tán lớn
  4. Phương sai càng lớn thì mẫu số liệu có độ phân tán nhỏ

Câu 8: Mẫu số liệu sau đây cho biết cân nặng của 10 trẻ sơ sinh (đơn vị kg):  

3,2

2,9

2,8

3,3

4,0

3,0

4,1

3,3

3,5

2,9

Hãy tính khoảng biến thiên cho mẫu số liệu này.

  1. 0,6 B. 1,3
  2. 1,2 D. 0,9

Câu 9: Tỉ lệ thất nghiệp ở một số quốc gia (đơn vị %) được cho như sau:

3,6

5,4

8,4

8,6

6,7

7,7

7,8

5,0

7,2

6,0

4,5

7,0

8,7

4,4

3,2

Giá trị ngoại lệ của mẫu số liệu trên là :

  1. 8,7 và 8,6 B. 3,2
  2. 8,7 D. không có

Câu 10: Từ mẫu số liệu về thuế thuốc lá của 51 thành phố tại một quốc gia, người ta tính được: Giá trị nhỏ nhất bằng 2,4; Q1 = 36;  Q2 = 60; Q=100; giá trị lớn nhất bằng 205. Tỉ lệ thành phố có thuế thuốc lá lớn hơn 36 là bao nhiêu?

  1. 75% B. 75,5%
  2. 74,5% D. 76,5%

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

D

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

D

B

D

C

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm): Điểm kiểm tra của một nhóm học sinh được ghi lại như sau : 9,5; 8; 7,5; 10; 8,5; 9. Tìm số trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn.

Câu 2 (4 điểm): Thống kê số đôi giày bán ra trong một số ngày của một cửa hàng như sau :

Số đôi giày

0

1

2

3

4

Tần số

3

10

15

22

7

Tìm độ lệch chuẩn của mẫu số liệu trên.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Số trung bình :

  = (9,5 + 8 + 7,5 + 10 + 8,5 + 9) : 6 = 8,75

Phương sai : s2 = .[(9,5 – 8,75)2 + (8 – 8,75)2 + (7,5 – 8,75)2 + (10 – 8,75)2 + (8,5 – 8,75)2 + (9 – 8,75)2  ] =

Độ lệch chuẩn s  0,85

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Số trung bình :

  =  2,35

Phương sai : s2 =  . [3.(0 – 2,35)2 + 10.(1– 2,35)2 +...+ 7.(4– 2,35)2]  1,14

Độ lệch chuẩn: s =   1,07

1 điểm

2 điểm

1 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm): Thời gian làm bài kiểm tra của 40 học sinh ( đơn vị : phút)

Thời gian

10

11

12

13

14

15

Số học sinh

5

7

13

10

3

2

Tính trung bình mỗi học sinh làm bài kiểm tra mất bao lâu ?

Câu 2 (6 điểm): Mẫu số liệu ghi lại cân nặng của 15 người như sau ( đơn vị : kg)

                   48; 50; 47; 51; 46; 45; 48; 50; 47; 45; 51; 46; 52; 48; 50

Tìm khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Thời gian làm bài trung bình là :

( 10.5 + 11. 7 + 12. 13 + 13. 10 + 14. 3 + 15. 2 ) : 40 = 12,125 ( phút)

4 điểm

Câu 2

(6 điểm)

Sắp xếp lại theo thứ tự không giảm :

45; 45; 46; 46; 47; 47; 48; 48; 48; 50; 50; 50; 51; 51; 52

Khoảng biến thiên : R = 52 – 45 = 7( kg)

Trung vị của mẫu số liệu là : Q2 = 48

Trung vị của nửa số liệu bên trái là : Q1 = 46

Trung vị của nửa số liệu bên phải là : Q3 = 50

Khoảng tứ phân vị

ΔQ = Q3 – Q1 = 50  - 46 = 4

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho mẫu số liệu có giá trị nhỏ nhất là 124; giá trị lớn nhất là 182; Q1 = 135; Q2 = 157; Q3 = 169. Tính khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu.

  1. 58 B. 22
  2. 34 D. 12

Câu 2: Độ lệch chuẩn là … của phương sai ?

  1. Bình phương B. Căn bậc hai
  2. Hai lần D. Một nửa

Câu 3: Tính khoảng biến thiên của mẫu số liệu sau :

129

124

193

182

131

136

169

158

194

197

195

312

  1. 136 B. 183
  2. 61 D. 175,5

Câu 4: Bảng sau đây cho ta biết số cuốn sách mà học sinh của lớp 10A đã đọc :

Số sách

1

2

3

4

5

6

Số học sinh

10

a

8

6

b

3

n = 40

Tìm a và b biết phương sai của mẫu số liệu xấp xỉ 2,52

  1. a = 7; b = 6 B. a = 5; b = 8
  2. a = 6; b = 7 D. a = 8; b = 5
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1( 3 điểm): Tìm khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu sau : 92; 95; 97; 93; 94; 101; 99.

Câu 2( 3 điểm): Tính phương sai của mẫu số liệu sau : 8; 10; 7; 12; 15; 9

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

B

B

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Sắp xếp theo thứ tự không giảm là :

92; 93; 94; 95; 97; 99; 101

Tứ phân vị là : Q2 = 95 ; Q1 = 93 ; Q3 = 99

Khoảng tứ phân vị là : ΔQ = 99 – 93 = 6

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Số trung bình là :

 ( 8 + 10 + 7 + 12 + 14 + 9) : 6 = 10

Phương sai :

 .[(8 – 10)2 +(10 – 10)2 +(7 – 10)2 +(12 – 10)2 +(14 – 10)2 +(9 – 10)2 ] =   5,7

1 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Số tiền nước phải nộp (đơn vị: nghìn đồng) của 5 hộ gia đình là: 56; 45; 103; 239; 125. Độ lệch chuẩn gần bằng:

  1. 67,29 B. 69,27
  2. 4527,94 D. 62,97

Câu 2: Cho mẫu số liệu gồm 10 số dương không hoàn toàn giống nhau. Các số đo độ phân tán (khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị, độ lệch chuẩn) sẽ thay đổi như thế nào nếu nhân mỗi giá trị của mẫu số liệu với 2 ?

  1. Khoảng biến thiên: gấp 4 lần; Khoảng tứ phân vị: gấp 2 lần; độ lệch chuẩn tăng lên 2 lần.
  2. Khoảng biến thiên: gấp 2 lần; Khoảng tứ phân vị: gấp 4 lần; độ lệch chuẩn tăng lên 2 lần.
  3. Khoảng biến thiên: gấp 2 lần; Khoảng tứ phân vị: gấp 2 lần; độ lệch chuẩn tăng lên 4 lần.
  4. Khoảng biến thiên: gấp 2 lần; Khoảng tứ phân vị: gấp 2 lần; độ lệch chuẩn tăng lên 2 lần.

Câu 3: Tính khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu

4

10

20

13

7

40

5

8

5

24

16

  1. 15 B. 36
  2. 10 D. 24

Câu 4: Tính phương sai của dãy số liệu thống kê sau: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.

  1. 2,85 B. 2,58
  2. 6,67 D. 8,12
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1( 3 điểm): Người ta đo chiều cao của 10 cây phượng ( đơn vị : mét) : 13,6; 12,9; 12,5; 13,4; 14,2; 13,5; 14,1; 13,8; 14,3; 14,5.Tính chiều cao trung bình của một cây phượng.

Câu 2( 3 điểm): Số tiền chi tiêu trong 1 tuần của bạn Khánh được ghi lại như sau (đơn vị : nghìn đồng) : 95; 100; 125; 80; 116; 90; 88. Tính số trung bình và khoảng biến thiên.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

D

A

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Chiều cao trung bình của một cây phượng là :  

= 13,68 (m)

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Số trung bình : ( 95 + 100 + 125 + 80 + 116 + 90 + 88 ) : 7  99 ( nghìn đồng)

Khoảng biến thiên :

R = 125 – 80 = 45 ( nghìn đồng)

1,5 điểm

1,5 điểm

=> Giáo án toán 10 chân trời bài 4. Các số đặc trưng đo mức độ phân tán của mẫu số liệu (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Toán 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay