Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản Kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 1 môn Công nghệ 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Đề án phát triển ngành Công nghiệp Chế biến gỗ bền vững có hiệu quả trong giai đoạn nào?

A. 2020 – 2030.

B. 2021 – 2030.

C. 2021 – 2050.

D. 2030 – 2050.

Câu 2. Trong giai đoạn 2012 đến 2017, có 89% diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam bị mất là do

A. cháy rừng.

B. biến đổi khí hậu.

C. chuyển đổi mục đích sử dụng.

D. chăn thả gia súc.

Câu 3. Rừng phòng hộ tại các khu dân cư, công nghiệp, đô thị có vai trò

A. che chắn cát để bảo vệ xóm làng, đồng ruộng, đường giao thông.

B. điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, cung cấp nước vào mùa khô, hạn chế xói mòn đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ.

C. ngăn sóng, bảo vệ công trình ven biển, có định bùn cát lắng đọng để hình thành đất mới.

D. điều hoà không khí, bảo vệ môi trường sinh thái tại các khu dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị.

Câu 4. Đa số các loại cây rừng đều có mấy giai đoạn sinh trưởng, phát triển?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 5. Thông thường, kích thước hố trồng là

A. 40 × 40 × 40 (cm).

B. 20 × 20 × 20 (cm).

C. 30 × 30 × 30 (cm) hoặc 20 × 20 × 20 (cm).

D. 30 × 30 × 30 (cm) hoặc 40 × 40 × 40 (cm).

Câu 6. Việc khai thác rừng phải được thực hiện theo

A. công ước quốc tế về thương mại các loài động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm.

B. quy định của từng địa phương.

C. đúng quy định của pháp luật, phù hợp với chiến lược lâm nghiệp, đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

D. chủ khu rừng chỉ đạo, làm sao để sản lượng lâm sản thu được tối đa.

Câu 7. Trồng rừng, cây xanh ở khu vực đô thị và nông thôn sẽ tạo ra nguồn gỗ cung cấp cho nhu cầu của con người, do đó

A. giảm nhu cầu khai thác gỗ từ rừng.

B. tăng nhu cầu khai thác gỗ từ rừng.

C. giảm nhu cầu săn bắt động vật rừng.

D. tăng nhu cầu săn bắt động vật rừng.

 Câu 8. Đâu không phải lợi ích của nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP?

A. Tạo ra những sản phẩm thuỷ sản đáp ứng được các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

B. Giúp quản lí tốt tất cả các các khâu trong quá trình sản xuất, hạn chế được dịch bệnh, nâng cao hiệu quả nuôi trồng, vệ sinh môi trường, phát triển thuỷ sản bền vững.

C. Giúp thuỷ sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

D. Giúp tăng nhân công, giảm năng suất nuôi trồng thuỷ sản.

  Câu 9. Nhóm cá trong ngành thuỷ sản là

A. nhóm động vật có xương sống, bơi bằng vây, thở bằng mang sống ở nước ngọt, lợ hoặc mặn.

B. một nhóm các động vật chân khớp.

C. nhóm động vật mà cơ thể mềm, có thể có vỏ đa vôi che chở và nâng đỡ.

D. các loài thực vật bậc thấp, đơn bào hoặc đa bào, có loài kích thước nhỏ, có loài kích thước lớn.

Câu 10. Khoảng pH thích hợp đối vời loài tôm là

A. 2 đến 3.

B. 10 đến 13.

C. 1 hoặc 14.

D. 6,5 đến 8,5.

Câu 11. Quản lý nguồn nước trong quá trình nuôi gồm bao nhiêu yếu tố?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 12. Đặc điểm của nước sau quá trình nuôi thuỷ sản là

A. chứa nhiều chất dinh dưỡng.

B. chứa nhiều chất độc hại.

C. chứa nhiều oxygen.

D. chứa nhiều phù sa.

Câu 13. Mục đích của lắng lọc trong xử lí nước trước khi nuôi thuỷ sản là gì?

A. Bổ sung các chất dinh dưỡng cho các loài sinh vật phù du phát triển.

B. Loại bỏ chất thải, bổ sung oxygen.

C. Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, mầm bệnh cũng như một số ấu trùng khác.

D. loại trừ rác, cá tạp, các tạp chất lơ lửng trong nước.

 Câu 14. Đâu không phải lý do dẫn đến việc thay nước ao sau mỗi vụ nuôi thuỷ sản?

A. Phòng ngừa dịch bệnh.

B. Loại bỏ chất thải, bổ sung oxygen.

C. Cung cấp chất dinh dưỡng.

D. Nước ao sau khi thay trong hơn.

 Câu 15. Vì sao nhiệt độ của nước nuôi thuỷ sản lại ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp, tiêu hoá, sinh sản,… của động vật thuỷ sản?

A. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất và hoạt động của các enzyme.

B. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong nước như oxygen hoà tan, pH,..

C. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến độ trong và màu nước.

D. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến thức ăn của thuỷ sản.

 Câu 16. Ưu điểm lớn nhất của nuôi trồng thuỷ sản quảng canh là

A. vốn thấp, giá bán cao.

B. diện tích nuôi trồng nhỏ.

C. ít rủi ro ô nhiễm môi tường.

D. ít rủi ro về dịch bệnh.

 Câu 17. Để phát triển thuỷ sản bền vững cần tăng tỉ lệ nuôi, giảm tỉ lệ khai thác vì

A. giảm áp lực lên nguồn thuỷ sản tự nhiên và tăng thu nhập cho người dân.

B. tăng thêm thu nhập cho người dân.

C. giảm áp lực lên nguồn thuỷ sản tự nhiên.

D. tăng áp lực lên nguồn thuỷ sản tự nhiên và tăng thu nhập cho người dân.

 Câu 18. Hình thức khai thác nào là chặt toàn bộ cây rừng?

A. Khai thác trắng.

B. Khai thác chọn.

C. Khai thác dần và khai thác trắng.

D. Khai thác dần và khai thác chọn.

Câu 19. Vì sao sau khi khai thác phải trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng hoặc tái sinh rừng?

A. Để duy trì cân bằng hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

B. Để tránh bạc màu đất.

C. Để bảo vệ nguồn nước ngầm.

D. Để tăng thu nhập cho người dân.

 Câu 20. Thời vụ trồng rừng thường là mùa xuân hè hoặc mùa mưa vì

A. thời tiết mát, đủ ẩm.

B. Ít nắng.

C. Đất nhiều mùn hơn.

D. Vi sinh vật có lợi phát triển.

  Câu 21. Cây đước thường được trồng ở các khu vực ven biển phân bố dọc từ Quảng Trị đến đồng bằng sông Cửu Long. Đước giúp phục hồi và phát triển các khu rừng phòng hộ ven biển ở nước ta và trở thành nơi sinh sống của nhiều loại động vật. Bên cạnh đó, cây còn đóng vai trò là hàng rào vững chãi, bảo vệ bờ biển tráng khỏi sự xâm thực mặn, chống xói mòn, gió bão. Trong đời sống con người, gỗ cây đước có thể sử dụng làm củi đun nấu. Thân cây thì dùng làm gỗ để đóng các vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày như: bàn, ghế, giường, tủ... Theo em, cây đước nên được khai thác và thu hoạch vào giai đoạn nào của cây?

A. giai đoạn từ hạt nảy mầm đến trước ra hoa lần thứ nhất.

B. giai đoạn từ 3 - 5 năm kể từ khi cây ra hoa lần thứ nhất.

C. giai đoạn từ 5 - 10 năm kể từ khi ra hoa lần thứ nhất.

D. giai đoạn cuối cùng của chu kì sinh trưởng.

  Câu 22. Trong quá trình trồng rừng, có một số cây chưa được cao nhưng những cành  bên vươn tán khá rộng, lúc này ta nên

A. bón phân cho cây thêm cao.

B. tỉa bớt các cành bên.

C. tưới nước cho cây.

D. chặt bỏ các cây dại.

  Câu 23. Các nội dung nào dưới đây không thuộc những hoạt động lâm nghiệm cơ bản?

  1. Bảo vệ rừng.
  2. Đốt rừng làm nương, rẫy.
  3. Chế biến và thương mại lâm sản.
  4. Quản lí rừng.
  5. Sử dụng rừng.
  6. Chặt phá rừng.

A. (2), (3), (4).

B. (2), (3), (5).

C. (2), (5).

D. (2), (6).

 Câu 24. Vì sao rừng lại có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học?

A. Rừng là môi trường sống của nhiều loài động vật, thực vật, vi sinh vật.

B. Rừng sinh ra nhiều nguồn gene mới.

C. Rừng có khả năng làm sạch không khí cho các loài động vật sinh sống.

D. Rừng có thể cung ứng dịch vụ du lịch.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau

 Môi trường nuôi là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng thuỷ sản. Do vậy việc quản lí nhằm duy trì sự ổn định của môi trường nuôi thuỷ sản có vai trò rất quan trọng đối với nuôi trồng thuỷ sản”.

 a) Môi trường nuôi tốt hạn chết các tác động xấu đến sức khoẻ con người.

b) Giúp ngăn ngừa sự phát sinh ô nhiễm môi trường trên diện rộng.

c) Quản lí môi trường nuôi thuỷ sản làm tăng chi phí xử lí ô nhiễm môi trường nuôi.

d) Duy trì điều kiện sống ổn định, phù hợp cho động vật thuỷ sản sinh trường, phát triển.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau

“Môi trường nuôi thuỷ sản ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn do tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi và biến đổi khí hậu gây ra. Tìm hiểu về các yếu tố cần thiết cho vật nuôi từ đó tìm ra giải pháp khắc phục là vô cùng bức thiết”.

(Nguồn: Thuỷ sản Việt Nam)

a) Mỗi loại thuỷ sản sẽ có yêu cầu về nhiệt độ môi trường sống là khác nhau.

b) Độ trong của nước không tác động đến quá trình quang hợp của các sinh vật.

c) Mỗi nhóm động vật thuỷ sản đều có yêu cầu về độ PH của nước là như nhau.

d) Độ mặn của nước cũng tuỳ thuộc vào các loài sinh vật.

 Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau:

“ Ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu đến từ quá trình xả thải nước thải ao nuôi trực tiếp ra ngoài môi trường. Nước thải ao nuôi chứa nhiều hợp chất hữu cơ,tồn đọng kháng sinh, kim loại nặng,… là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.”

(Nguồn: Làm thế nào để bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản)

a) Đưa ra một số biện pháp xử lí môi trường nuôi thuỷ sản như xử lí nước trước khi nuôi thuỷ sản,…

b) Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thuỷ sản.

c) Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí khí độc làm sinh vật không có khả năng phân giài khí độc ra môi trường.

d) Có thể ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí vi sinh vật gây hại.

Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau:

Phần lớn miền núi nước ta có địa hình đồi núi cao và dốc, trừ một số ít vùng ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Do diện tích đất trồng lúa màu ít nên dân phải sử dụng đất rừng để sản xuất lương thực. 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)MÔN: CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢNKẾT NỐI TRI THỨC--------------------------------------TRƯỜNG THPT .........BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUYMÔN: CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢNKẾT NỐI TRI THỨCThành phần năng lựcCấp độ tư duyPHẦN IPHẦN IINhận biếtThông hiểuVận dụngNhận biếtThông hiểuVận dụngNhận thức công nghệ72 43 Giao tiếp công nghệ2    1Sử dụng công nghệ22  15Đánh giá công nghệ124  1Thiết kế kĩ thuật 2   1TỔNG1284448TRƯỜNG THPT .........BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

Thực tế là cuộc sống của nhiều đồng bào các dân tộc ít người từ bao đời nay đã gắn bó với nương rẫy, việc xóa bỏ hoàn toàn đốt nương làm rẫy là điều chưa thể trong giai đoạn hiện nay. 

Thực hiện canh tác theo phương thức nông lâm kết hợp, cây trồng nông nghiệp với cây lâm nghiệp, trồng trọt với chăn nuôi,... Bằng cách đó sẽ tạo ra sự cân bằng sinh thái cục bộ, có khả năng giữ được độ ẩm, cản dòng chảy, chống xói mòn đất, làm cho độ phì của đất luôn được bổ sung trong quá trình canh tác và từ nguồn phân hủy tự nhiên của lớp thảm thực vật, cành lá và các phụ phẩm sau thu hoạch.”

a) Đốt rừng làm nương rẫy là hình thức khai thác tài nguyên rừng bền vững.

b) Canh tác nông lâm kết hợp chỉ làm cho tình trạng suy thoái rừng xảy ra ngày càng nghiêm trọng.

c) Canh tác nông, lâm kết hợp là kết hợp một cách hài hòa cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi trên một diện tích đất.

d) Cần tăng cường công tác giáo dục và nâng cao năng lực cho người dân về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, tổ chức cho nhân dân làm rừng đạt hiệu quả kinh tế cao, từ đó thu hút người dân bản địa tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển vốn rừng.

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

KẾT NỐI TRI THỨC

--------------------------------------

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

MÔN: CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

KẾT NỐI TRI THỨC

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận thức công nghệ

7

2

4

3

Giao tiếp công nghệ

2

1

Sử dụng công nghệ

2

2

1

5

Đánh giá công nghệ

1

2

4

1

Thiết kế kĩ thuật

2

1

TỔNG

12

8

4

4

4

8

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Nhận thức công nghệ

Giao tiếp công nghệ

Sử dụng công nghệ

Đánh giá công nghệ

Thiết kế kĩ thuật

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai (số ý)

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÂM NGHIỆP

4

0

4

0

Bài 1.

Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp 

Nhận biết

Nhận biết được thời gian đề án phát triển ngành lâm nghiệp.

1

C1

Thông hiểu

Vận dụng

Đưa ra được vai trò quan trọng của việc bảo tồn đa dạng sinh học.

1

C24

Bài 2.

Các hoạt động lâm nghiệp cơ bản và nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái tài nguyên rừng

Nhận biết

Nhận biết được nguyên nhân diện tích rừng nước ta bị mất đi.

1

C2

Thông hiểu

Vận dụng

Đưa ra được nội dung không thuộc nông nghiệp

1

C23

CHƯƠNG II: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG

6

0

6

0

Bài 3.

Vai trò, nhiệm vụ của trồng và chăm sóc rừng 

Nhận biết

Nhận biết   được vai trò của rùng phòng hộ tại khu dân cư.

1

C3

Thông hiểu

Vận dụng

Đưa ra được cách chăm sóc cây

1

C22

Bài 4. 

Quy luật sinh trưởng và phát triển của cây rừng

Nhận biết

Nhận biết được giai đoạn sinh trong và phát triển của cây.

1

C4

Thông hiểu

Vận dụng

Biết được các giai đoạn  phát triển của cây được

1

C21

Bài 5. Kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng

Nhận biết

Nhận biết được kích thước hố trồng cây.

1

C5

Thông hiểu

Chỉ ra được nguyên nhân nên trồng rừng vào mùa xuân

1

C20

Vận dụng

CHƯƠNG III: BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG BỀN VỮNG

4

4

4

4

Bài 6. Ý nghĩa, nhiệm vụ, thực trạng của việc bảo vệ và khai thác rừng

Nhận biết

Nhận biết được vấn đề khai thác rừng.

1

C6

Thông hiểu

Chỉ ra được nguyên nhân phải trồng rừng sau khi khai thác

1

C19

Vận dụng

Bài 7. Biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng

Nhận biết

Nhận biết được vai trò của trồng rừng.

1

C7

Thông hiểu

Chỉ ra được các hình thức khai thác rừng

1

C18

Vận dụng

Chỉ ra được cách khai  thác tài nguyên rừng bền vững.

Chỉ ra được nguyên nhân gây suy thoái rừng.

Chỉ ra được biện pháp sử dụng hiệu nông nghiêp hiệu quả

Chỉ ra được cách phát triển rừng.

4

C4

CHƯƠNG IV: GIỜI THIỆU VỀ THUỶ SẢN

4

0

4

0

Bài 8: Vai trò và triển vọng của thuỷ sản

Nhận biết

Nhận biết được đâu không phả là lợi ích của nuôi trồng thuỷ sản.

1

C8

Thông hiểu

Chỉ ra được các yếu tố phát triển thuỷ sản.

1

C17

Bài 9: Các nhóm thuỷ sản và một số phương thức nuôi phổ biến

Nhận biết

Nhận biết được nhóm cá trong ngành thuỷ sản

1

C9

Thông hiểu

Chỉ ra được ưu điểm lớn nhất khi nuôi thuỷ sản quang canh.

1

C16

Vận dụng

CHƯƠNG V: MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN

6

12

6

12

Bài 10: Giới thiệu về môi trường nuôi thuỷ sản

Nhận biết

Nhận biết được môi trường sống của thuỷ sản

Nhận biết được độ Ph an toàn để nuôi tôm.

1

3

C10

C2a, b, c

Thông hiểu

Chỉ ra được vai trò của nước trong việc nuôi thuỷ sản.

Chỉ ra được độ mặn phù hợp phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

1

1

C15

C3d

Vận dụng

Bài 11: Quản lí môi trường nuôi thuỷ sản

Nhận biết

Nhận biết được môi trường nuôi thuỷ sản.

Nhận biết được các yếu tố quản lí nguồn nước

1

1

C11

C1a

Thông hiểu

Chỉ ra được đâu không phải là lí do để thay nước áo sai mỗi vụ nuôi thuỷ sản

Chỉ ra được điểu kiện sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản

1

3

C14

C1b, c, d

Bài 12: Biện pháp xử lí môi trường nuôi thuỷ sản

Nhận biết

Nhận biết được đặc điểm của nước sau khi nuôi thuỷ sản

1

C12

Thông hiểu

Chỉ ra được mục đích của lắng lọc trong xử lí nước.

1

C13

Vận dụng

Đưa ra được các biện pháp xử lí môi trường thuỷ sản

4

C3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay