Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản Kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 2 môn Công nghệ 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Các cụm lồng trên sông nên cách nhau khoảng
A. 20 – 30m.
B. 50 – 100m.
C. 200 – 300m.
D. 150 – 200m.
Câu 2. Trong công nghiệp chế biến cá tra, các bộ phân không được sử dụng làm thực phẩm (phế phụ phẩm) là
A. đầu, thịt, da, mỡ.
B. nội tạng, xương, thịt, da.
C. xương, da, thịt, đầu.
D. đầu, mỡ, da, nội tạng và xương.
Câu 3. Thức ăn hỗn hợp cần được bảo quản như thế nảo?
A. Đóng vào chai, đậy nút kín.
B. Đóng bao, bảo quản nơi khô, mát, thông thoáng.
C. Thức ăn được xếp đặt trực tiếp trên mặt đất.
D. Thức ăn có thể xếp trên kệ và có ánh nắng mặt trời.
Câu 4. Đâu không phải thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn thuỷ sản?
A. nước.
B. chất kích thích tăng trưởng.
C. chất vô cơ.
D. chất hữu cơ.
Câu 5. Hầu hết các phương thức sinh sản của các loài cá đẻ trứng là
A. thụ tinh trong cơ thể.
B. thụ tinh ngoài trong môi trường nước.
C. thụ tinh ngoài trong môi trường không khí.
D. thụ tinh ngoài trong môi trường ẩm thấp.
Câu 6. Ngoài nhiệt độ, thời gian bảo quản dài hạn dựa vào các yếu tố nào?
A. Độ ẩm không khí, tia UV (ánh nắng mặt trời).
B. Loài cá, chất lượng tinh trùng, tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản, phương pháp hạ nhiệt,…
C. Chất bảo quản, độ ẩm không khí, loài cá.
D. Tia UV ( ánh nắng mặt trời), loài cá, tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản.
Câu 7. Để được lưu thông trên thị trường, con giống thuỷ sản phải đáp ứng các yêu cầu nào sau đây?
A. Không thuộc danh mục thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
B. Được công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định.
C. Không phá huỷ hệ sinh thái bản địa.
D. Chất lượng không phù hợp theo tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Câu 8. Nơi đặt lồng nuôi cá rô phi không nên
A. ở nơi đã quy hoạch ở trên sông, hồ, hồ thuỷ điện,..
B. ở nơi có nguồn nước sạch.
C. ở nơi nước được lưu thông, chất lượng đảm bảo.
D. ở khu vực tàu thuyền neo đậu, qua lại.
Câu 9. Trong quá trình chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine từ phụ phẩm cá tra, bước đầu tiên là
A. làm nhỏ nguyên liệu.
B. thuỷ phân.
C. xử lí nguyên liệu.
D. ép viên, sấy khô.
Câu 10. Chất bổ sung thường có lượng nước
A. thấp ( 10% - 12%).
B. cao (50%).
C. rất cao ( trên 50%).
D. rất thấp (5% đến 7%).
Câu 11. Trong thức ăn chăn nuôi, các chất vô cơ là
A. khoáng đa lượng.
B. protein, lipid, carbonhydrate,…
C. nước.
D. khoáng đa lượng và khoáng vi lượng.
Câu 12. Một số chất kích thích sinh sản được sử dụng phổ biến trong sản xuất cá hiện nay là
A. GH.
B. Hormone thyroxine.
C. Hormone juvenile, ecdysone.
D. LRHa, HCG, PG, và GnRHa,…
Câu 13. Cá có sức sinh sản tương đối cao vì
A. đặc tính đẻ trứng, thụ tinh ngoài môi trường nước.
B. có thể đẻ nhiều lứa trong năm.
C. đặc tính đẻ con.
D. đặc tính thụ tinh trong.
Câu 14. Các cá thể của cùng một giống thường có
A. ngoại hình thể chất, sức sinh sản, tính năng sản xuất tương đối giống nhau.
B. sức đề kháng, giá trị dinh dưỡng giống hệt nhau.
C. ngoại hình và thể chất khác nhau.
D. sức sinh sản sản xuất khác nhau.
Câu 15. Vì sao khi thu hoạch ca rô phi phải dùng vợt mềm, có lưới mịn, đánh bắt nhẹ nhàng?
A. Không làm cá bị đau.
B. Không để cá bị đổi màu
C. Để tránh làm tổn thương cá.
D. Không làm ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của cá
Câu 16. Vì sao bảo quản thức ăn thuỷ sản, con người bổ sung một số loại enzyme và chế phẩm vi sinh?
A. để thức ăn không bị các loại côn trùng, chuột ăn.
B. để thức ăn không bị phân huỷ.
C. để ức chế nấm mốc, vi khuẩn vì thức ăn thuỷ sản có nhiều protein nên dễ bị vi sinh vật gây hại.
D. để tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn, vi sinh vật có trong thức ăn.
Câu 17. Thức ăn hỗn hợp và chất bổ sung bảo quản ở nhiệt độ thường nhưng thức ăn tươi sống phải bảo quản lạnh vì
A. thức ăn tươi sống có nhiều chất dinh dưỡng hơn.
B. thức ăn tưới sống có hàm lượng protein cao hơn.
C. thức ăn tươi sống có hàm lượng nước cao hơn.
D. thức ăn tươi sống không chứa nước.
Câu 18. Thức ăn tươi sống có vai trò là
A. chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng để phì hợp với từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển thuỷ sản.
B. tăng giá trị dinh dưỡng trong khẩu phẩn ăn, động vật tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
C. cung cấp chất dinh dưỡng (protein hàm lượng cao) cho động vật thuỷ sản, phù hợp với đặc tính bắt mồi chủ động.
D. phối chế thức ăn, cung cấp protein, năng lượng và chất phụ gia.
Câu 19. Lợi ích của chỉ thị phân tử trong chọn giống thuỷ sản là
A. rút ngắn thời gian chọn giống, giảm chi phí và công lao động.
B. kéo dài thời gian chọn giống.
C. tăng chi phí và công lao động.
D. chọn được số lượng lớn con giống.
Câu 20. Túi chứa tinh nằm ở
A. trên lưng tôm cái.
B. Trên lưng tôm đực.
C. dưới bụng tôm cái.
D. dưới bụng tôm đực.
Câu 21. Trong ao nuôi thâm canh, sau 4 tháng nuôi, cá trên vàng đạt khối lượng từ 250g đến 300g/con; cá trê phi đạt khối lượng từ 500g đến 1000 g/con. Điều này chứng tỏ
A. trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế như nhau.
B. trong điều kiện nuôi khác nhau, các giống cá khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế như nhau.
C. trong cùng một điều kiện nuôi, các giống cá như nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế khác nhau.
D. trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế khác nhau.
Câu 22. Khi vệ sinh ao nuôi tôm thẻ chân trắng, đối với ao nuôi dưới hình ta nên làm thế nào?
A. Cần xịt rửa, khử trùng bạt trước khi nuôi.
B. Cần thay mới hệ thống bạt 1 tuần/lần.
C. Xếp đè nhiều tấm bạt lên nhau, mỗi mùa vụ bỏ đi 1 chiếc.
D. Lắp đặt hệ thống robot tự dọn dẹp bạt.
Câu 23. Cho các bước chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine từ phụ phẩm cá tra sau:
- Ép viên, sấy khô.
- Làm nhỏ nguyên liệu.
- Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ.
- Thuỷ phân
- Xử lí nguyên liệu.
Thứ tự các bước chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine từ phụ phẩm cá tra là
A. 1 – 2 – 3 – 4 – 5.
B. 5 – 2 – 4 – 3 – 1.
C. 4 – 3 – 2 – 1 – 5
D. 5 – 2 – 4 – 1 – 3.
Câu 24. Cách chế biến trong hình dưới đây là kiểu chế biến thức ăn thuỷ sản nào?
A. Chế biến thực ăn bán thủ công.
B. Chế biến thức ăn thủ công.
C. Chế biến thức ăn công nghiệp.
D. Chế biến thức ăn bán công nghiệp.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Sau khi tham quan hệ thống nuôi cá rô phi thương phẩm trong lồng bè trên sông, nhóm học sinh cần trao đổi để trình bày bài thu hoạch nhóm. Sau đây là một số ý kiến học sinh trong nhóm góp ý liên quan đến quá trình chăm sóc quản lí hệ thống nuôi:
a) Định kì điều chỉnh lượng thức ăn cho cá.
b) Định kì bón chế phẩm sinh học vào lồng nuôi.
c) Định kì vệ sinh lưới lồng để tránh bị bít tắc, tạo sự thông thoáng, kiểm tra phao, dây leo.
d) Tại mỗi lồng có thể treo túi vôi bên trong để sát khuẩn và hạn chế kí sinh trùng.
Câu 2. Thức ăn thuỷ sản rất dễ bị biến chất do oxy hoá hoặc do sự phát triển của các loại nấm mốc và sản sinh ra độc tố. Vì thế nhiều chất phỵ gia được bổ sung vào thức ăn thuỷ sản có tác dụng làm giảm quá trình oxy hoá, ức chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn gây hại,…
a) Các chất phụ gia này có thể là enzyme tiết ra từ vi khuẩn, có khả năng làm giảm hoặc loại bỏ các độc tố nấm mốc.
b) Tất cả các chất phụ gia đều có thể làm giảm quá trình oxy hoá, ức chế nấm mốc.
c) Tất cả các loại nấm mốc đểu sản sinh ra độc tố có hại cho thực ăn thuỷ sản.
d) Công nghệ sinh học và enzyme là hai công nghệ phổ biến nhất để bảo quản thực phẩm.
Câu 3. Thức ăn thuỷ sản cần được bảo quản ở điều kiện thích hợp để đảm bảo không bị hư hỏng và làm suy giảm chất dinh dưỡng. Tuỳ vào loại thức ăn mà có phương pháp bảo quản phù hợp.
a) Thức ăn cần được bảo quản trong nhà kho, tránh nước và ánh nắng trực tiếp.
b) Các bao thức ăn phải được xếp chồng lên nhau trên kệ mỗi chồng từ 15 – 20 bao.
c) Bảo quản thức ăn thuỷ sản ở môi trường dưới 30◦C và tuân thủ nguyên tắc “ vào trước, xuất trước”.
d) Thời gian bảo quản thức ăn không quá 4 tháng.
Câu 4. Thức ăn thuỷ sản được chia thành 4 nhóm: thức ăn hỗn hợp, thức ăn bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu thực ăn. Mỗi nhóm thức ăn đều có vai trò khác nhau đối với động vật thuỷ sản.
a) Thức ăn hỗn hợp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho các loài vật nuôi theo từng thời kì sinh trưởng khác nhau.
b) Thức ăn bổ sung được coi như là thức ăn chính của một số loại vật nuôi.
c) Thức ăn tươi sống là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho động vật thuỷ sản.
d) Nguyên liệu thức ăn gốc động vật có nhiều chất dinh dưỡng hơn là gốc thức vật.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
KẾT NỐI TRI THỨC
………………………………….
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức công nghệ | 7 | 2 | 4 | 3 | ||
Giao tiếp công nghệ | 2 | 1 | ||||
Sử dụng công nghệ | 2 | 2 | 1 | 5 | ||
Đánh giá công nghệ | 1 | 2 | 4 | 1 | ||
Thiết kế kĩ thuật | 2 | 1 | ||||
TỔNG | 12 | 8 | 4 | 4 | 4 | 8 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ 12 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức công nghệ | Giao tiếp công nghệ | Sử dụng công nghệ | Đánh giá công nghệ | Thiết kế kĩ thuật | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHƯƠNG VI. CÔNG NGHỆ GIỐNG THUỶ SẢN | 9 | 0 | 9 | 0 | ||||||
Bài 13: Vai trò của giống thuỷ sản | Nhận biết | Nhận biết được những yêu cầu về con giống | 1 | C7 | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được các cá thể có cùng giống | 1 | C14 | |||||||
Vận dụng | Đưa ra được vai trò của giống thuỷ sản | 1 | C21 | |||||||
Bài 14: Sinh sản của cá và tôm | Nhận biết | Nhận biết được yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản | 1 | C6 | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được nguyên nhân cá sinh sản cao | Chỉ ra được vị trí của túi chứa tinh | 2 | C13, 20 | ||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 15: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chộn và nhân giống thuỷ sản | Nhận biết | Nhận biết được phương pháp sinh sản của cá đẻ trứng | Nhận biết được một số loại chất kích thích sinh sản | 2 | C5, 12 | |||||
Thông hiểu | Chỉ ra được lợi ích của chỉ thị phân tử | 1 | C19 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
CHƯƠNG VII: CÔNG NGHỆ THỨC ĂN THUỶ SẢN | 13 | 12 | 13 | 12 | ||||||
Bài 16: Thức ăn thuỷ sản | Nhận biết | Nhận biết được đâu không phải thành phần dinh dưỡng của thức ăn thuỷ sản | Nhận biết được các chất vô cơ trong thức ăn chăn nuôi | 2 | C4, 11 | |||||
Thông hiểu | Chỉ ra được vai trò của thức ăn tươi sống | 1 | C18 | |||||||
Vận dụng | Đưa ra được các chất trong thức ăn | Các chất bổ sung cho vật nuôi | Vai trò của thức ăn | Nguyên liệu để làm ra thức ăn | 4 | C4 | ||||
Bài 17: Phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn thuỷ sản | Nhận biết | Nhận biết được cách bảo quản thức ăn hỗn hợp | Nhận biết được lượng nước trong chất bổ sung | 2 | C3, 10 | |||||
Thông hiểu | Chỉ ra được cách bảo quản thức ăn | 1 | C17 | |||||||
Vận dụng | Đưa ra được thời gian bảo quản thức ăn | Đưa ra được kiểu chế biến thức ăn | 1 | 4 | C24 | C3 | ||||
Bài 18: Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến thực ăn thuỷ sản | Nhận biết | Nhận biết được các bộ phận không được chế biến thành phụ phẩm | Nhận biết được bước đầu trong chế biến thức ăn thuỷ sản | 2 | C2, 9 | |||||
Thông hiểu | Chỉ ra được các chất phụ gia và công nghệ để bảo quản thức ăn. | - Chỉ ra được nguyên nhân bảo quản thức ăn. - Chỉ ra dược các chất làm giảm độc tố nấm men | 1 | 4 | C16 | C2 | ||||
Vận dụng | Đưa ra được cách chế biến thức ăn giàu lysine | 1 | C23 | |||||||
CHƯƠNG VIII. CÔNG NGHỆ NUÔI THUỶ SẢN | 4 | 4 | 4 | 4 | ||||||
Bài 19: Công nghệ nuôi một số loài thuỷ sản phổ biến ở Việt Nam | Nhận biết | - Nhận biết được khoảng cách các cụm lồng trên sông. - Nhận biết được quá trình chăm sóc quản lí hệ thống nuôi | Nhận biết được nơi đặt lồng cá | 2 | 4 | C1, 8 | C1 | |||
Thông hiểu | Chỉ ra được cách thu hoạch cá | 1 | C15 | |||||||
Vận dụng | Đưa ra được các vệ sinh ao | 1 | C22 |