Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9 Cắt may Chân trời sáng tạo (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Cắt may - Chân trời sáng tạo - Cuối kì 1 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 1 môn Công nghệ 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Cắt may chân trời sáng tạo

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

CÔNG NGHỆ CẮT MAY 9

CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Bản vẽ cắt may là gì?

A. Là bản vẽ kĩ thuật thể hiện sự phối hợp của các bộ phận trên trang phục nhằm tạo ra kiểu dáng phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi, tính chất công việc và xu hướng thời trang giúp người mặc có vẻ ngoài đẹp, che được nhược điểm về vóc dáng để tư tin, thoải mái, thuận tiện trong các hoạt động. 

B. Là một bước quan trọng trong quá trình sản xuất trang phục, thể hiện sự thiết kế sản phẩm tại các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất hàng thời trang.

C. Là bản vẽ kĩ thuật thể hiện hình dáng, kích thước của từng bộ phận (chi tiết) hoặc nhóm bộ phận của sản phẩm và những chỉ dẫn cần thiết cho việc lắp ráp hoàn thành sản phẩm may mặc. 

D. Là bản vẽ các chi tiết sản phẩm hoặc vẽ trên giấy để tạo mẫu rập của sản phẩm trong quá trình sản xuất hàng may mặc.

Câu 2 (0,25 điểm). Điểm khác nhau giữa bản vẽ cắt may đối với bản vẽ kiểu là:

A. Được sử dụng để thiết kế các bộ phận của sản phẩm, sản xuất và kiểm tra các thông số của sản phẩm.

B. Thể hiện tổng quát kiểu dáng, màu sắc của sản phẩm.

C. Thường sử dụng phương pháp vẽ phối cảnh, đánh bóng, tô màu như vẽ mĩ thuật.

D. Được sử dụng để giới thiệu mẫu quần áo và các sản phẩm may mặc khác.

Câu 3 (0,25 điểm). Bản vẽ cắt may có thể được vẽ trên:

  1. Giấy.
  2. Vải.
  3. Giấy bìa.
  4. Vải, giấy.

Câu 4 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng về bản vẽ cắt may?

A. Thể hiện hình dáng, kích thước của từng bộ phận (chi tiết) hoặc nhóm bộ phận của sản phẩm và những chỉ dẫn cần thiết cho việc lắp ráp hoàn thành sản phẩm may mặc. 

B. Được vẽ trên vải để cắt trực tiếp các chi tiết sản phẩm.

C. Sử dụng phương pháp vẽ phối cảnh, đánh bóng, tô màu như vẽ mĩ thuật. 

D. Được vẽ trên giấy để tạo mẫu rập của sản phẩm trong quá trình sản xuất hàng may mặc. 

Câu 5 (0,25 điểm). Bản vẽ cắt may được vẽ trên vải để làm gì?

  1. Tạo mẫu rập của sản phẩm trong quá trình sản xuất.
  2. Cần thiết cho việc lắp ráp hoàn thành sản phẩm may mặc.
  3. Thiết kế chi tiết từng bộ phận.
  4. Cắt trực tiếp các chi tiết sản phẩm.

Câu 6 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng về đặc điểm của bản vẽ cắt may?

A. Thể hiện đầy đủ hình dáng, kích thước, công thức tính của từng chi tiết hoặc nhóm chi tiết của sản phẩm may mặc

B. Sử dụng một số nét vẽ kĩ thuật để thể hiện các đường gấp vải, đường gióng, đường ghi kích thước, đường canh sợi, đường cắt hoặc đường may lắp ráp sản phẩm.

C. Được sử dụng để giới thiệu mẫu quần áo và các sản phẩm may mặc khác.

D. Được sử dụng để thiết kế các bộ phận của sản phẩm, sản xuất và kiểm tra các thông số của sản phẩm. 

Câu 7 (0,25 điểm). Bản vẽ cắt may được vẽ trên giấy để làm gì?

  1. Tạo mẫu rập của sản phẩm trong quá trình sản xuất.
  2. Cần thiết cho việc lắp ráp hoàn thành sản phẩm may mặc.
  3. Thiết kế chi tiết từng bộ phận.
  4. Cắt trực tiếp các chi tiết sản phẩm.

Câu 8 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng về đặc điểm của bản vẽ kiểu?

A. Thể hiện tổng quát kiểu dáng, màu sắc của sản phẩm.

B. Thường sử dụng phương pháp vẽ phối cảnh, đánh bóng, tô màu như vẽ mĩ thuật.

C. Được sử dụng để giới thiệu mẫu quần áo và các sản phẩm may mặc khác.

D. Sử dụng một số nét vẽ kĩ thuật để thể hiện các đường gấp vải, đường gióng, đường ghi kích thước, đường canh sợi, đường cắt hoặc đường may lắp ráp sản phẩm.

Câu 9 (0,25 điểm). Đặc điểm của bản vẽ cắt may là gì?

A. Thể hiện tổng quát kiểu dáng, màu sắc của sản phẩm.

B. Thường sử dụng phương pháp vẽ phối cảnh, đánh bóng, tô màu như vẽ mĩ thuật.

C. Được sử dụng để giới thiệu mẫu quần áo và các sản phẩm may mặc khác.

D. Sử dụng một số nét vẽ kĩ thuật để thể hiện các đường gấp vải, đường gióng, đường ghi kích thước, đường canh sợi, đường cắt hoặc đường may lắp ráp sản phẩm. 

Câu 10 (0,25 điểm). Đâu không phải là một trong các loại nét vẽ kĩ thuật được vận dụng để biểu thị các đường nét của sản phẩm trong bản vẽ cắt may?

  1. Nét liền đậm.
  2. Nét gạch chấm mảnh.
  3. Nét ngang đậm.
  4. Nét đứt mảnh.

Câu 11 (0,25 điểm). Bản vẽ kiểu có đặc điểm gì?

A. Sử dụng một số nét vẽ kĩ thuật để thể hiện các đường gấp vải, đường gióng, đường ghi kích thước, đường canh sợi, đường cắt hoặc đường may lắp ráp sản phẩm. 

B. Được sử dụng để thiết kế các bộ phận của sản phẩm, sản xuất và kiểm tra các thông số của sản phẩm.

C. Thể hiện tổng quát kiểu dáng, màu sắc của sản phẩm.

D. Thể hiện đầy đủ hình dáng, kích thước, công thức tính của từng chi tiết hoặc nhóm chi tiết của sản phẩm may mặc. 

Câu 12 (0,25 điểm). Đường kích thước không được giới hạn bằng:

  1. Đường bao.
  2. Đường gạch chấm.
  3. Đường phân chia các phần sản phẩm.
  4. Đường gấp.

Câu 13 (0,25 điểm). Trong bản vẽ cắt may, một số loại nét vẽ kĩ thuật được vận dụng để:

A. Biểu thị các đường nét của sản phẩm.

B. Thể hiện đường giới hạn của phần sản phẩm được vẽ.

C. Biểu diễn sự khác nhau về chi tiết của phần này với phần khác của sản phẩm.

D. Biểu diễn đường bao thấy, đường may nhìn thấy. 

Câu 14 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng về chữ số kích thước trong bản vẽ cắt may?

A. Thường dùng kiểu chữ thông dụng thẳng đứng hoặc nghiêng 75° so với đường ngang.

B. Trong bản vẽ, phải thống nhất một kiểu chữ.

C. Chữ số được ghi bên lề phải, nằm trên đường kích thước, theo phương của đường kích thước.

D. Dùng khổ chữ từ 1,8 mm trở lên.

Câu 15 (0,25 điểm). Biểu diễn đường bao thấy, đường may nhìn thấy là:

  1. Nét lượn sóng mảnh.

  2. Nét liền đậm.

  3. Nét đứt mảnh.

  4. Nét liền mảnh.

Câu 16 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng về sản phẩm tạp dề?

A. Nhằm bảo vệ quần áo và cơ thể khỏi hơi nóng hoặc chất bẩn trong quá trình làm việc.

B. Là loại trang phục chuyên dụng để che phục vùng ngực và bụng của người mặc.

C. Tuỳ theo nhu cầu sử dụng của người mặc, có thể may tạp dề với nhiều kiểu dáng khác nhau. 

D. Tạp dề được may từ một loại chất liệu duy nhất. 

Câu 17 (0,25 điểm). Hình ảnh bên thể hiện: 

Tech12h

A. Bản vẽ kiểu. 

B. Bản vẽ tạp chí.

C. Bản vẽ cắt may.

D. Bản vẽ cơ khí.

Câu 18 (0,25 điểm). Đâu không phải là một trong những tiêu chí đánh giá bản vẽ cắt may tạp dề?

A. Bản vẽ cắt may thể hiện đúng hình dạng các chi tiết của tạp dề. 

B. Kích thước các chi tiết được vẽ gần đúng tỉ lệ. 

C. Các kích thước được tính đúng theo công thức.

D. Nét vẽ đúng tiêu chuẩn nét vẽ kĩ thuật. 

Câu 19 (0,25 điểm). Quan sát hình bên và cho biết đây là loại tạp dề gì? 

Tech12h

A. Tạp dề thắt lưng ngắn. 

B. Tạp dề thắt lưng dài. 

C. Tạp dề yếm. 

D. Tạp dề vải.

Câu 20 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng về chân váy?

A. Là trang phục từ thắt lưng (eo) của người mặc trở xuống. 

B. Là sản phẩm may mặc được may đo phức tạp, cầu kì.

C. Một số kiểu chân váy lưng thun là: chân váy lưng liền, chân váy lưng rời, chân váy lưng sợi thun,…

D. Chân váy lưng thun là sản phẩm may đơn giản thành một ống vải có chun ở một đầu ống, đầu kia xòe ra thành chân váy. 

Câu 21 (0,25 điểm). Quan sát hình bên và cho biết đây là chân váy gì? 

Tech12h

A. Chân váy ngắn.

B. Chân váy lưng liền. 

C. Chân váy lưng sợi thun. 

D. Chân váy lưng rời.

Câu 22 (0,25 điểm). Đâu không phải là một trong các tiêu chí đánh giá sản phẩm bản vẽ chân váy lưng thun?

A. Kích thước các chi tiết được thể hiện đúng tỉ lệ.

B. Các kích thước được tính đúng theo công thức.

C. Nét vẽ đúng tiêu chuẩn nét kĩ thuật.

D. Bản vẽ cắt may thể hiện được gần đúng hình dạng các chi tiết của chân váy. 

Câu 23 (0,25 điểm). Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết đây là bản vẽ cắt may gì?

Tech12h

A. Bản vẽ cắt may chân váy lưng thun (lưng rời). 

B. Bản vẽ cắt may chân váy lưng sợi thu. 

C. Bản vẽ cắt may chân váy dài. 

D. Bản vẽ cắt may chân váy lưng thun (lưng liền). 

 

Câu 24 (0,25 điểm). Kích thước nào không cần thiết trong bản vẽ cắt may?

  1. Chiều dài đường may.

  2. Kích thước vòng cổ.

  3. Chiểu dài tay áo.

  4. Kích thước số lượng nút.

Câu 25 (0,25 điểm). Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết đây là bản vẽ cắt may gì?

Tech12h

A. Bản vẽ cắt may chân váy lưng thun (lưng rời). 

B. Bản vẽ cắt may chân váy lưng sợi thu. 

C. Bản vẽ cắt may chân váy dài. 

D. Bản vẽ cắt may chân váy lưng thun (lưng liền). 

Câu 26 (0,25 điểm). Khi thiết kế bản vẽ cắt may, yếu tố nào không cần thiết phải ghi rõ?

  1. Kích thước cụ thể của các chi tiết.

  2. Hướng chỉ khâu cho từng đường may.

  3. Phương pháp giặt và bảo quản sản phẩm.

  4. Mẫu màu sắc vải.

Câu 27 (0,25 điểm). Khi lập bản vẽ cắt may cho một sản phẩm, phần nào cần được đánh dấu rõ ràng để đảm bả sự chính xác khi cắt?

  1. Đường may.

  2. Đường viền.

  3. Đường cắt và đường gấp.

  4. Tên nhà thiết kế.

Câu 28 (0,25 điểm). Trong bản vẽ cắt may, kí hiệu nào thường được sử dụng để chỉ đường gấp?

  1. Đường nét liền.

  2. Đường nét chấm chấm.

  3. Đường nét gạch ngang.

  4. Đường nét đứt đoạn.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu điểm khác nhau giữa bản vẽ cắt may và bản vẽ kiểu.

Câu 2 (1,0 điểm). Giải thích tầm quan trọng của việc ghi chú thích thước và tỉ lệ trong bản vẽ cắt may.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ CẮT MAY 9

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 2: Bản vẽ cắt may

8

1

12

0

8

0

0

1

28

2

10,0

Tổng số câu TN/TL

8

1

12

0

8

0

0

1

28

2

10,0

Điểm số

2,0

2,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

 2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

TRƯỜNG THCS...........................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ CẮT MAY 9

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

Chủ đề 2

28

2

Bản vẽ cắt may

Nhận biết

- Hiểu được bản vẽ cắt may.

- Biết đươc tác dụng của bản vẽ cắt may vẽ trên vải, trên giấy.

- Biết được đặc điểm của bản vẽ cắt may, bản vẽ kiểu.

- Biết được tác dụng một số loại nét vẽ kĩ thuật.

- Biết được nét biểu diễn đường bao thấy, đường may nhìn thấy.

- Nêu được điểm khác nhau giữa bản vẽ cắt may và bản vẽ kiểu.

8

1

C1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15

C1 (TL)

Thông hiểu

- Nhận diện được điểm khác nhau giữa bản vẽ cắt may đối với bản vẽ kiểu.

- Nhận diện được ý không đúng về bản vẽ cắt may.

- Nhận diện được ý không đúng về đặc điểm của bản vẽ cắt may.

- Nhận diện được ý không đúng về đặc điểm của bản vẽ kiểu.

- Nhận diện được ý không phải là một trong các loại nét vẽ kĩ thuật được vận dụng để biểu thị các đường nét của sản phẩm trong bản vẽ cắt may.

- Biết được đường kích thước không được giới hạn.

- Nhận diện được ý không đúng về chữ số kích thước trong bản vẽ cắt may.

- Nhận diện được ý không đúng về sản phẩm tạp dề.

- Nhận diện được ý không phải là một trong những tiêu chí đánh giá bản vẽ cắt may tạp dề.

- Nhận diện được nội dung không đúng về chân váy.

- Nhận diện được ý không phải là một trong các tiêu chí đánh giá sản phẩm bản vẽ chân váy lưng thun.

- Nhận diện được kích thước không cần thiết trong bản vẽ cắt may.

12

C2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20, 22, 24

Vận dụng

 - Quan sát hình ảnh để biết điều hình ảnh thể hiện.

- Biết được bản vẽ cắt may qua hình ảnh.

- Nêu được yếu tố không cần thiết pahỉ chỉ rõ khi thiết kế bản vẽ cắt may.

- Nêu được phần được đánh dấu rõ ràng để đảm bảo sự chính xác khi cắt.

- Nêu được kí hiệu thường được sử dụng để chỉ đường gấp.

8

C17, 19, 21, 23, 25, 26, 27, 28

Vận dụng cao

- Giải thích được tầm quan trọng của việc ghi chú thích thước và tỉ lệ trong bản vẽ cắt may.

1

C2 (TL)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công nghệ 9 Cắt may Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay