Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 2 môn Kinh tế pháp luật 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy luật của pháp luật
A. do các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên.
B. do các quốc gia và các chủ thể pháp luật thỏa thuận xây dựng nên.
C. do các chủ thể của các ngành luật thỏa thuận xây dựng nên.
D. do các quốc gia cùng nhau quy định áp dụng.
Câu 2. Pháp luật quốc tế được thể hiện qua những văn bản nào dưới đây?
A. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế.
B. Hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư.
C. Biên bản các phiên họp của Liên hợp quốc.
D. Kết luận của các hội nghị quốc tế khu vực quan trọng.
Câu 3. Pháp luật quốc tế có vai trò
A. là cơ sở để chấm dứt chiến tranh trên thế giới.
B. là cơ sở để giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.
C. là nguồn gốc để hạn chế các cuộc xâm lược.
D. là lí do để các quốc gia yêu chuộng hòa bình.
Câu 4. Sau kí kết điều ước quốc tế, các quốc gia thành viên sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế là nội dung nào dưới đây của mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?
A. Pháp luật quốc tế làm thay đổi pháp luật quốc gia.
B. Pháp luật quốc gia phụ thuộc vào pháp luật quốc tế.
C. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia bình đẳng với nhau.
D. Pháp luật quốc tế là cơ sở để hoàn thiện pháp luật quốc gia.
Câu 5. Pháp luật quốc tế có mấy nguyên tắc cơ bản?
A. Năm nguyên tắc. | B. Sáu nguyên tắc. |
C. Bảy nguyên tắc. | D. Tám nguyên tắc. |
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò pháp luật quốc tế?
A. Là cơ sở duy nhất để xây dựng mối quan hệ liên minh giữa các quốc gia/ chủ thể khác.
B. Là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia/ chủ thể khác của pháp luật quốc tế.
C. Là cơ sở để thiết lập các quan hệ ngoại giao, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia.
D. Điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia hoặc các chủ thể khác của pháp luật quốc tế.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?
A. Luật quốc gia tạo cơ sở hình thành và góp phần thúc đẩy pháp luật quốc tế phát triển.
B. Pháp luật quốc tế và luật quốc gia tồn tại độc lập, không liên quan gì đến nhau.
C. Pháp luật quốc tế là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện quy định của luật quốc gia.
D. Pháp luật quốc tế và luật quốc gia có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau.
Câu 8. Đọc đoạn thông tin sau đây phản ánh về vai trò nào của pháp luật quốc tế?
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được điều chỉnh bởi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, một điều ước quốc tế song phương được kí kết năm 2000. Quá trình đàm phán và kí kết Hiệp định này được tiến hành theo trình tự, thủ tục đã được quy định trong Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các quốc gia khác được thiết lập trên cơ sở các quy định của Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961 và Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963,...
A. Là cơ sở duy nhất để xây dựng mối quan hệ liên minh giữa các quốc gia/ chủ thể khác.
B. Là cơ sở để thiết lập các quan hệ ngoại giao, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia.
C. Là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia/ chủ thể khác của pháp luật quốc tế.
D. Duy trì và phát huy mối quan hệ liên minh giữa các tổ chức quốc tế phi chính phủ.
Câu 9. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải, có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở quốc gia ven biển là vùng biển nào dưới đây?
A. Lãnh hải. | B. Đặc quyền kinh tế. |
C. Tiếp giáp lãnh hải. | D. Nội thủy. |
Câu 10. Tàu thuyền nước ngoài được hưởng quyền gì trong lãnh hải của quốc gia ven biển?
A. Qua lại liên tục. | B. Qua lại tự do. |
C. Qua lại vô hại. | D. Qua lại hòa bình. |
Câu 11. Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất bao gồm
A. vùng núi đồi, rừng rậm, sông biên giới, đồng bằng của một quốc gia.
B. vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất của một quốc gia.
C. biển cả, sông suối, sa mạc của một quốc gia.
D. nông thôn, thành phố, hải đảo của một quốc gia.
Câu 12. Ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác hoặc với các vùng và quốc gia có chủ quyền trên biển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Lãnh thổ quốc gia. | B. Biên giới quốc gia. |
C. Chủ quyền quốc gia. | D. Giới hạn quốc gia. |
Câu 13. Vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thủy, có chiều rộng không vượt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phí biển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Vùng biển phía ngoài nội thủy.
B. Đường cơ sở của quốc gia ven biển.
C. Vùng biển tiếp liền nội thủy.
D. Lãnh hải của quốc gia ven biển.
Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển được thực hiện trong vùng đặc quyền kinh tế?
A. Thăm dò, khai thác và quản lí các tài nguyên thiên nhiên.
B. Nghiên cứu khoa học và gìn giữ môi trường biển.
C. Lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, công trình trên biển.
D. Thi hành sự kiểm soát cần thiết đối với tàu thuyền nước ngoài.
Câu 15. Ý nào sau đây không phải là chế độ pháp lí của công dân?
A. Bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của Nhà nước.
B. Đa số các nước quy định chế độ pháp lí cho công dân rộng nhất trong ba bộ phận của dân cư.
C. Là chế độ mà nước sở tại cho phpá người nước ngoài cư trú và sinh sống ở nước mình được hưởng những quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,…
D. Cùng cư trú và sinh sống trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, song có rất nhiều quyền và nghĩa vụ mà chỉ công dân mới có, người nước ngoài, người không có quốc tịch không có.
Câu 16. Trong nội thuỷ của quốc gia ven biển, các loại tàu thuyền nào dưới đây của nước ngoài khi ra vào nội thuỷ phải xin phép quốc gia ven biển?
A. Tàu thuyền của tất cả các nước không thân thiện.
B. Tàu thuyền nhà nước phi thương mại và tàu quân sự nước ngoài.
C. Tất cả các loại tàu thuyền nước ngoài lần đầu tiên đến quốc gia này.
D. Các loại tàu có trọng tải lớn của nước ngoài.
Câu 17. Các quốc gia thành viên phải mở cửa thị trường trong nước cho các loại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài là nội dung của nguyên tắc nào dưới đây của WTO?
A. Nguyên tắc tự do hóa thương mại.
B. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng.
C. Nguyên tắc minh bạch.
D. Nguyên tắc tự do cạnh tranh.
Câu 18. Tăng cường cạnh tranh lành mạnh giữa các quốc gia thành viên WTO, các nước thành viên tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau – đó là nội dung nguyên tắc nào của WTO?
A. Tự do hóa thương mại.
B. Cạnh tranh công bằng.
C. Thương mại không phân biệt đối xử.
D. Minh bạch, ổn định trong thương mại.
..................................
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau và chọn đáp án đúng hoặc sai vào mỗi ý a, b, c, d
Cuộc xung đột vũ trang tại quốc gia H không có dấu hiệu giảm bớt. Trước tình hình đó, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc căn cứ Hiến chương Liên hợp quốc và pháp luật quốc tế, đã họp và soạn thảo Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an cho phép áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả các biện pháp quân sự để duy trì hòa bình tại quốc gia H. Trong thời gian chờ đợi Nghị quyết được thông qua, quốc gia K, thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, đã đưa một số tàu quân sự của mình tiến vào lãnh thổ của quốc gia H.
a. Nước K vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.
b. Nước K vi phạm nguyên tắc dân tộc tự quyết.
c. Nước K vi phạm nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.
d. Nước K vi phạm nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế khi đưa khí tài vào lãnh thổ nước H.
Câu 2. Đọc các thông tin sau và chọn đáp án đúng hoặc sai vào mỗi ý a, b, c, d
Nước M và nước K là hai quốc gia láng giềng có tranh chấp về đường biên giới trên bộ trong nhiều năm. Lực lượng chấp pháp của hai quốc gia thường xuyên có xung đột nhưng không xảy ra xung đột về vũ trang. Ngàu 15 tháng 6, nước K đột ngột có hành vi bắn rocket vào sâu trong lãnh thổ nước M. Cho rằng đây là hành vi gây chiến, xâm phạm chủ quyền quốc gia nên nước M cũng có những động thái đáp trả tương tự.
a. Hành vi của nước K đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia của nước M.
b. Trong khi xảy ra tranh chấp, việc nước K đột ngột bắn rocket vào lãnh thổ nước M không vi phạm chủ quyền quốc gia.
c. Việc nước M có những động thái đáp trả tương đương là bảo vệ quyền lợi chính đáng chủ quyền quốc gia, không vi phạm luật pháp quốc tế.
d. Hai nước cần áp dụng nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Câu 3. Đọc nội dung sau và chọn đáp án đúng hoặc sai vào mỗi ý a, b, c, d.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên PH (Quốc tịch Việt Nam) và bên bán là Công ty M (Quốc tịch Bờ Biển Ngà) kí hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế FARCOM/RCN/IVC/036/2011. Theo nội dung Hợp đồng mua bán, bên mua mua hạt điều thô nguồn gốc Bờ Biển Ngà, số lượng là 1000 tấn x 385,50 USD/tấn theo tiêu chuẩn chất lượng như sau: thu hồi số hạt tối đa là 205 hạt/kg, độ ẩm tối đa là 10%. Tuy nhiên, sau khi được giám định bởi VinaControl, tại thời điểm giao hàng, hạt điều không đạt chất lượng như cam kết trong hợp đồng.
a. Hành vi của Công ty M vi phạm nguyên tắc thiện chí, trung thực trong giao kết hợp đồng.
b. Hành vi của Công ty M vi phạm nguyên tắc tuân thủ hợp đồng đã giao kết vì giao hàng không đạt chất lượng như cam kết.
c. Công ty M thực hiện đúng nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng.
d. Công ty PH có thể yêu cầu Công ty M bồi thường thiệt hại do chất lượng hàng hóa không đạt yêu cầu.
..................................
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
..................................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Điều chỉnh hành vi | 02 | 01 | 03 | |||
Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội | 14 | 06 | 01 | 06 | 03 | |
Giải quyết vấn đề và sáng tạo | 04 | |||||
TỔNG | 16 | 6 | 2 | 0 | 6 | 10 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Điều chỉnh hành vi | Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội | Giải quyết vấn đề và sáng tạo | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ | 24 | 16 | 24 | 16 | ||||
Bài 14. Khái quát chung về pháp luật quốc tế | Nhận biết | Nêu được một số khái niệm, vai trò, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. | 5 | C1, C2, C3, C4, C5 | ||||
Thông hiểu | Nêu được mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia. | Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. | 2 | 4 | C6, C7 | C1a, C1b, C1c, C1d | ||
Vận dụng | Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về pháp luật. | 1 | 4 | C8 | C4a, C4b, C4c, C4d | |||
Bài 15. Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia | Nhận biết | Nhận biết được một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia; các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia. | 5 | C9, C10, C11, C12, C13 | ||||
Thông hiểu | Phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia; các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia đơn giản. | 2 | 2 | C14, C15 | C3a, C3c | |||
Vận dụng | Tự giác thực hiện các quy định của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia. | 2 | 3 | C16 | C3b, C3d | |||
Bài 16. Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế | Nhận biết | Nhận biết được nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hợp đồng thương mại quốc tế. | 6 | C17, C18, C19, C20, C21, C22 | ||||
Thông hiểu | Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế. | 2 | C23, C24 | |||||
Vận dụng | Tự giác chấp hành các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). | 4 | C3a, C3b, C3c, C3d |