Đề thi cuối kì 2 lịch sử 12 chân trời sáng tạo (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 2 môn Lịch sử 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Ông Nguyễn Sinh Sắc – bố Chủ tịch Hồ chí Minh có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời và sự nghiệp của Người?

A. Người cần mẫn, nhân hậu, có học thức.

B. Người nuôi dưỡng các con bằng tình yêu thương và những điệu hò câu ví của dân ca xứ Nghệ.

C. Tiếp xúc với sách báo mới, thường bàn luận về các phong trào yêu nước.

D. Một tấm gương kiên trì về ý chí vượt khó vươn lên, người thầy mẫu mực trong dạy chữ, dạy người.

Câu 2. Nguyễn Sinh Cung theo cha mẹ vào Huế sinh sống vào thời gian nào?

A. Năm 1890.

B. Năm 1910.

C. Năm 1906.

D. Năm 1895.

Câu 3. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã có hoạt động tiêu biểu nào dưới đây? 

A. thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương.

C. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

D. thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.

Câu 4. Trước khi trở về Việt Nam (1941) để trực tiếp lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động ở 

A. Triều Tiên. 

B. Lào. 

C. Hà Lan. 

D. Liên Xô. 

Câu 5. Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố cơ bản tác động đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước (1911) của Nguyễn Tất Thành? 

A. Phong trào yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng tư sản đã chấm dứt. 

B. Đất nước bị mất độc lập, sự nghiệp cứu nước rơi vào khủng hoảng, bế tắc. 

C. Phong trào đấu tranh chống Pháp và phong kiến tay sai đã ngừng hoạt động. 

D. Nhân dân phản đối cuộc đấu tranh chống Pháp của các sĩ phu phong kiến. 

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1969?

A. Lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.

B. Lãnh đạo công cuộc xây dựng cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc.

C. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Câu 7. Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III? 

A. Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa.

B. Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống Pháp.

C. Quốc tế này đề ra đường lối cho Cách mạng Việt Nam.

D. Quốc tế này chủ trương thành lập mặt trận giải phóng dân tộc Việt Nam.

Câu 8. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm:

“Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: ......... Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”.

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, 

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, trang 461)

A. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

B. Tự do – Bình đẳng – Bác ái.

C. Độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc.

D. Giái phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Câu 9. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập diễn ra vào thời gian nào?

A. 19 – 5 – 1890.

B. 2 – 9 – 1945.

C. 5 – 6 – 1911.

D. 20 – 12 – 1946.

Câu 10. Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô để tham dự sự kiện nào?

A. Hội nghị Quốc tế Thiếu nhi.

B. Hội nghị Quốc rế Phụ nữ.

C. Hội nghị Quốc tế Nông dân.

D. Hội nghị Quốc tế Công nhân.

Câu 11. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai khi đang hoạt động ở quốc gia nào sau đây?

A. Đức.

B. Anh.

C. Pháp.

D. Trung Quốc.

Câu 12. Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố cơ bản tác động đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước (1911) của Nguyễn Tất Thành? 

A. Phong trào yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng tư sản đã chấm dứt. 

B. Đất nước bị mất độc lập, sự nghiệp cứu nước rơi vào khủng hoảng, bế tắc. 

C. Phong trào đấu tranh chống Pháp và phong kiến tay sai đã ngừng hoạt động. 

D. Nhân dân phản đối cuộc đấu tranh chống Pháp của các sĩ phu phong kiến. 

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1946?

A. Giải quyết bạn đói, nạn dốt và chống thù trong giặc ngoài.

B. Chủ động thiết lập mối liên hệ và tranh thủ sự ủng hộ của Liên hợp quốc, các nước Đồng minh về nền độc lập của Việt Nam.

C. Chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng.

D. Khởi xướng và thực hiện sách lược “hòa để tiến”.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và gia cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.

B. Mở ra thời kì cách mạng giải phóng dân tộc đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước nhảy vọt của cách mạng và dân tộc Việt Nam.

D. Mở đầu quá trình giải quyết khủng hoảng về đường lối của Cách mạng Việt Nam.

Câu 15. Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 đã xác định mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam là gì?

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp.

B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Pháp – Nhật.

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

D. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Nhật và phong kiến tay sai.

Câu 16. Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đẩy mạnh hoạt động ngoại giao với nhân dân các nước anh em, láng giềng và bạn bè quốc tế có tác dụng gì? 

A. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước đối với cuộc kháng chiến. 

B. Đặt cơ sở cho Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 

C. Buộc Chính phủ Trung Hoa Dân quốc rút hết quân ra khỏi Việt Nam. 

D. Tạo điều kiện thuận lợi để miền Bắc Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội. 

Câu 17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa VI) đã quyết định đổi tên Thành phố Sài Gòn – Gia Định thành

A. Thành phố Nguyễn Tất Thành.

B. Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Thành phố Nguyễn Sinh Sắc.

D. Thành phố Văn Ba.

Câu 18. Nghị quyết số 24C/18.65 ghi nhận Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc” là của tổ chức nào sau đây? 

A. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc. 

B. Quốc tế Cộng sản. 

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. 

D. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. 

Câu 19. Tổ chức UNESCO tôn vinh “Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam” vào năm nào?

A. 1997.

B. 1977.

C. 1987.

D. 1988.

Câu 20. “Người chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do”. Câu nói trên là nói về

A. Hồ Chí Minh.

B. Lê Tuấn Anh.

C. Trường Chinh.

D. Tôn Đức Thắng.

Câu 21. Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam vì một trong 

những lí do cơ bản nào sau đây?

A. Là tấm gương sáng về đạo đức, phẩm chất, lối sống cho các thế hệ. 

B. Góp phần vào xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. 

C. Là người Việt Nam đầu tiên xuất dương tìm đường cứu nước.

D. Là Tổng Bí thư và Chủ tịch nước đầu tiên của nước Việt Nam. 

Câu 22. Năm 2006, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để 

A. phát động thế hệ trẻ đi học theo phong cách Hồ Chí Minh. 

B. xây dựng hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn học. 

C. phát huy giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. 

D. nâng cao năng lực học tập của nhân dân trong thời đại mới. 

Câu 23. Nội dung nào sau đây là một trong những hình thức vinh danh và tri ân của các thế hệ người Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. Xây dựng ở mỗi xã một trường học mang tên Nguyễn Ái Quốc. 

B. Tổ chức bán đấu giá cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp

C. Đưa vào sách giáo khoa Lịch sử tất cả các bài viết của Nguyễn Ái Quốc. 

D. Xây dựng hình tượng, nhân cách trong văn học và nghệ thuật. 

Câu 24. Theo em, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào trong giai đoạn hiện nay?

A. Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc.

B. Giúp chúng ta nâng cao trình độ văn hóa. 

C. Giúp chúng ta vượt qua khó khăn, thử thách, xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. 

D. Giúp chúng ta hội nhập quốc tế tốt hơn.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

      “Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã trở thành thuộc địa, nhân dân phải chịu cuộc sống lầm than, tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí đánh đuổi thực dân, giải phóng đồng bào. Tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng Người không tán thành những con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mới. Nguyễn Tất Thành hướng tới phương Tây, nơi có khoa học kĩ thuật phát triển và những tư tưởng dân chủ tự do, để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào. Ngày 5/6/1911, lấy tên là Nguyễn Văn Ba, làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp, Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rồng, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước”.

(Vũ Quang Hiển (Chủ biên), Tuyên ngôn Độc lập: Những khát vọng về quyền dân tộc và quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013, tr.108)

a. Điểm mới và độc đáo trong quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911) là việc xác định mục đích và lựa chọn hướng đi.

b. Việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (1911) đã giải quyết được khủng hoảng về đường lối cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam.

c. Chứng kiến cảnh đất nước bị mất độc lập, được kế thừa những những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và gia đình, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí cứu nước, giải phóng dân tộc.

d. Kế thừa tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, giữa năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rồng, hướng sang phương Đông để bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

     “…Cuốn sách không để tên tác giả và được lưu hành trong Việt kiều ở Quảng Châu…, cuốn sách tóm tắt những bài giảng của đồng chí ấy về chủ nghĩa Mác – Lê-nin và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Cuốn “Đường Kách mệnh” là sự tiếp theo một cách logic cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Nếu trong cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Nguyễn Ái Quốc thẳng thay vạch trần những tội ác của đế quốc Pháp trong những lãn thổ thuộc địa bao la của chúng thì trong cuốn “Đường Kách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc vạch ra con đường cụ thể giải phóng dân tộc”.

(E. Cô-bê-lép, Đồng chí Hồ Chí Minh,

 NXB Tiến bộ, Mát-xco-va, 1985, tr.142)

a. Cùng với báo Thanh niên, cuốn sách Đường Kách mệnh về sau trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

b. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp và cuốn Đường Kách mệnh đều do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, phục vụ cho hoạt động cách mạng.

c. Trong cuốn Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu vạch ra phương hướng, con đường cụ thể để giải phóng dân tộc Việt Nam.

d. Cuốn Đường Kách mệnh được xuất bản ở Quảng Châu (Trung Quốc), do Nguyễn Ái Quốc xuất bản để phục vụ cách mạng.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

     “Trong nửa sau thế kỉ XX, có một từ đã xuất hiện trong tiếng nói của những người bảo vệ và kiến tạp hòa bình trên thế giới, một từ mà cùng một lúc mang rất nhiều ý nghĩa: đấu tranh, dũng cảm, anh hùng; và nó còn có ý nghĩa là chiến thắng, độc lập, tự do. 

     Từ đó là Việt Nam. 

    Và có một cái tên đã luôn gắn liền với từ này – từ chỉ tên của một đất nước. 

   Đó là Hồ Chí Minh”. 

(Ro-mét Chan-đờ-ra, Việt Nam và cuộc đấu tranh vì hòa bình, tự do và đôc lập,

 trích trong: Việt Nam trong thế kỉ XX, Tập 1,

 NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.48)

a. Đoạn tư liệu thể hiện sự đánh giá cao của tác giả đối với Việt Nam và đối với Hồ Chí Minh. 

b. Đoạn tư liệu cho thấy tên tuổi của Hồ Chí Minh gắn liền với sự nghiệp của dân tộc Việt Nam và những phẩm chất của con người Việt Nam. 

c. Đoạn tư liệu cho thấy sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam và các nước Đông Nam Á là yếu tố quyết định tạo nên tên tuổi của Hồ Chí Minh. 

d. Đoạn tư liệu cho thấy ngày nay quá trình bảo vệ và kiến tạo hòa bình trên thế giới vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi quan điểm của Hồ Chí Minh. 

Câu 4. Đọc đoạn thông tin thống kê sau đây: 

      “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc chống Mỹ, phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam, ngày 17/7/1966, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15, 

NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.131)

a. Đoạn tư liệu thể hiện mong muốn của Hồ Chí Minh khi Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc.

b. Đoạn tư liệu thể hiện quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

c. Lời kêu gọi cho thấy Hồ Chí Minh tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

d. Lời kêu gọi là một văn kiện lịch sử, có giá trị như lời hịch kêu gọi cả nước tấn công quân Mỹ. 

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12  –  CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

……………………………………………


 

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử 

7

7

0

4

4

0

Nhận thức và tư duy lịch sử

3

4

0

5

5

0

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

0

0

3

0

0

1

TỔNG

10

11

3

6

9

1

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHƯƠNG 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

24

16

24

16

Bài 14. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Nhận biết 

Tóm tắt cuộc đời và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.

4

2

C1, C2, C3, C4

C1c, C1d

Thông hiểu 

Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

3

2

C5, C6, C7 

C1a, C1b 

Vận dụng

Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp của Hồ Chí Minh. 

1

C8

Bài 15. Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc 

Nhận biết 

Giới thiệu được hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh. 

3

4

C9, C10, C11

C2a, C2c, C4a, C4b

Thông hiểu

Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. 

Trình bày được quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức của Hồ Chí Minh cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

4

4

C12, C13, C14, C15

C2b, C2d, C4c, C4d

Vận dụng

Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Sưu tầm tư liệu và có ý thức trân trọng công lao, đóng góp của Hồ Chí Minh đối với Việt Nam. 

1

C16

Bài 16. Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam 

Nhận biết

Nêu được nguyên nhân nhân dân thế giới đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của chủ tịch Hồ Chí Minh. 

4

2

C17, C18, C19, C20

C3a, C3b

Thông hiểu 

Nêu được nguyên nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi đối với dân tộc Việt Nam. 

3

1

 C21, C22, C23

C3c

Vận dụng 

Có ý thức trân trọng những cống hiến và giá trị tư tưởng văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tích cực tham gia phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 

1

1

C24

C3d

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay