Đề thi giữa kì 2 lịch sử 12 chân trời sáng tạo (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 chân trời sáng tạo Giữa kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn Lịch sử 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Ông Nguyễn Sinh Sắc – bố Chủ tịch Hồ chí Minh có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời và sự nghiệp của Người?

A. Người cần mẫn, nhân hậu, có học thức.

B. Người nuôi dưỡng các con bằng tình yêu thương và những điệu hò câu ví của dân ca xứ Nghệ.

C. Tiếp xúc với sách báo mới, thường bàn luận về các phong trào yêu nước.

D. Một tấm gương kiên trì về ý chí vượt khó vươn lên, người thầy mẫu mực trong dạy chữ, dạy người.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không đúng về Nghệ An – quê hương của Hồ Chí Minh? 

A. Diễn ra nhiều phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp. 

B. Cư dân có truyền thống hiếu học và khoa bảng. 

C. Trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. 

D. Là nơi sản sinh ra nhiều doanh nhân. 

Câu 3. Từ năm 1920, con đường cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam mà Nguyễn Ái Quốc lựa chọn là 

A. theo khuynh hướng dân chủ tư sản. 

B. đấu tranh vũ trang kết hợp bãi công biểu tình. 

C. kêu gọi sự ủng hộ từ các nước trên thế giới. 

D. theo khuynh hướng cách mạng vô sản. 

Câu 4. Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam vào thời gian nào?

A. Tháng 06 – 1923.

B. Giữa năm 1921 đến tháng 06 – 1923.

C. Ngày 30 – 04 – 1945.

D. Ngày 28 – 01 – 1941.

Câu 5. “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ? Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. 

Câu nói đó của Hồ Chí Minh vào thời gian nào? 

A. Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh 19-12-1946.

B. Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh ngày 17-7-1966.

C. Thư chúc tết đầu xuân 1969.

D. Bản Di chúc của Hồ Chí Minh được công bố tại lễ truy điệu Người ngày 9-9-1969.

Câu 6. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1954 – 1965 là

A. Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế để công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

B. Chủ động, tích cực và có những đóng góp to lớn vào công cuộc kháng chiến của cả dân tộc.

C. Trọng tâm phục vụ kháng chiến.

D. Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, tham gia đại hội sáng lập Hội đồng Hòa bình thế giới.

Câu 7. Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc vào năm nào?

A. Năm 1945.

B. Năm 1954.

C. Năm 1946.

D. Năm 1977.

Câu 8. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, đâu không phải là hoạt động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

A. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới.

B. Tham gia đại hội sáng lập Hội đồng Hòa bình thế giới.

C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước tư bản chủ nghĩa.

D. Thể hiện thiện chí hòa bình.

Câu 9. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương đã

A. đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.

B. làm cho cả ba nước ở Đông Dương tạm thời bị chia cắt thành hai miền.

C. công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.

D. mở đầu quá trình can thiệp của đế quốc Mỹ vào chiến tranh Đông dương.

Câu 10. Quan điểm xuyên suốt của các thế hệ người Việt Nam để có đồng minh trong cuộc đấu tranh giành độc lập là gì?

A. Giữ vững quyền tự do, độc lập.

B. Độc lập dân tộc.

C. Quan hệ hữu nghị, hợp tác bền vững.

D. Thêm bạn, bớt thù.

Câu 11. Phan Bội Châu và các đồng chí của ông chủ trương thành lập Hội Duy tân nhằm mục đích gì?

A. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ phong kiến, thành lập chính thể cộng hòa.

B. Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam.

C. Duy Tân làm cho đất nước cường thịnh để giành độc lập.

D. Đánh đổ ngôi vua, phát triển lên tư bản chủ nghĩa.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phải hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh?

A. Tại Pháp, cùng những nhà ái quốc thành lập Nhóm những người Việt Nam yêu nước.

B. Liên hệ với một số thành viên trong Liên minh Nhân quyền và Đảng Xã hội Pháp.

C. Cùng các chí sĩ Trung Hoa lập “Chấn Hoa Hưng Á”.

D. Tranh thủ sự ủng hộ của lực lượng cấp tiến tại Pháp cho cách mạng Việt Nam.

Câu 13. Trong giai đoạn 1941 – 1945, chủ trương và chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương được thể hiện chủ yếu thông qua tổ chức nào dưới đây? 

A. Mặt trận  Việt Minh.   

B. Quốc tế Cộng sản. 

C. Mặt trận Liên Việt. 

D. Hội Cứu quốc. 

Câu 14. Những hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1919-1923 là

  1. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

  2. Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa, chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ.

  3. Tham gia các hoạt động của Quốc tế Cộng sản tại Liên Xô.

  4. Xác lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.

A. (1), (2), (4).

B. (1), (2), (3).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (3), (4).

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phải là bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay?

A. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

B. Kết hợp sức mạnh của nhân dân Việt Nam với các quốc gia trong khu vực.

C. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

D. Đổi mới vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.

Câu 16. Một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc Đổi mới ở nước ta là

A. cơ cấu nền kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

B. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

C. dựa vào nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội.

D. mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực.

Câu 17. Thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo là

A. Kinh tế tập thể.

B. Kinh tế tư nhân.

C. Kinh tế nhà nước.

D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu đổi mới về xã hội từ năm 1986 đến nay?

A. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo hiểm y tế được mở rộng.

B.  Cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tăng xuất khẩu chế tạo.

C. Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục.

D. Nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, đi lại, giải trí,... được đáp ứng tốt hơn.

Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu đổi mới về văn hóa từ năm 1986 đến nay?

A. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, báo chí còn lạc hậu, chưa phát triển.

B. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên.

C. Nhiều di sản lịch sử, văn hóa được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa của thế giới.

D. Các phong trào xây dựng về đời sống văn hóa, gia đình văn hóa đạt kết quả tích cực.

Câu 20. Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bước đầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. 2006 đến nay.

B. 1996 – 2006.

C. 1986 – 1995.

D. 1975 – 1986.

Câu 21. Xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại là nội dung về

A. quốc phòng – an ninh.

B. văn hóa – xã hội.

C. đối ngoại.

D. chính trị.

Câu 22. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X diễn ra vào thời gian nào?

A. Năm 2025.

B. Năm 2021.

C. Năm 2011.

D. Năm 2006.

Câu 23. Nội dung nào dưới đây không phải là đổi mới về quốc phòng – an ninh giai đoạn 1986-1995?

A. Xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân.

B. Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường tiềm lực quốc phòng.

C. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng – an ninh.

D. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

Câu 24. Hai công trình có quy mô lớn và quan trọng ở nước ta, mặc dù được xây dựng trong hai thế kỉ khác nhau nhưng cùng mang một tên gọi. Đó là 

A. Đường sắt thống nhất Bắc – Nam. 

B. Đường Trường Sơn.

C. Đường Hồ Chí Minh trên biển.

D. Đường Hồ Chí Minh.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

   “Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân. Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là một nguồn gốc hình thành đường lối mới của Đảng. Dựa vào nhân dân, qua thực tiễn phong phú của nhân dân, tiến hành tổng kết, từng bước tìm ra quy luật các mặt của cuộc sống để đi lên – đó là chìa khóa của thành công”.

(Nhiều tác giả, Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu tổng kết 30 năm đổi mới,

 NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2013, tr.81)

a. Cần thực hiện mọi ý kiến, nguyện vọng và sáng kiên của nhân dân.

b. Toàn bộ đường lối Đổi mới hình thành từ các ý kiến của nhân dân.

c. Ý kiến của nhân dân là một nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới.

d. Để thành công, quá trình đổi mới cần dựa vào nhân dân và thực tiễn.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

  “Người Pháp có hải lục quân, thì chúng tôi có lòng dân toàn quốc Việt Nam; người Pháp có viện trợ của các nước đế quốc chủ nghĩa trên thế giới, thì chúng tôi có sự viện trợ của các nước bình dân chủ nghĩa trên toàn thế giới thắng lợi cuối cùng thuộc về Đảng chúng tôi”.

(Phan Bội Châu, Phan Bội Châu toàn tập, Tập 3,

NXB Thuận Hóa, Huế, 1990, tr.602)

a. Phan Bội Châu chủ trương tìm kiếm sự viện trợ của các nước cốt để chống thực dân Pháp.

b. Các hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu đầu thế kỷ XX đều nhằm hướng tới thành lập một mặt trận chống Pháp trên toàn Đông Dương.

c. Theo Phan Bội Châu, phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam cần có viện trợ từ bên ngoài.

d. Những hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu đã bước đầu gắn kết phong trào yêu nước Việt Nam với thế giới.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

“Điều 1. Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cả nước Việt Nam như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận,…

Điều 2. Một cuộc ngừng bắn sẽ được thực hiện trên khắp miền Nam Việt Nam kể từ 24 giờ (giờ GMT), ngày 27-1-1973.

Cũng ngày giờ nói trên, Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ chống lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi lực lượng trên bộ, trên không, trên biển bất cứ từ đâu tới,...”

      (Trích: Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam,

 ngày 27-1-1973)

a. Mỹ cam kết tôn trọng một số quyền cơ bản của Việt Nam như trong nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954.

b. Mỹ cam kết ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Việt Nam và ngừng chống phá nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

c. Mỹ rút toàn bộ quân đội và cố vấn ngay lập tức khỏi Việt Nam.

d. Các bên sẽ thực hiện ngừng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam.

Câu 4. Đọc đoạn thông tin thống kê sau đây: 

      “Sinh ra và trong bối cảnh đất nước đã trở thành thuộc địa nhân dân phải chịu cuộc sống lầm tha, tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí đánh đuổi thực dân giải phóng đồng bào. Tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối nhưng Người không tán thành những con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mới. Nguyễn Tất Thành hướng tới phương Tây nơi có khoa học kĩ thuật phát triển với những tư tưởng dân chủ tự do để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào. Ngày 5-6-1911, lấy tên là Nguyễn Văn Ba làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp, Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước”.

(Vũ Quang Hiển (Chủ biên), Tuyên ngôn Độc lập: Những khát vọng 

về quyền dân tộc, và quyền con người,

 NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013, tr.108)

a. Điểm mới và độc đáo trong quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911) là việc xác định mục đích và lựa chọn hướng đi.

b. Việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (1911) đã giải quyết được sự khủng hoảng về đường lối cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam.

c. Chứng kiến cảnh đất nước bị mất độc lập, được kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và gia đình Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí cứu nước, giải phóng dân tộc. 

d. Kế thừa tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, giữa năm 1911 Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rồng hướng sang phương Đông để bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước.

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12  –  CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

--------------------------------------

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử 

6

6

0

2

0

0

Nhận thức và tư duy lịch sử

2

5

0

0

5

0

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

0

0

5

0

0

8

TỔNG

8

11

5

2

6

8

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHƯƠNG 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

24

16

24

16

Bài 10. Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay 

Nhận biết

Nêu được các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay 

C20, C21

Thông hiểu

Trình bày được những nội dung chính các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay

 C22, C23

Vận dụng 

Sưu tầm tư liệu đánh giá về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay. 

1

C24

Bài 11. Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay 

Nhận biết

Trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế. 

2

3

C18, C19

C1a, C1b, C1c

Thông hiểu

Nêu được một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. 

3

1

C15, C16, C17

C1d

Vận dụng

Sưu tầm tư liệu về thành tựu cơ bản của công cụ Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay 

CHƯƠNG 5. LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI

Bài 12. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)

Nhận biết

Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của các tổ chức (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945). 

C13

C2b, C2c

Thông hiểu

Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của các cá nhân (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945)

Phân tích ý nghĩa của những hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu trong đấu tranh giành độc lập dân tộc. 

C10, C11, C12

C2a, C2d

Vận dụng

Sưu tầm tư liệu về những hoạt động đối ngoại chủ yếu của các cá nhân (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945). 

1

C14

Bài 13. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay 

Nhận biết 

Nêu được hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975). 

2

C6, C7 

C3a, C3b, C3c, C3d

Thông hiểu 

Phân tích ý nghĩa của những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). 

Phân tích ý nghĩa của những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975). 

2

C8, C9 

Vận dụng 

Sưu tầm tư liệu về những bài học rút ra từ hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. 

CHƯƠNG 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Bài 14. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Nhận biết 

Tóm tắt cuộc đời và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.

2

C3, C4

Thông hiểu 

Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

2

2

C1, C2

C4c, C4d

Vận dụng

Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp của Hồ Chí Minh. 

1

2

C5

C4a, C4b

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay