Đề thi giữa kì 1 lịch sử 12 chân trời sáng tạo (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 chân trời sáng tạo Giữa kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 1 môn Lịch sử 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Ngày 24-10-1945, Liên hợp quốc chính thức được thành lập với bao nhiêu nước thành viên tham gia?
A. 51 nước.
B. 26 nước.
C. 40 nước.
D. 50 nước.
Câu 2. Hoạt động của Liên hợp quốc trong thời kì Chiến tranh lạnh chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ tình hình nào sau đây?
A. nhiều cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở một số khu vực.
B. sự bùng nổ dân số và vơi cạn tài nguyên thiên nhiên.
C. mâu thuẫn gay gắt giữa hai cường quốc Xô – Mĩ.
D. nhiều quốc gia giành độc lập và trở thành thành viên của Liên hợp quốc.
Câu 3. Hoạt động của Liên hợp quốc trong thời kì Chiến tranh lạnh chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ tình hình nào sau đây?
A. nhiều cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở một số khu vực.
B. sự bùng nổ dân số và vơi cạn tài nguyên thiên nhiên.
C. mâu thuẫn gay gắt giữa hai cường quốc Xô – Mĩ.
D. nhiều quốc gia giành độc lập và trở thành thành viên của Liên hợp quốc.
Câu 4. Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) là
A. tổ chức quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em.
B. tổ chức y tế thế giới.
C. tổ chức thương mại thế giới.
D. tổ chức kinh tế, thương mại lớn nhất trực thuộc Liên hợp quốc.
Câu 5. Hội nghị I-an-ta diễn ra vào giai đoạn
A. từ ngày 2 đến ngày 11-2-1944.
B. từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945.
C. từ ngày 4 đến ngày 11-4-1945.
D. từ ngày 4 đến ngày 11-2-1944.
Câu 6. “Trật tự thế giới hai cực I-an-ta” sau Chiến tranh thế giới thứ hai bị chi phối bởi hai cường quốc nào?
A. Mỹ và Đức.
B. Mỹ và Anh.
C. Mỹ và Trung Quốc.
D. Mỹ và Liên Xô.
Câu 7. Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước đồng minh tại Hội nghị I-an-ta là
A. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
B. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
C. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
D. giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại.
Câu 8. Tại sai gọi là “Trật tự hai cực I-an-ta”?
A. Liên Xô và Mỹ phân chia phạm vi ảnh hưởng và phạm vi đóng quân ở châu Âu, châu Á.
B. Mỹ và Liên Xô phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.
C. Thế giới đã xảy ra nhiều xung đột và căng thẳng.
D. Trật tự này đã được hình thành bởi các cường quốc tại I-an-ta.
Câu 9. Xu thế toàn cầu hóa đã thúc đẩy xu thế đối thoại, cùng hợp tác, thay cho xu thế:
A. Xu thế đối đầu giữa các nước có nền kinh tế mạnh – yếu trên thế giới.
B. Xu thế đối đầu giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau trong quan hệ quốc tế.
C. Xu thế đối đầu giữa các nước có nền văn hóa khác nhau.
D. Xu thế đối đầu giữa các nước có chính sách đối nội, đối ngoại khác nhau trong quan hệ quốc tế.
Câu 10. Nguyên nhân nào thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa?
A. Sự kết thúc của Chiến tranh lạnh.
B. Sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
C. Sự kết thúc của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và Chiến tranh lạnh; sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ.
D. Sự đối thoại, hợp tác dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình.
Câu 11. Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) được thành lập vào năm nào?
A. 1999.
B. 1998.
C. 1997.
D. 1996.
Câu 12. Sau Chiến tranh lạnh, vai trò của Mỹ trong bối cảnh thế giới mới là:
A. Điều phối các nỗ lực quốc tế.
B. Hệ thống chính trị ưu việt của thế giới.
C. Cảnh sát thế giới.
D. Cố vấn kinh tế.
Câu 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á viết tắt là
A. ASEAN.
B. UNICEF.
C. UNESCO.
D. WTO.
Câu 14. Việt Nam gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm nào?
A. 1967.
B. 1995.
C. 1999.
D. 1997.
Câu 15. Từ năm 2015 đến nay, thành lập và xây dựng Cộng đồng ASEAN không nhằm lĩnh vực
A. chính trị - an ninh.
B. kinh tế.
C. văn hóa – xã hội.
D. an ninh quốc phòng.
Câu 16. Ý nào dưới đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?
A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
B. Thông qua kí kết các hiệp ước.
C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
D. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.
Câu 17. Văn kiện nêu rõ việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, định hướng cho sự phát triển trong tương lai của ASEAN là
A. Văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
B. Văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020.
C. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản.
D. Văn kiện Cương lĩnh chính trị.
Câu 18. Phát triển kinh tế đồng đều, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về kinh tế - xã hội là nỗ lực của
A. ASPC.
B. AEC.
C. ASEAN.
D. ASCC.
Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung chính của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)?
A. Tạo ra một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất.
B. Xây dựng một khu vực có sức cạnh tranh, phát triển đồng đều.
C. Xây dựng một khu vực năng động, quan hệ rộng mở với bên ngoài.
D. Đưa Cộng đồng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Câu 20. Năm 2021, ASEAN là nền kinh tế lớn thứ mấy trên thế giới?
A. Thứ nhất.
B. Thứ tư.
C. Thứ ba.
D. Thứ năm.
Câu 21. Những địa phương cuối cùng giành được chính quyền là
A. Hà Tĩnh và Quảng Nam.
B. Hà Nội và Sài Gòn.
C. Bắc Giang và Hà Tiên.
D. Đồng Nai Thượng và Hà Tiên.
Câu 22. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là gì?
A. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã đấu tranh kiên cường, bất khuất.
B. Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mọi mặt trận thống nhất.
C. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Có hoàn cảnh thuận lợi của Chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức – Nhật.
Câu 23. Cách mạng tháng Tám để để lại cho cách mạng Việt Nam bài học gì về chỉ đạo chiến lược cách mạng?
A. Tập hợp, tổ chức đoàn kết lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất.
B. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng, kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
C. Luôn kết hợp giữa tổ chức và đấu tranh, làm cho Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng.
D. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam, thay đổi chủ trương phù hợp với tình hình.
Câu 24. “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập” là nội dung của văn bản nào?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
B. Kháng chiến nhất định thắng lợi.
C. Tuyên ngôn độc lập.
D. Đường Kách mệnh.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đều phải làm tròn những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương này để được bảo đảm hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do tư cách thành viên mà có;
Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình, sao cho không tổn hại đến hòa bình, an ninh quốc tế và công lí”.
(Trích: Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc, ngày 24-10-1945)
a. Đoạn tư liệu thể hiện mục tiêu hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc là các quốc gia làm tròn nghĩa vụ đối với tổ chức này.
b. Đoạn tư liệu cho thấy một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là các quốc gia thành viên thực hiện những nghĩa vụ đảm nhận theo Hiến chương Liên hợp quốc.
c. Đoạn tư liệu là văn bản pháp lí giứp Liên hợp quốc ngăn chặn mọi xung đột giữa các thành viên từ khi tổ chức này thành lập.
d. Mặc dù Liên hợp quốc có những nguyên tắc hoạt động chặt chẽ, nhưng hiện any giữa một số quốc gia thành viên vẫn diễn ra chiến tranh, xung đột.
Câu 2. Cho bảng dữ kiện sau đây:
Nguyên nhân sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta | Chạy đua vũ trang khiến cả Liên Xô và Mỹ tốn kém, suy giảm thế mạnh kinh tế, buộc hai bên phải tự điều chỉnh, từng bước hạn chế căng thẳng. |
Sự vươn lên của các nước trên thế giới nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của hai cực. | |
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập. | |
Sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới, đặc biệt là sự nổi lên của Nhật Bản và các nước Tây Âu. | |
Xu thế hòa hoãn, toàn cầu hóa và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba. | |
Sự khủng hoảng, suy yếu rồi tan rã của Liên Xô – quốc gia đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa. |
a. Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ là do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ và Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
b. Xu thế toàn cầu hóa khiến cho tình trạng chạy đua vũ trang của Mỹ và Liên Xô không còn phù hợp.
c. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ gắn liền với sự khủng hoảng và suy yếu của Liên Xô.
d. Sự vươn lên của các nước đang phát triển khiến cho Mỹ suy yếu, không còn dù sức chạy đua kinh tế.
Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Trật tự thế giới mới này được hình thành như thế nào, còn tùy thuộc ở nhiều nhân tố: Sự phát triển về thực lực kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp,..; Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bại của công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa,…); Sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trên cục diện thế giới”.
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr.424)
a. Đoạn tư liệu trên đề cập đến nội dung chính là Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
b. Anh, Pháp ngày càng trở thành những cực lớn nhất trong trật tự thế giới đa cực từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
c. Sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật là nhân tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới mới.
d. Sức mạnh tổng hợp của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức sẽ gớp phần định hình trật tự thế giới mới.
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Cộng đồng ASEAN sẽ được thành lập gồm ba trụ cột là hợp tác chính trị và an ninh, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hóa – xã hội, được gắn kết chặt chẽ và cùng tăng cường cho mục đích bảo đảm hòa bình, ổn định lâu dài và cùng thịnh vượng trong khu vực”.
(Trích: Tuyên bố Ba-li II, năm 2003)
a. Chính trị và an ninh là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN.
b. Cộng đồng ASEAN được chính thức thành lập năm 2007.
c. Cộng đồng ASEAN được thành lập 10 năm sau khi ASEAN chính thức thông qua Hiến chương.
d. Một trong những mục đích của việc thành lập Cộng đồng ASEAN là hướng đến một khu vực Đông Nam Á cùng phát triển thịnh vượng.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
……………………………
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 5 | 2 | 4 | 1 | 2 | 0 |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 3 | 6 | 1 | 0 | 2 | 5 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 0 | 0 | 3 | 0 | 4 | 3 |
TỔNG | 8 | 8 | 8 | 1 | 8 | 7 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH | 12 | 12 | 12 | 12 | ||||
Bài 1. Liên hợp quốc | Nhận biết | Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc. | 1 | 2 | C1 | C1a, C1b | ||
Thông hiểu | Trình bày được mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc. | Phân tích được vai trò của Liên hợp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân; đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác. | 2 | 1 | C2, C3 | C1c | ||
Vận dụng | Phân tích được vai trò của Liên hợp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân; đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác. | 1 | 1 | C4 | C1d | |||
Bài 2. Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh | Nhận biết | Trình bày được những nét chính của Trật tự thế giới hai cực Yalta. | 2 | 4 | C5, C6 | C2a, C2b, C2c, C2d | ||
Thông hiểu | Phân tích được sự hình thành Trật tự thế giới hai cực Yalta. | 1 | C7 | |||||
Vận dụng | Phân tích được hệ quả và tác động sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực Yalta đối với tình hình thế giới. | 1 | C8 | |||||
Bài 3. Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh | Nhận biết | Phân tích được xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh. | 1 | 1 | C9 | C3a | ||
Thông hiểu | Giải thích được vì sao các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. | 1 | 1 | C10 | C3b | |||
Vận dụng | Vận dụng được những hiểu biết về thế giới sau Chiến tranh lạnh để hiểu và giải thích những vấn đề thời sự trong quan hệ quốc tế. | 2 | 2 | C11, C12 | C3c, C3d | |||
CHỦ ĐỀ 2: ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ | 8 | 0 | 8 | 0 | ||||
Bài 4. Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) | Nhận biết | Trình bày được quá trình hình thành của ASEAN. | 2 | C13, C14 | ||||
Thông hiểu | Trình bày được mục đích thành lập của ASEAN. | 1 | C15 | |||||
Vận dụng | Phân tích được những nguyên tắc cơ bản của ASEAN. | 1 | C16 | |||||
Bài 5. Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực | Nhận biết | Trình bày được quá trình hình thành của ASEAN. | 2 | C17, C18 | ||||
Thông hiểu | Trình bày được mục đích thành lập của ASEAN. | 1 | C19 | |||||
Vận dụng | Giải thích được phương thức ASEAN là cách tiếp cận riêng của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực và duy trì quan hệ giữa các nước thành viên. | Phân tích được nội dung ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN. | 1 | C20 | ||||
CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY) | 4 | 0 | 4 | 0 | ||||
Bài 6. Cách mạng tháng Tám năm 1945 | Nhận biết | Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945. háng | 1 | C21 | ||||
Thông hiểu | Nêu được nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. | 2 | C22, C23 | |||||
Vận dụng | Phân tích được vị trí, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong tiến trình lịch sử Việt Nam. | 1 | C24 |