Đề thi cuối kì 1 lịch sử 12 chân trời sáng tạo (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 1 môn Lịch sử 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
`SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. 1945-1954.
B. 1946-1950.
C. 1954-1975.
D. 1945-1946.
Câu 2. Ngày 2-9-1945, tại Sài Gòn – Chợ Lớn đã diễn ra sự kiện gì?
A. Thực dân Pháp xả súng vào buổi mít tinh chào mừng “Ngày độc lập” của nhân dân.
B. Thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
C. Đác-giăng-li-ơ được phái tới Sài Gòn giữ chức Cao ủy Pháp.
D. Thực dân Pháp tổ chức đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.
Câu 3. Sự kiện nào chứng tỏ thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai?
A. Ngày 2-9-1945, khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày độc lập, thực dân Pháp đã xả súng vào dân chúng.
B. Đêm 22 rạng sáng 23-9-1945, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.
C. Hạ tuần tháng 11-1946, quân Pháp khiêu khích tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.
D. Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội.
Câu 4. Ý nào dưới đây không phải là bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực Pháp?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
B. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời.
C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
D. Thành công của cuộc cách mạng tháng Mười Nga (1917).
Câu 5. Nhân dân Bắc Bộ có hành động như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ (Việt Nam) sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Kêu gọi các bên kiềm chế.
B. Ủng hộ về vật chất và tinh thần.
C. Gửi các đoàn quân Tây tiến vào Nam.
D. Ủng hộ đấu tranh ngoại giao.
Câu 6.Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược của quân và dân Nam Bộ có tác động như thế nào đến thái độ của thực dân Pháp về vấn đề Việt Nam?
A. Làm chậm bước tiến của quân Pháp.
B. Đánh bại ý chí xâm lược của quân Pháp.
C. Quân Pháp hoang mang, dè dặt hơn trong vấn đề đưa quân ra Bắc.
D. Tinh thần của quân Pháp dao động và muốn rút về nước
Câu 7. “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!” được trích trong
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
B. Tuyên ngôn độc lập.
C. Cương lĩnh chính trị.
D. Văn kiện đại hội 13 của Đảng.
Câu 8. Văn kiện nào sau đây có ý nghĩa to lớn như lời “Hịch cứu quốc”, như “Mệnh lệnh chiến đấu” của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
A. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh(12-1946).
B. “Luận cương chính trị” của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930).
C. “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (2-1930).
D. “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945.
Câu 9. “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” là chỉ thị của Trung ương Đảng trong chiến dịch nào?
A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
B. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
C. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
D. Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951-1952.
Câu 10. Thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, Đảng ta đã có chủ trương gì?
A. Giải phóng giai cấp nông dân. B. Tiến hành cải cách ruộng đất.
C. Khôi phục kinh tế. D. Cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Câu 11. Một trong những biểu hiện của tình hình Việt Nam giai đoạn 1954-1960 là
A. cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. B. cả nước độc lập, thống nhất.
C. miền Nam được hoàn toàn giải phóng. D. miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.
Câu 12. Đến cuối năm 1957, Việt Nam đặt quan hệ thương mại với bao nhiêu nước?
A. 22 nước. B. 30 nước. C. 27 nước. D. 31 nước.
Câu 13. Ý nào dưới đây không phải bối cảnh lịch sử thế giới của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?
A. Trung Quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, đẩy mạnh thực hiện chiến lược toàn cầu.
B. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh ở châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ La-tinh.
C. Chiến tranh lạnh lôi kéo các nước vào cuộc chạy đua vũ trang.
D. Đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Câu 14. Ý nào dưới đây không phải bối cảnh lịch sử trong nước của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?
A. Miền Bắc hòa bình và đi lên chủ nghĩa xã hội.
B. Phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ dâng cao ở các nước tư bản.
C. Ở miền Nam, Mỹ thay chân Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm.
D. Chính quyền sài Gòn âm mưu chia cắt Việt Nam.
Câu 15. Ý nào dưới đây không phải là nhiệm vụ của miền Bắc giai đoạn 1954-1960?
A. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
B. Đòi quyền tự do dân chủ, phát triển lực lượng cách mạng.
C. Nhà nước quản lí 97 nhà máy, xí nghiệp lớn.
D. Trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước.
Câu 16. “Mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX”. Đó là thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam?
A. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
C. Thắng lợi trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
D. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).
Câu 17. Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?
A. Quan trọng nhất. B. Cơ bản nhất.
C. Quyết định trực tiếp. D. Quyết định nhất.
Câu 18. Nguồn chi viện sức người, sức của từ miền Bắc vào miền Nam giai đoạn 1965-1968 tăng gấp bao nhiêu lần so với giai đoạn 1961-1965?
A. 8 lần. B. 9 lần. C. 11 lần. D. 10 lần.
Câu 19. Ngày 07-01-1979, diễn ra sự kiện gì?
A. Giải phóng Thủ đô Phnôm Pênh.
B. Trung Quốc khiêu khích xâm phạm biên giới phía Bắc Việt Nam.
C. Thành lập huyện đảo Hoàng sa.
D. Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi biên giới phía Bắc Việt Nam.
Câu 20.Quân Pôn Pốt liên tục khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, gây xung đột biên giới vào thời gian nào?
A. sau 30-04-1975. B. tháng 02-1975 đến tháng 04-1977.
C. tháng 04-1977. D. sau 30-04-1975 đến tháng 04-1977.
Câu 21. Quan sát dữ liệu dưới đây và sắp xếp theo trình tự diễn biến của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam?
Quân Pôn Pốt huy động 19/23 sư đoàn tiến công xâm lược toàn tuyến biên giới Tây Nam Việt Nam.
Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Cam-pu-chia lật đổ chế độ diệt chủng Khơ-me đỏ.
Quân Pôn Pốt liên tục khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, gây xung đột ở biên giới.
Quân và dân các tỉnh biên giới Tây Nam đánh đuổi quân xâm lấn, bảo vệ nhân dân, bảo vệ biên giới.
A. (1), (2), (3), (4).
B. (4), (1), (3), (2).
C. (3), (1), (4), (2).
D. (2), (3), (1), (4).
Câu 22. Đâu không phải là bối cảnh quốc tế của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 04-1975 đến nay?
A. Miền Nam hoàn toàn giải phóng, nền kinh tế kiệt quệ.
B. Thế giới chia thành hai phe: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.
C. Mỹ can thiệp vào nội bộ các nước, gây ra nhiều cuộc chiến tranh khu vực.
D. Trung Quốc đẩy mạnh ý đồ bành trướng, xâm lược Việt Nam.
Câu 23. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam khi buộc Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi biên giới phía Bắc Việt Nam được đăng trên báo nào?
A. Báo Nhân dân.
B. Báo Thanh niên.
C. Báo Người cùng khổ.
D. Báo Cộng sản.
Câu 24. Năm 2014, Trung Quốc đã có hành vi như nào đối với biển đảo Việt Nam?
A. Xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình trên các đảo, vùng biển.
B. Tiến hành khai thác tài nguyên tự nhiên như dầu khí, cá hoặc khoáng sản.
C. Thực hiện các hoạt động phát triển hạ tầng quân sự không phép trên các đảo.
D. Dùng giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”.
(Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,
trích trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Sđd, 011, trang 534)
a. Trích đoạn thể hiện vai trò của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
b. Trích đoạn nhấn mạnh nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống quân xâm lược Mỹ.
c. Trích đoạn đã phản ánh tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc.
d. Cụm từ “Chúng ta” trong trích đoạn được Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để chỉ những người lính.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Thu – đông 1950, quân đội nhân dân Việt Nam lần đầu tiên chủ động mở chiến dịch Biên giới (từ ngày 16 – 9 đến ngày 22 – 10 – 1950) nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Sau hơn 1 tháng chiến đấu, quân đội Việt Nam đã giải phóng một vùng rộng lớn dọc biên giới Việt – Trung, chọc thủng hàng lang Đông – Tây, làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của thực dân Pháp. Từ đây, quân đội việt Nam giành được thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ”.
a. Đoạn trích là nội dung về chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.
b. Đoạn trích cho thấy kế hoạch Rơve của thực dân Pháp bị phá sản, thất bại trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
c. Đoạn trích đã phản ánh quá trình buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
d. Đoạn trích là tài liệu chứng minh chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là bước tiến mới của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Câu 3. Cho bảng dữ kiện sau đây:
Lĩnh vực | Thành tựu tiêu biểu |
Nông nghiệp | Năm 1956, miền Bắc sản xuất được 4 triệu tấn thóc, bình quân đầu người đạt 304 kg, cao gấp nhiều lần so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Nạn đói cơ bản được giải quyết. |
Công nghiệp | Khôi phục và mở rộng sản xuất tại Nhà máy Dệt Nam Định, Nhà máy Xi măng Hải Phòng, các mỏ than Quảng Ninh,…; xây dựng các nhà máy cơ khí, diêm (Hà Nội),… |
Thủ công nghiệp và thương nghiệp | Các mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, nông cụ,…được chú trọng sản xuất; hệ thống mậu dịch và hợp tác xã mua bán mở rộng. |
Giao thông vận tải | Khôi phục được gần 700 km đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng nghìn ki-lô-mét đường bộ; xây dựng và mở rộng nhiều bến cảng ở Hải Phòng, Quảng Ninh,…; đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông. |
a. Miền Bắc đạt nhiều thành tựu trong khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1957)
b. Lĩnh vực kinh tế của miền Bắc có những biến đổi mạnh mẽ trong giai đoạn 1954 – 1957.
c. Trong giai đoạn 1954 – 1957, miền Bắc đã hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
d. Miền Bắc đã hoàn thành công nghiệp hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn 1954 – 1957.
Câu 4. Đọc đoạn thông tin thống kê sau đây:
“Trong cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc vào các tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 1979, các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn, Cam Đường, Lào Cai gần như bị hủy diệt hoàn toàn. Tổng cộng có 320 xã, 735 trường học, 41 nông trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 38 lâm trường bị tàn phá; 400 nghìn gia súc bị giết, bị cướp. Khoảng 50 % trong tổng số 3,5 triệu người ở 6 tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống”.
a. Quân đội Trung Quốc đã phá hủy tàn bộ công trình kinh tế, văn hóa ở miền Bắc Việt Nam.
b. Quân đội Trung Quốc đã gây ra tình trạng hỗn loạn quy mô lớn trên toàn bộ miền Bắc Việt Nam.
c. Nhiều đô thị ở các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam gần như bị hủy diệt hoàn toàn trong cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.
d. Quân đội Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại nặng nề đối với các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 5 | 2 | 2 | 1 | 2 | 0 |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 2 | 5 | 4 | 6 | 4 | 2 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 1 | 2 | 0 | 1 | 0 |
TỔNG | 8 | 9 | 7 | 7 | 7 | 2 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY) | 24 | 16 | 24 | 16 | ||||
Bài 7. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) | Nhận biết | Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. | 3 | 5 | C1, C2. C3 | C1a, C2a, C2b, C2c, C2d | ||
Thông hiểu | Trình bày được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. | 3 | 1 | C4, C5, C6 | C1b, C1c, C1d | |||
Vận dụng | Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. | 2 | 2 | C7, C8, C9 | ||||
Bài 8. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) | Nhận biết | Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. | 3 | 4 | C10. C11, C12 | |||
Thông hiểu | Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. | 3 | C13, C14, C15 | C3a, C3b,C3c, C3d | ||||
Vận dụng | Trân trọng, tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương. | 2 | C16, C17, C18 | |||||
Bài 9. Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay | Nhận biết | Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay. | 3 | 2 | C19, C20 | |||
Thông hiểu | Phân tích được nguyên nhân, diễn biến của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay. | 3 | C21, C22 | C4a, C4b, C4c | ||||
Vận dụng | Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. | 2 | C23, C24 | C4d |