Đề thi cuối kì 1 lịch sử 12 chân trời sáng tạo (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 1 môn Lịch sử 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
`SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết vào thời gian nào?
A. 19-12-1946. B. 28-2-1946.
C. 06-03-1946. D. 28-4-1946.
Câu 2. Hiệp định Sơ bộ được kí kết vào thời gian nào?
A. 19-12-1946. B. 28-2-1946.
C. 06-03-1946. D. 28-4-1946.
Câu 3. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn giải pháp nào sau khi Hiệp ước Hoa – Pháp (28-2-1946) được kí kết?
A. Mềm dẻo, hòa hoãn. B. Cầm súng đánh Pháp.
C. Hòa để tiến. D. Đánh Pháp đến cùng.
Câu 4. Trong bối cảnh Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết (2-1946), Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trường gì?
A. Hòa với thực dân Pháp để đánh quân Trung Hoa Dân quốc.
B. Hòa hoãn và nhân nhượng có nguyên tắc với thực dân Pháp.
C. Phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
D. Chiến đấu chống thực dân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc.
Câu 5. Ngày 18-12-1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, trào quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội cho chúng. Những động thái trên chứng tỏ
A. hành động xâm lược mở rộng Việt Nam lần thứ hai của Pháp đã quá rõ ràng.
B. thực dân Pháp không tôn trọng bản Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước đã kí.
C. thực dân Pháp đã lộ rõ ý đồ muốn chiếm đóng Hà Nội và miền Bắc.
D. điều kiện thương lượng, đấu tranh hòa bình của ta không còn nữa.
Câu 6.Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)?
A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.
C. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.
D. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết.
Câu 7. Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, ở mặt trận hướng Tây, những trận phục kích tiêu biểu của quân dân Việt Nam trên sông Lô là
A. trận Đoan Hùng, Khe Lau. B. trận Đèo Bông Lau.
C. trận Thất Khê. D. trận Chợ Đồn, chợ Rã.
Câu 8. Ai là Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?
A. Hồ Chí Minh. B. Hoàng Văn Thái.
C. Võ Nguyên Giáp. D. Văn Tiến Dũng.
Câu 9. Từ năm 1858 đến năm 1960, miền Bắc bước đầu phát triển
A. kinh tế - xã hội.
B. quốc phòng - an ninh.
C. văn hóa - giáo dục.
D. khoa học - kĩ thuật.
Câu 10. Nhiệm vụ của miền Nam giai đoạn 1954-1960 là
A. Trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước.
B. Thực hiện “Người cày có ruộng”.
C. Đấu tranh chính trị chống Mỹ - Diệm đòi thi hành Hiệp định.
D. Hàn gắn chiến tranh, thống nhất hai miền Nam – Bắc.
Câu 11. Để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đứng lên khởi nghĩa được quyết định trong
A. Nghị quyết 10 của Đảng Lao động Việt Nam.
B. Nghị quyết 13 của Đảng Lao động Việt Nam.
C. Nghị quyết 16 của Đảng Lao động Việt Nam.
D. Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam.
Câu 12. Ý nghĩa nào dưới đây không phải là ý nghĩa của phong trào Đồng khởi (tháng 01-1960)?
A. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.
B. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
C. Sự ra đời Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam?
D. Tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.
Câu 13. Ý nghĩa cơ bản nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta là gì?
A. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước thống nhất nước nhà.
B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. Tạo điều kiện cho Lào và Cam-pu-chia giải phóng đất nước.
D. Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử giải phóng dân tộc.
Câu 14. Đâu không phải là nhiệm vụ của miền Bắc giai đoạn 1961-1965?
A. Tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
B. Phát triển công nghiệp, nông nghiệp, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh.
C. Hậu phương lớn, chi viện sức người, sức của cho miền Nam.
D. Giành thắng lợi trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao.
Câu 15. Điểm giống nhau giữa các chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Chiến tranh cục bộ”, “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A. Quân Mỹ giữ vai trò quan trọng.
B. Đều dùng quân đồng minh của Mỹ.
C. Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu.
D. Đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới.
Câu 16. Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “chiến tranh cục bộ”?
A. Chiến thắng mùa khô 1965-1966.
B. Chiến thắng mùa khô 1966-1967.
C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.
D. Chiến thắng Plây-me, Đất Cuốc, Bàu Bàng.
Câu 17. Quân Pôn Pốt đã huy động bao nhiêu sư đoàn tiến công xâm lược toàn tuyến biên giới Tây Nam Việt Nam?
A. 22 sư đoàn. B. 21 sư đoàn.
C. 20 sư đoàn. D. 19 sư đoàn.
Câu 18. Cuối tháng 12-1978, diễn ra sự kiện gì?
A. Trung Quốc tiến công sang toàn bộ sáu tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam.
B. Quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc đứng lên chiến đấu.
C. Việt Nam mở cuộc tấn công phản công tiêu diệt và quét sạch quân Pôn Pốt khỏi nước ta.
D. Lực lượng vũ trang Cam-pu-chia tiến vào giải phóng Thủ đô Phnôm Pênh.
Câu 19. Đêm 30-04-1977, quân Pôn Pốt tấn công và gây ra các vụ thảm sát ở đâu?
A. Ba Chúc (An Giang), Tân Lập (Tây Ninh).
B. Móng Cái (Quảng Ninh), Phong Thổ (Lai Châu).
C. Ba Chúc (An Giang), Móng Cái (Quảng Ninh).
D. Phong Thổ (Lai Châu), Tân Lập (Tây Ninh).
Câu 20.Nội dung nào không phải là bối cảnh lịch sử tác động đến Việt Nam?
A. Đất nước lại bị Mỹ bao vây, cấm vận.
B. Mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc – Cam-pu-chia xuất hiện một số vấn đề phức tạp.
C. Hai miền Nam – Bắc chưa được thống nhất.
D. Hậu quả của chiến tranh trên cả nước còn nặng nề.
Câu 21. Đâu không phải là hoạt động của Việt Nam trong việc thực thi bảo vệ chủ quyền ở huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
A. Tăng cường xây dựng lực lượng quản lí, bảo vệ biển, đảo vững mạnh về mọi mặt.
B. Triển lãm các hiện vật về bảo vệ môi trường tại các huyện đảo Việt Nam.
C. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
D. Kiên trì đấu tranh chống các mưu đồ xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Câu 22. Đâu không phải hành động của Việt Nam đối với các tranh chấp biển, đảo ở Việt Nam?
A. Đưa công hàm phản đối Trung Quốc về đường chín đoạn ở Biển Đông.
B. Phản đối xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
C. Không tuân thủ các quy định quốc tế và các quyết định của tòa án quốc tế liên quan đến việc giải quyết tranh chấp biển, đảo.
D. Ngăn chặn các hành vi lợi dụng ấn phẩm văn hóa xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Câu 23. Sách trắng “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam” được Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố vào thời gian nào?
A. Tháng 02-1975. B. Tháng 09-1975.
C. Tháng 12-1981. D. Tháng 09-1979.
Câu 24. Đâu không phải là văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển đảo do Việt Nam ban hành?
A. Luật Kinh tế Việt Nam. B. Luật Biển Việt Nam.
C. Luật Hàng hải Việt Nam. D. Luật Cảnh sát Biển Việt Nam.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“ Ngày 2 – 9 – 1945, khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày Độc lập, quân Pháp đã xả súng vào người dân. Đêm 22 rạng sáng ngày 23 – 9 – 1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
... Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, hàng vạn thanh niên gia nhập quân đội, xung phong vào đội quân “Nam tiến”, cùng nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến.
... Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ đã giáng đòn đầu tiên vào kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, đưa quân Pháp vào thế bị động...”.
a. Đoạn trích nói về thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.
b. Đoạn trích khẳng định cuộc chiến đấu ở Nam Bộ tạo điều kiện để cả nước chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
c. Đoạn trích thể hiện tinh thần quật cường, hào khí của quân và dân Nam Bộ.
d. Đoạn trích phản ánh nhân dân miền Nam dốc sức ủng hộ cuộc kháng chiến của quân và dân Nam Bộ, với tinh thần “phải hút toàn lực vào đó; hy sinh hết thảy vì kháng chiến; hy sinh hết thảy vào mặt trận miền Nam”.
Câu 2. Cho bảng dữ kiện sau đây:
Nội dung | Thời gian | Thành tựu |
Chi viện cán bộ, bộ đội, thanh niên xung phong cho chiến trường | 1965 – 1968 1972 1973 – 1974 Hai tháng đầu năm 1975 | Hơn 30 vạn người Hơn 22 vạn bộ đội Gần 22 vạn người Hơn 57 vạn bộ đội |
Bắn rơi máy bay Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại | 1964 – 1968 (lần 1) 1972 – 1973 (lần 2) | 3 243 chiếc 735 chiếc |
Bắn cháy, bắn chìm tàu chiến, tàu biệt kích Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại | 1964 – 1968 1972 - 1973 | 143 chiếc 125 chiếc |
a. Bảng dữ kiện cho thấy miền Bắc trở thành hậu phương của miền Nam, Lào và Cam-pu-chia.
b. Bảng dữ kiện cho thấy miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
c. Bảng dữ kiện cho thấy miền Bắc đã chi viện đầy đủ và đóng vai trò quyết định trực tiếp đối với mọi thắng lợi trên chiến trường miền Nam.
d. Bảng dữ kiện cho thấy miền Bắc chi viện to lớn cho chiến trường, đồng thời đật được nhiều kết quả trong chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Ngày nay, trước cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, trước sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và quá trình quốc tế hóa mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, càng cần phải kết hợp chặt chẽ yếu tố dân tộc với yếu tố quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để đưa đất nước tiến lên”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), trích trong: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kì Đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.407)
a. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
b. Cần kết hợp kinh tế trong nước với kinh tế thế giới trong quá trình phát triển.
c. Yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế sẽ đóng vai trò quyết định sự phát triển của đất nước.
d. Trong thời đại ngày nay, càng cần phải kết hợp giữa yếu tố dân tộc với yếu tố quốc tế.
Câu 4. Đọc bảng dữ liệu sau đây:
Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 đến 24/3/1975) | Quân giải phóng giành thắng lợi then chốt trong trận Buôn Ma Thuật, khiến hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên sụp đổ. Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. |
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21/3/ đến 29/3/1975) | Quân giải phóng tấn công, giải phóng thành phố Huế, toàn tỉnh Thừa Thiên và Đà Nẵng, tạo ra sự nhảy vọt về cục diện chiến tranh đẩy nhanh tới chiến dịch Hồ Chí Minh |
Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 đến 30/4/1975) | Quân giải phóng tấn công Sài Gòn – Gia Định. Trưa ngày 30/4/1975, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng |
a) Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 đến 24/3/1975), Huế - Đà Nẵng (21/3 đến 29/3/1975), Hồ Chí Minh (26/4 đến 30/4/1975) đều là các chiến dịch trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
b) Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 đến 30/4/1975) là chiến dịch quyết định kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam.
c) Chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
d) Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch quy mô lớn, diễn ra trong thời gian dài nhất trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 5 | 2 | 2 | 1 | 3 | 0 |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 2 | 5 | 4 | 6 | 4 | 1 |
Vận dụng ‘kiến thức, kĩ năng đã học | 0 | 1 | 2 | 0 | 1 | 0 |
TỔNG | 7 | 9 | 8 | 7 | 8 | 1 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY) | 24 | 16 | 24 | 16 | ||||
Bài 7. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) | Nhận biết | Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. | 3 | 5 | C1, C2. C3 | C1a, C1b | ||
Thông hiểu | Trình bày được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. | 3 | 1 | C4, C5, C6 | C1c, C1d | |||
Vận dụng | Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. | 2 | 2 | C7, C8 | ||||
Bài 8. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) | Nhận biết | Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. | 3 | 4 | C9, C10. C11 | C2a | ||
Thông hiểu | Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. | 3 | C12, C13, C14 | C2b | ||||
Vận dụng | Trân trọng, tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương. | 2 | C15, C16 | C2c, C2d | ||||
Bài 9. Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay | Nhận biết | Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay. | 3 | 2 | C17, C18, C19 | C3a, C3b | ||
Thông hiểu | Phân tích được nguyên nhân, diễn biến của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay. | 3 | C20, C21, C22 | C4a, C4b, C4c, C4d | ||||
Vận dụng | Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. | 2 | C23, C24 | C3c, C3d |