Đề thi cuối kì 1 lịch sử 12 chân trời sáng tạo (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 1 môn Lịch sử 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo

`SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là 

A. chiến dịch Thượng Lào năm 1954. 

B. chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947. 

C. chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. 

D. chiến dịch Điện Biên Phủ năm năm 1954.

Câu 2. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông Biên giới Việt - Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc là mục tiêu của chiến dịch 

A. Biên giới thu - đông 1950. 

B. Việt Bắc thu - đông 1947. 

C. Hòa Bình đông - xuân 1951 - 1952. 

D. Điện Biên Phủ 1954.

Câu 3. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp và quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là

A. Đảng Lao động Việt Nam.

B. Đảng Dân chủ Đông Dương.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Đảng Dân chủ Việt Nam.

Câu 4. Điểm khác biệt của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) so với chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947)  và chiến dịch Biên giới thu – đông (1950) là gì?

A.. Là chiến thắng làm phá sản Kế hoạch Rơ-ve.

B. Là chiến thắng diễn ra vô cùng nhanh chóng 

C. Là chiến thắng buộc Pháp chuyển sang đánh lâu dài với ta.

D. Là thắng lợi quân sự lớn nhất trong kháng chiến chống Pháp.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)?

A. Do sự đồng tình, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.

B. Do toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu.

C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

D. Lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh.

Câu 6. Ý nào dưới đây không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

A. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị gần 1 thế kỉ của thực dân Pháp ở nước ta.

B. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng Xã hội chủ nghĩa.

C. Đánh dấu mốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

D. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh.

Câu 7. Tên một chiến sĩ anh hùng và quả cảm trong chiến dịch tấn công căn cứ điểm Đông Khê sáng 16-9-1950? 

A. La Văn Cầu.                                               B. Phan Đình Giót.

C. Bế Văn Đàn.                                              D. Vừ A Dính.

Câu 8. “Hành lang Đông - Tây” mà Pháp thiết lập trong Kế hoạch Rơve nối liền 4 tỉnh 

A. Lạng Sơn - Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình. 

B. Hòa Bình - Sơn La - Hà Nội - Hải Dương. 

C. Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La. 

D. Hòa Bình - Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng.

Câu 9. Hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mỹ, dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ là chiến lược

A. Chiến tranh cục bộ.

B. Đông Dương hóa chiến tranh.

C. Chiến tranh đơn phương.

D. Chiến tranh đặc biệt.

Câu 10. “Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh nào của Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam từ 1961-1965?

A. Chiến tranh đặc biệt.

B. Chiến tranh cục bộ.

C. Việt Nam hóa chiến tranh.

D. Đông Dương hóa chiến tranh.

Câu 11. Chiến tranh cục bộ được tiến hành bằng

A. quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn.

B. quân đội một số nước đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn.

C. quân đội Mỹ, quân đội một số nước đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn.

D. quân đội Mỹ, quân đội một số nước đồng minh của Mỹ.

Câu 12. Thắng lợi của quân dân miền Nam ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) và hai mùa khô (1965-1966, 1966-1967) đã chứng tỏ

A. quân viễn chinh Mỹ đã mất khả năng chiến đấu.

B. lực lượng vũ trang miền Nam đã trở thành nhanh chóng.

C. chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ đã thất bại hoàn toàn.

D. lực lượng vũ trang của cách mạng miền Nam đã đủ sức đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mỹ.

Câu 13. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng trận Điện Biên Phủ trên không cuối năm 1972 là gì?

A. Đánh bại âm mưu của Mỹ: ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.

B. Buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá ở miền Bắc.

C. Buộc Mỹ kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

D. Đánh bại âm mưu của Mỹ: phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Câu 14. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam thắng lợi là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc vì đã

A. giáng đòn mạnh mẽ vào âm mưu nô dịch của chủ nghĩa thực dân.

B. tạo ra tác động cơ bản làm sụp đổ trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

C. tạo nên cuộc khủng hoảng tâm lý sâu sắc đối với các cựu binh Mỹ.

D. dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị trầm trọng ở Mỹ.

Câu 15. Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là

A. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.

B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

C. kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy.

D. kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao.

Câu 16. Điểm giống nhau của Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh cục bộ của Mỹ là

A. Quân đội Sài Gòn đóng vai trò là chủ yếu.

B. Đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ nhằm biến miền Nam thành thuộc địa mới của Mỹ.

C. Đều diễn ra ở miền Nam Việt Nam.

D. Có chung thủ đoạn là dồn dân lập ấp chiến lược.

Câu 17. Nghị quyết sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh vào thời gian nào?

A. Ngày 28-02-1982.

B. Ngày 28-12-1982.

C. Ngày 27-12-1982.

D. Ngày 28-10-1982.

Câu 18. Ngày 28-12-1982, tại Quốc hội khóa thứ mấy, huyện Trường Sa sáp nhập vào tỉnh Phú Khánh?

A. Quốc hội khóa X.

B. Quốc hội khóa XII.

C. Quốc hội khóa XV.

D. Quốc hội khóa VI.

Câu 19. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp nào sau đây? 

A. Hòa bình. 

B. Không can thiệp. 

C. Sử dụng sức mạnh quân sự. 

D. Ngoại giao pháo hạm.

Câu 20. Quan sát dữ liệu dưới đây và sắp xếp theo trình tự diễn biến của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam?

  1. Quân Pôn Pốt huy động 19/23 sư đoàn tiến công xâm lược toàn tuyến biên giới Tây Nam Việt Nam.

  2. Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Cam-pu-chia lật đổ chế độ diệt chủng Khơ-me đỏ.

  3. Quân Pôn Pốt liên tục khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, gây xung đột ở biên giới.

  4. Quân và dân các tỉnh biên giới Tây Nam đánh đuổi quân xâm lấn, bảo vệ nhân dân, bảo vệ biên giới.

A. (1), (2), (3), (4).

B. (4), (1), (3), (2).

C. (3), (1), (4), (2).

D. (2), (3), (1), (4).

Câu 21. Nội dung nào không phải là bối cảnh lịch sử tác động đến Việt Nam?

A. Đất nước lại bị Mỹ bao vây, cấm vận.

B. Mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc – Cam-pu-chia xuất hiện một số vấn đề phức tạp.

C. Hai miền Nam – Bắc chưa được thống nhất.

D. Hậu quả của chiến tranh trên cả nước còn nặng nề.

Câu 22. Thắng lợi lớn nhất mà ta đạt được trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là 

A. loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 địch. 

B. bộ đội ta trưởng thành hơn trong chiến đấu. 

C. quân ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. 

D. giải phóng vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập.

Câu 23. Năm 2014, Trung Quốc đã có hành vi như nào đối với biển đảo Việt Nam?

A. Xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình trên các đảo, vùng biển.

B. Tiến hành khai thác tài nguyên tự nhiên như dầu khí, cá hoặc khoáng sản.

C. Thực hiện các hoạt động phát triển hạ tầng quân sự không phép trên các đảo.

D. Dùng giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Câu 24. Đâu không phải là văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển đảo do Việt Nam ban hành? 

A. Luật Kinh tế Việt Nam. 

B. Luật Biển Việt Nam. 

C. Luật Hàng hải Việt Nam. 

D. Luật Cảnh sát Biển Việt Nam.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh!

Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy độc lập của nước nhà!... Chúng ta phải hành động cho nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!... Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta”.

                                                           (Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, Quân lệnh số 1)

a) Đoạn tư liệu thể hiện lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã sáng suốt , chớp đúng thời cơ phát động cả nước Tổng khởi nghĩa. 

b. Đoạn tư liệu thể hiện quyết tâm khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam. 

c) Đoạn tư liệu cho thấy thời cơ khởi nghĩa từng phần đã đến. 

d) Đoạn tư liệu là văn kiện lịch sử quan trọng góp phần vào thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. 

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“...Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

(Hồ Chí Minh,  Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19 – 12 – 1946), trích trong Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 534)

a) Nhân dân Việt Nam kiên quyết không nhượng bộ chủ quyền lãnh thổ cho thực dân Pháp. 

b) Nhân dân Việt Nam phải đứng lên kháng chiến chống phát xít Nhật khi không thể chung sống hòa bình được nữa. 

c) Đoạn trích thể hiện quyết tâm khởi nghĩa giành chính quyền từ tay Pháp của nhân dân Việt Nam. 

d) Đoạn trích thể hiện dã tâm xâm lược nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp 

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Năm 1965, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam giành thắng lợi ở Núi Thành, Vạn Tường. Chiến thắng Vạn Tường cho thấy khả năng quân Giải phóng miền Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ.

Bước vào mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967, Quân Giải phóng đẩy lùi nhiều cuộc hành quân “bình định” của Mỹ và đồng minh.

Xuân năm 1968, quân và dân miền Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, chấp nhận đến bàn đàm phán Pa-ri

a) Chiến thắng vạn Tường và Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1968 là những thắng lợi quân sự dẫn tới chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ phá sản

b) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 đã mở ra khả năng kết thúc chiến tranh bằng giải pháp ngoại giao.

c) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam kết thúc thắng lợi.

d) Chiến thắng Núi Thành (1965) và chiến thắng Vạn Tường (1965) là những chiến thắng quan trọng của quân dân miền Nam trên mặt trận chính trị.

Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Chiều ngày 2 – 9 – 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước sự chứng kiến của hàng vạn người dân thủ đô và vùng lân cận, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, là thành quả to lớn của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

a) Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam đã dẫn tới sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. 

b) Bản Tuyên ngôn Độc lập do chủ tịch Hồ Chí Minh đọc (2/9/1945) đã đánh dấu sự ra đời của nhà nước do dân, vì dân đầu tiên ở Việt Nam. 

c) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

d) Sự kiện chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945) diễn ra tại thủ đô Hà Nội (Việt Nam). 

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12  – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

--------------------------------------

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử 

4

3

2

2

3

1

Nhận thức và tư duy lịch sử

3

5

3

5

3

1

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

2

1

1

0

1

0

TỔNG

9

9

6

7

7

2

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)

24

16

24

16

Bài 7. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Nhận biết

Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

3

5

C1, C2. C3

C4a

Thông hiểu

Trình bày được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

3

1

C4, C5, C6

C4b, C4c

Vận dụng

Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

2

2

C7, C8

C4d

Bài 8. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)

Nhận biết

Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

3

4

C9, C10. C11

C2a, C3a

Thông hiểu

Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

3

C12, C13, C14

C2b, C3a, C3b

Vận dụng

Trân trọng, tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

2

C15, C16

C2c, C2d, C3c, C3d

Bài 9. Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay

Nhận biết

Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử,  diễn biến chính của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), 

cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay.

3

2

C17, C18, C19

Thông hiểu

Phân tích được nguyên nhân, diễn biến của  cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), 

cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay.

3

C20, C21, C22

C1a, C1b, 

Vận dụng

Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 

1975 đến nay.

2

C23, C24

C1c, C1d

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay