Đề thi cuối kì 1 lịch sử 12 chân trời sáng tạo (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 1 môn Lịch sử 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo

`SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở Hà Nội diễn ra trong bao nhiêu ngày?

A. 75 ngày đêm.                                             B. 55 ngày đêm.

C. 60 ngày đêm.                                             D. 85 ngày đêm.

Câu 2. Kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp bước đầu bị phá sản bởi

A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.        B. Chiến dịch Biên Giới 1950.

C. Cuộc chiến đấu ở các đô thị.                       D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Câu 3. Ngày 19-12-1947, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng? 

A. Toàn bộ quân Pháp ở Việt Bắc bị tiêu diệt, chiến dịch Việt Bắc thu - đông thắng lợi.

B. Đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc, chiến dịch Việt Bắc thu - đông thắng lợi.

C. Quân Pháp đề ra kế hoạch đánh lâu dài.

D. Kỉ niệm 1 năm ngày phát động cuộc toàn quốc kháng chiến.

Câu 4. Nội dung nào không phản ánh mục tiêu của Đảng khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950? 

A. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch. 

B. Giam chân địch ở vùng rừng núi. 

C. Khai thông đường biên giới Việt - Trung. 

D. Mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

Câu 5. Đảng và Chính phủ quyết định kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Pháp vào tháng 12-1946 vì 

A. lợi dụng thời điểm Pháp đang trên đà thất bại, ta đánh đuổi pháp về nước. 

B. ta không thể tiếp tục nhân nhượng Pháp khi Pháp có hành động xâm lược ngày càng trắng trợn. 

C. có sự ủng hộ to lớn của Liên Xô và Trung Quốc giúp ta đủ lực đánh Pháp. 

D. Mỹ đã bắt đầu can thiệp vào chiến tranh Việt Nam.

Câu 6.Thắng lợi lớn nhất mà ta đạt được trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là 

A. loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 địch. 

B. bộ đội ta trưởng thành hơn trong chiến đấu. 

C. quân ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. 

D. giải phóng vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập.

Câu 7. Địa danh nào được gọi là mồ chôn giặc Pháp?

A. Bắc Cạn.                                          B. Đường số 4.

C. Việt Bắc.                                          D. Đoan Hùng.

Câu 8. Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là? 

A. Vệ quốc đoàn.                                  B. Vệ binh cách mạng Việt Nam. 

C. Vệ quốc quân.                                  D. Đội quân cảm tử.

Câu 9. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời vào thời gian nào?

A. Ngày 20-11-1960.                            B. Ngày 20-10-1960.

C. Ngày 20-12-1960.                            D. Ngày 20-09-1960.

Câu 10. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?

A. Tháng 09-1960, ở Hà Nội.                B. Tháng 06-1960, ở Nam Định. 

C. Tháng 02-1960, ở Ninh Thuận.         D. Tháng 01-1960, ở Bến Tre.

Câu 11. “tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội, con người đều đổi mới” là tình hình của miền Bắc giai đoạn nào?

A. 1969-1973.

B. 1973-1975.

C. 1961-1965.

D. 1965-1968.

Câu 12. Ý nào dưới đây không phải nét chính về mặt trận quân sự của miền Nam giai đoạn 1961-1965?

A. Đập tan hai cuộc phản công trong chiến lược mùa khô.

B. Mở ra khả năng đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ.

C. Phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” dấy lên khắp miền Nam.

D. Quân đội Sài Gòn thiệt hại nặng, có nguy cơ tan rã, làm phá sản hoàn toàn chiến lược Chiến tranh đặc biệt.

Câu 13. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, nhân dân miền Bắc thực hiện nhiệm vụ cách mạng nào?

A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

B. Tiến hành cách mạng Xã hội chủ nghĩa.

C. Đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai.

D. Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Câu 14. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) là

A. Chiến thắng Vạn Tường được coi như là “Ấp Bắc” đối với quân Mỹ.

B. Cổ vũ quân dân cả nước quyết tâm đánh thắng Mỹ.

C. Khẳng định khả năng có thể đánh thắng Mỹ đã trở thành hiện thực.

D. Nâng cao uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Câu 15. Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là

A. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.

B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

C. kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy.

D. kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao.

Câu 16. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam thuộc học thuyết nào của Mỹ trong chiến lược toàn cầu?

A. Phản ứng linh hoạt.

B. Ngăn đe thực tế.

C. Chính sách thực lực.

D. Bên miệng hố chiến tranh.

Câu 17. Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi biên giới phía Bắc Việt Nam vào thời gian nào?

A. Ngày 05-10-1979.                                               B. Ngày 10-05-1989.

C. Ngày 05-03-1978.                                                D. Ngày 05-03-1979.

Câu 18. Tình hình biên giới phía Bắc tiếp tục căng thẳng, đặc biệt là ở

A. Thổ Chu (Phú Quốc).

B. Vị Xuyên (Hà Giang).

C. Quy Nhơn (Nha Trang).

D. Bãi Cháy (Quảng Ninh).

Câu 19. Năm 1982, Việt Nam thành lập huyện đảo

A. Hoàng Sa và Trường Sa.

B. Bạch Long Vĩ và Cồn Cỏ.

C. Cô Tô và Lý Sơn.

D. Phú Quốc và Cù Lao Xanh.

Câu 20.Bài học lớn xuyên suốt trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ xây dựng đất nước là

A. kết hợp sức mạnh của Nhà nước và sức mạnh thời đại.

B. kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

C. kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh dân chủ.

D. kết hợp sức mạnh của Đảng và sức mạnh nhân dân.

Câu 21. Đâu không phải là bối cảnh quốc tế của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 04-1975 đến nay?

A. Miền Nam hoàn toàn giải phóng, nền kinh tế kiệt quệ.

B. Thế giới chia thành hai phe: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.

C. Mỹ can thiệp vào nội bộ các nước, gây ra nhiều cuộc chiến tranh khu vực.

D. Trung Quốc đẩy mạnh ý đồ bành trướng, xâm lược Việt Nam.

Câu 22. Đâu không phải là hoạt động của Việt Nam trong việc thực thi bảo vệ chủ quyền ở huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

A. Tăng cường xây dựng lực lượng quản lí, bảo vệ biển, đảo vững mạnh về mọi mặt.

B. Triển lãm các hiện vật về bảo vệ môi trường tại các huyện đảo Việt Nam.

C. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

D. Kiên trì đấu tranh chống các mưu đồ xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Câu 23. Luật biển Việt Nam được Quốc hội nước ta phê chuẩn có hiệu lực vào ngày, tháng, năm nào? 

A. Ngày 01-12-2012.                                     B. Ngày 01-05-2013.

C. Ngày 01-07-2013.                                      D. Ngày 01-01-2013.

Câu 24. Luật biển Việt Nam được Quốc hội nước ta phê chuẩn vào ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 21-08-2012.                                     B. Ngày 21-06-2012.

C. Ngày 21-09-2012.                                      D. Ngày 21-07-2012.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh!

Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy độc lập của nước nhà!... Chúng ta phải hành động cho nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!... Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta”.

                                                           (Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, Quân lệnh số 1)

a) Đoạn tư liệu thể hiện lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã sáng suốt , chớp đúng thời cơ phát động cả nước Tổng khởi nghĩa. 

b. Đoạn tư liệu thể hiện quyết tâm khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam. 

c) Đoạn tư liệu cho thấy thời cơ khởi nghĩa từng phần đã đến. 

d) Đoạn tư liệu là văn kiện lịch sử quan trọng góp phần vào thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. 

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Nhờ sự đoàn kết chặt chẽ và anh dũng hy sinh của toàn quân và dân ta, chúng ta đã đại thắng ở Điện Biên Phủ vào mùa hè năm 1954...Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới”.

                      (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr.40)

a) Đoạn tư liệu nói về chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam trước thực dân Pháp năm 1954. 

b) Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) có ý nghĩa to lớn với phong trào cách mạng thế giới. 

c) Chiến thắng Điện Biên Phủ  (1954) của Việt Nam chứng tỏ một nước thuộc địa nhỏ yếu cũng có thể đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. 

d) Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) của Việt Nam đã góp phần vào chiến thắng phát xít của lực lượng Đồng minh. 

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Chiến thắng Đường 14 – Phước Long (6/1/1975) thể hiện sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của Quân Giải phóng, đồng thời cho thấy sự suy yếu, bất lực của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp trở lại của Mỹ rất hạn chế. Trước tình hình đó, bộ Chính trị Bam Chấp hành Trung ương Đảng đã bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 – 1976, đồng thời chỉ rõ “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

a) Chiến thắng Đường 14 – Phước Long (6/1/1975) đã giúp Quân Giải phóng thăm dò được thực lực của đối phương.

b) Chiến thắng Đường 14 – Phước Long (6/1/1975) cho thấy khả năng lớn giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.

c) Sau khi quân đội Sài Gòn thất bại ở Đường 14 – Phước Long, Mỹ lập tức tăng cường viện trợ cho quân đội Sài Gòn.

d) Chiến thắng Đường 14 – Phước Long (6/1/1975) đánh dấu cuộc kháng chiến chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam kết thúc thắng lợi.

Câu 4. Đọc đoạn thông tin thống kê sau đây:

      “Trong cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc vào các tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 1979, các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn, Cam Đường, Lào Cai gần như bị hủy diệt hoàn toàn. Tổng cộng có 320 xã, 735 trường học, 41 nông trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 38 lâm trường bị tàn phá; 400 nghìn gia súc bị giết, bị cướp. Khoảng 50 % trong tổng số 3,5 triệu người ở 6 tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống”.

a. Quân đội Trung Quốc đã phá hủy tàn bộ công trình kinh tế, văn hóa ở miền Bắc Việt Nam.

b. Quân đội Trung Quốc đã gây ra tình trạng hỗn loạn quy mô lớn trên toàn bộ miền Bắc Việt Nam.

c. Nhiều đô thị ở các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam gần như bị hủy diệt hoàn toàn trong cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.

d. Quân đội Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại nặng nề đối với các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam.

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12  – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

--------------------------------------

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử 

4

3

2

2

2

1

Nhận thức và tư duy lịch sử

3

5

4

6

3

1

Vận dụng ‘kiến thức, kĩ năng đã học

1

1

1

0

1

0

TỔNG

8

9

7

8

6

2

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)

24

16

24

16

Bài 7. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Nhận biết

Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

3

5

C1, C2. C3

C1a, C1b, 

Thông hiểu

Trình bày được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

3

1

C4, C5, C6

C1c, C1d

Vận dụng

Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

2

2

C7, C8

Bài 8. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)

Nhận biết

Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

3

4

C9, C10. C11

C2a, C2b

Thông hiểu

Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

3

C12, C13, C14

C2c, C2d, C3a, C3b

Vận dụng

Trân trọng, tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

2

C15, C16

C3c, C3d

Bài 9. Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay

Nhận biết

Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử,  diễn biến chính của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), 

cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay.

3

2

C17, C18, C19

C4a

Thông hiểu

Phân tích được nguyên nhân, diễn biến của  cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), 

cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay.

3

C20, C21, C22

C4c, C4c

Vận dụng

Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 

1975 đến nay.

2

C23, C24

C4d

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay