Giáo án Âm nhạc 12 kết nối Bài 4: Thường thức âm nhạc Sơ lược về một số loại hình nghệ thuật truyền thống

Giáo án Bài 4: Thường thức âm nhạc Sơ lược về một số loại hình nghệ thuật truyền thống sách Âm nhạc 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 4: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC 

SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được đặc điểm và giá trị của một số loại hình nghệ thuật truyền thống.
  • Cảm nhận được giá trị nghệ thuật của một số tác phẩm nghệ thuật truyền thống.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực nhận thức và tư duy âm nhạc: Nêu được đặc điểm và giá trị của một số loại hình nghệ thuật truyền thống.
  • Năng lực vận dụng kiến thức đã học: Cảm nhận được giá trị nghệ thuật của một số tác phẩm nghệ thuật truyền thống.

3. Phẩm chất

  • HS hình thành thói quen thích khám phá, tìm hiểu về những loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc Việt Nam; trau dồi thêm vốn hiểu biết về văn hoá nghệ thuật truyền thống Việt Nam; nâng cao năng lực thực hành âm nhạc và thẩm mĩ âm nhạc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 12 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Một số file âm thanh/hình ảnh về các loại hình nghệ thuật truyền thống Việt Nam như tuồng, chèo, cải lương; nhạc cụ (đàn phím điện tử, piano, guitar); phương tiện nghe nhìn.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Âm nhạc 12 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 12 và internet. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nhận xét về tính chất âm nhạc của một trích đoạn tuồng, chèo, cải lương.

d. Nội dung: HS nghe/xem trên phương tiện nghe nhìn một trích đoạn trong tuồng, chèo, cải lương và nêu nhận xét về tính chất âm nhạc của trích đoạn.

c. Sản phẩm: Phần nhận xét của HS về tính chất âm nhạc của một trích đoạn tuồng, chèo, cải lương đã được nghe/xem.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp lắng nghe trích đoạn chèo “Có phúc có phần”:

https://www.youtube.com/watch?v=tLz_RWxQPEA (23:04 – 26:09)

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Nhận xét về tính chất âm nhạc của trích đoạn trên.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe trích đoạn chèo kết hợp vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nhận xét về tính chất âm nhạc của trích đoạn chèo “Có phúc có phần”.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

Nhận xét tính chất âm nhạc của trích đoạn chèo “Có phúc có phần”: 

+ Giai điệu thường nhẹ nhàng, chậm rãi, với những nét nhấn nhá tinh tế, tạo nên cảm xúc sâu sắc cho người nghe.

+ Giọng hát có nhiều luyến láy, nhấn nhá, rung ngân.

+ Lời ca trong chèo thường chứa đựng nhiều hình ảnh dân dã, gần gũi, đồng thời mang tính triết lý, giáo dục, nhắn nhủ những điều về đạo lý sống, cách đối nhân xử thế.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nghệ thuật truyền thống đã xuất hiện rất lâu trong nền âm nhạc Việt Nam. Đây không chỉ là loại hình nghệ thuật mang đậm nét văn hóa Việt mà còn mang lại ấn tượng sâu sắc cho người nước ngoài về nghệ thuật truyền thống của nước ta. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Sơ lược về một số loại hình nghệ thuật truyền thống.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nghệ thuật chèo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm và trình bày được những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật chèo Việt Nam.

b. Nội dung: Tìm hiểu về nghệ thuật chèo Việt Nam.

c. Sản phẩm: Phần trình bày của HS về những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật chèo Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.37 và trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm của nghệ thuật chèo.

BÀI 4: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: 

+ Nêu tên một số vở chèo mà em đã từng nghe hoặc từng hát. 

+ Em hãy thể hiện 2 – 3 câu chèo mà em yêu thích nhất. 

- GV cho HS nghe một đoạn trích chèo nổi tiếng của Việt Nam:

Lưu Bình Dương Lễ

https://www.youtube.com/watch?v=ohOz5PDTW7I (17:35 – 24:22)

Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 HS lần lượt trình bày về khái niệm và đặc điểm của nghệ thuật chèo.

- GV mời đại diện 2 HS trả lời câu hỏi liên hệ, vận dụng. 

Một số vở chèo nổi tiếng: Bà chúa con cua, Bát mật con ruồi, Chu Mãi Thần, Kim Nham, Đồng tiền Vạn Lịch,...

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm và đặc điểm của nghệ thuật chèo.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Chèo

- Khái niệm: là loại hình nghệ thuật sân khấu có lịch sử lâu đời. 

- Nguồn gốc:

+ Hát chèo phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. 

+ Xưa, các chiếu chèo thường được trình diễn ở sân đình trong dịp hội làng, diễn viên và khán giả có thể giao lưu, đối thoại với nhau.

- Đặc điểm:

Nổi bật với những mảnh trò gây hứng thú và tạo sự cuốn hút đối với người xem như: Xúy Vân giả dại, Thị Mầu lên chùa, Lưu Bình Dương Lễ;...

+ Làn điệu: phong phú, đa dạng, bao gồm các hệ thống như: Nói, Vĩa, Ngâm vịnh, Sắp hề gậy, các điệu Ra trò, các điệu Đường trường, Đối đáp trữ tình,...

+ Lời ca: sử dụng những thể thơ như lục bát, tứ tuyệt,... và thường có nhiều tiếng đệm là những nguyên âm như a, i và các từ phụ như ới a, í a,...

+ Dàn nhạc: có vai trò đệm cho hát và làm nền cho cảnh diễn, tạo tình huống kịch, mở màn vở diễn. Bên cạnh các nhạc cụ giai điệu như: nhị, sáo, đàn bầu, thập lục,... thì thành phần của dàn nhạc chèo còn có các nhạc cụ gõ như: trống đế, trống ban, thanh la,... trong đó đóng vai trò chủ chốt là trống đế.

Hoạt động 2: Tuồng (hát bội)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm và trình bày được những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật tuồng Việt Nam.

b. Nội dung: Tìm hiểu về nghệ thuật tuồng Việt Nam.

c. Sản phẩm: Phần trình bày của HS về những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật tuồng Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 2 SGK tr.38 và trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm của nghệ thuật tuồng.

BÀI 4: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: 

+ Nêu tên một số vở tuồng mà em đã từng nghe hoặc từng hát. 

+ Em hãy thể hiện 2 – 3 câu tuồng mà em yêu thích nhất. 

- GV cho HS nghe một đoạn trích tuồng nổi tiếng của Việt Nam:

Đào Tam Xuân đề cờ

https://www.youtube.com/watch?v=sKXIS_xRqSw&t=126s (1:55 – 4:00)

Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS lần lượt trình bày về khái niệm và đặc điểm của nghệ thuật tuồng.

- GV mời đại diện 2 HS trả lời câu hỏi liên hệ, vận dụng. 

Một số vở tuồng nổi tiếng: Ngọn lửa Hồng Sơn, Trảm Trịnh Ân, Hộ sanh đành, Diễn võ đình,...

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm và đặc điểm của nghệ thuật tuồng.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

2. Tuồng (hát bội)

- Khái niệm: là một loại hình nghệ thuật sân khấu, phổ biến nhiều nhất là ở vùng Nam Trung Bộ, trọng tâm chính là các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.

- Nguồn gốc: Thường trình diễn trong lễ hội và sinh hoạt của giới quý tộc phong kiến, đặc biệt là các triều vua thời Nguyễn.

- Đặc điểm:

Mang âm hưởng hùng tráng và tính chất bi hùng.

+ Tính cách và nội tâm của nhân vật luôn là khía cạnh nổi bật. Tuồng còn có tính ước lệ, cách điệu và cường điệu.

+ Một số vở tuồng tiêu biểu: Hồ Nguyệt Cô hoá cáo, Thủy Định Minh câu cá, Mạnh Lương bắt ngựa,...

+ Dàn nhạc: có nhạc khí gõ (trống, thanh la), nhạc khí dây (nhị, hồ, tam, tứ, nguyệt), nhạc khí hơi (sáo, tiêu, kèn bầu).

Hoạt động 3: Tìm hiểu về nghệ thuật cải lương

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm và trình bày được những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật cải lương Việt Nam.

b. Nội dung: Tìm hiểu về nghệ thuật cải lương Việt Nam.

c. Sản phẩm: Phần trình bày của HS về những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật cải lương Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 3 SGK tr.38 và trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm của nghệ thuật cải lương.

BÀI 4: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: 

+ Nêu tên một số vở cải lương mà em đã từng nghe hoặc từng hát. 

+ Em hãy thể hiện 2 – 3 câu cải lương mà em yêu thích nhất. 

- GV cho HS nghe một đoạn trích cải lương nổi tiếng của Việt Nam:

Dốc sương mù

………………………

3. Cải lương

- Khái niệm: là một loại hình ca kịch dân tộc được hình thành từ phong trào đàn cây và đờn ca tài tử ở Nam Bộ.

- Nguồn gốc:

+ Đầu thế kỉ XX, tại miền Nam, phong trào đờn ca tài tử phát triển về mặt bài bản, kĩ thuật đờn, ca và hình thức trình diễn. 

+ Đờn ca tài tử đã kết hợp với hình thức ca ra bộ mang thêm yếu tố diễn bên cạnh yếu tố ca đã có sẵn và phát triển thành nghệ thuật sân khấu cải lương. 

+ Năm 1917, chính thức đánh dấu sự ra đời của nghệ thuật cải lương. 

- Đặc điểm:

Có nền tảng được hình thành từ sự tiếp thu ảnh hưởng của các bài bản nhạc lễ, ca Huế, ca nhạc dân gian miền Trung và Nam Bộ.

……………………

------------------------------

----------------- Còn tiếp ------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay