Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 10: Tính xác suất và chọn số liệu ngẫu nhiên
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng bộ sách Kết nối tri thức Bài 10: Tính xác suất và chọn số liệu ngẫu nhiên. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.
Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 3: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VỚI PHẦN MỀM BẢNG TÍNH
BÀI 10: TÍNH XÁC SUẤT VÀ CHỌN SỐ LIỆU NGẪU NHIÊN
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Một số hàm tổ hợp được sử dụng để tính xác suất một biến cố theo xác suất theo định nghĩa cổ điển.
Xác suất đối và biến ngẫu nhiên theo phân phối nhị thức.
Dữ liệu ngẫu nhiên.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và thực hiện tốt nhiệm vụ.
Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời được các câu hỏi, giải quyết được các vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
Năng lực Tin học:
Sử dụng được các hàm tổ hợp (ví dụ: PERMUT, COMBIN, COMBINA,…) tính xác suất.
Sử dụng được hàm BINOM.DIST tính xác suất đối với biến ngẫu nhiên theo phân phối nhị thức trong một số bài toán đơn giản.
Sử dụng được các hàm (ví dụ: RAND, RANDBETWEEN,…) chọn trực tiếp ngẫu nhiên một số dữ liệu từ mẫu dữ liệu cho trước.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.
Trung thực: Thực hiện đúng phần việc của bản thân và hợp tác làm việc nhóm khi được giao nhiệm vụ. Có ý thức báo cáo kết quả một cách chính xác.
Trách nhiệm: Hoàn thành các bài tập theo yêu cầu của GV thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu học tập, thông qua sản phẩm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi.
Phòng thực hành, các máy tính đã cài đặt phần mềm/ứng dụng.
SGK, SGV Chuyên đề học tập Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Kết nối tri thức với cuộc sống.
2. Đối với học sinh:
Các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; SGK Chuyên đề học tập Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Kết nối tri thức với cuộc sống.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS ôn lại khái niệm xác suất theo định nghĩa cổ điển đã được học trong môn Toán.
b. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi ở phần khởi động (SGK), HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm xác suất theo định nghĩa cổ điển đã được học trong môn Toán.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt vào bài học, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 54: Em hãy nhắc lại khái niệm xác suất theo định nghĩa cổ điển đã được học trong môn Toán.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi Khởi động tr.54 SGK.
- HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
Gợi ý trả lời:
Xác suất theo định nghĩa cổ điển, còn được gọi là xác suất cổ điển, dựa trên quan điểm rằng tất cả các kết quả có khả năng xảy ra như nhau trong một phép thử ngẫu nhiên. Định nghĩa này được phát triển trong bối cảnh của trò chơi may rủi và là cơ sở của lí thuyết xác suất.
Theo định nghĩa cổ điển, xác suất của một sự kiện A (còn gọi là một biến cố) được tính bằng cách chia số kết quả thuận lợi cho sự kiện đó cho tổng số kết quả có thể xảy ra. Nếu giả sử rằng tất cả các kết quả có khả năng xuất hiện bằng nhau (đồng khả năng), công thức tính xác suất là:
P(A) =
Trong đó, m(A) là “Số kết quả thuận lợi cho A” (số kết quả xảy ra thì A xảy ra); n(A) là “Tổng số kết quả có thể” (số lượng tất cả các kết quả có thể xảy ra trong phép thử). Ví dụ, khi tung một đồng xu cân đối và đồng chất, em quan tâm đến khả năng xảy ra biến cố A: mặt trên là mặt ngửa. Có hai kết quả có thể (ngửa hoặc sấp) với khả năng xảy ra bằng nhau và bằng ½ vì chỉ có một kết quả thuận lợi cho A (ngửa) trong tổng số hai kết quả có thể nên P(A) = ½. Tương tự như vậy, xác suất nhận được mặt 3 chấm khi gieo xúc xắc có 6 mặt với các mặt tương ứng với số chấm 1, 2,…, 6 sẽ là vì chỉ có một kết quả thuận lợi (được mặt 3 chấm) trong tổng số 6 kết quả đồng khả năng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Em đã biết cách tính xác suất trong môn Toán, vậy còn cách tính xác suất trong Excel thì sao? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách tính xác suất và các hàm tổ hợp trong Excel nhé - Bài 10: Tính xác suất và chọn số liệu ngẫu nhiên.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tính xác suất và chọn số liệu ngẫu nhiên trong Excel
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu một số hàm tổ hợp có trong Excel được dùng để tính xác suất theo định nghĩa cổ điển.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 1 kết hợp với những hiểu biết về thực tiễn, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số hàm tổ hợp có trong Excel được dùng để tính xác suất theo định nghĩa cổ điển.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm hiểu thông tin trong SCĐ và trả lời câu hỏi mục Hoạt động: Trong môn Toán, em đã biết có thể tính xác suất P(A) của biến cố A trong một số bài toán đơn giản nhờ các hàm tổ hợp. Hãy kể tên các hàm đó và cho ví dụ. - GV đưa ra bài toán dẫn đến phân phối nhị thức: Gieo một đồng xu cân đối đồng chất 10 lần, tính xác suất có 7 lần xuất hiện mặt sấp. - GV nêu câu hỏi từ ví dụ: Em hãy xác định số phép thử. Phép thử có độc lập không? Mỗi phép thử có bao nhiêu kết quả? - GV nêu khái niệm về phân phối nhị thức, đưa ra công thức tính và yêu cầu HS tìm hiểu cách khai báo tham số. - GV tổ chức cho HS nghiên cứu thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi: Nêu cú pháp và cách khai báo tham số cho hàm sinh số ngẫu nhiên. - GV yêu cầu HS: Nêu các nhóm hàm có trong Excel. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, vận dụng các kiến thức đã tìm hiểu để trả lời mục Câu hỏi: 1. Hàm nào sau đây không hỗ trợ tính xác suất theo định nghĩa cổ điển? A. RAND. B. COMBIN. C. BINOM.DIST. D. PERMUT. 2. Đội thi tính nhanh trên máy tính cầm tay của em có 4 người, nếu phải tính số cách chọn 2 người phụ trách nhóm thì em dùng hàm nào? 3. Có thể sử dụng hàm nào trong số các hàm sau để tạo ngẫu nhiên một số nguyên không nhỏ hơn 10 và không lớn hơn 15? A. RAND. B. PERMUT. C. RANDBETWEEN. D. BINOM.DIST. 4. Em có 6 địa điểm tham quan A1,…, A6 yêu thích như nhau. Trong kì nghỉ hè, em dự định đi tham quan 3 lần, mỗi lần chọn ngẫu nhiên 1 địa điểm. Em dùng hàm nào để chọn địa điểm cho 3 lần tham quan thỏa mãn điều kiện: a) Các địa điểm tham quan khác nhau? b) Các địa điểm tham quan có thể trùng nhau? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, tìm hiểu nội dung bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời câu hỏi: * Trả lời câu hỏi Hoạt động (DKSP). * Trả lời câu hỏi của GV (DKSP). * Trả lời mục Câu hỏi: 1. A và C. 2. COMBIN. 3. C. 4a. PERMUT/COMBIN. b. COMBINA. - GV hướng dẫn, hỗ trợ. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt lại kiến thức về tính xác suất và chọn số liệu ngẫu nhiên trong Excel. | 1. Tính xác suất và chọn số liệu ngẫu nhiên trong Excel a) Cách tính xác suất và các hàm tổ hợp - Hàm tính chỉnh hợp, hoán vị Cú pháp: PERMUT(number, number_chosen), trong đó: + number là số phần tử của tập hợp (n); + number_chosen là số phần tử được chọn (k). - Hàm tính tổ hợp Cú pháp: COMBIN(number, number_chosen), trong đó: + number là số phần tử của tập hợp (n); + number_chosen là số phần tử được chọn (k). - Hàm tính tổ hợp lặp Cú pháp: COMBINA(number, number_chosen), trong đó: + number là số phần tử của tập hợp (n); + number_chosen là số phần tử được chọn (k). Tính chất: COMBINA(n, k) = COMBIN(n+k-1, n-1). b) Xác suất biến ngẫu nhiên theo phân phối nhị thức Phân phối nhị thức: - Tiến hành n phép thử độc lập. - Mỗi phép thử chỉ xảy ra 2 kết quả A hoặc biến cố đối của A kí hiệu là p, xuất hiện k lần trong n lần, k
- Tính xác suất của biến cố có phân phối nhị thức: Cú pháp: BINOM.DIST(number_s,trials,probability_s,cumulative), trong đó: + number_s: số lần thử thành công (k). + trials: số lần thử độc lập (n). + probability_s: xác suất thành công trong mỗi lần thử (p). + cumulative: tùy chọn (nếu cumulative bằng TRUE hay 1 thì hàm trả về xác suất số lần thành công nhỏ hơn hoặc bằng k, kí hiệu P(X c) Chọn số liệu ngẫu nhiên - Hàm RAND được sử dụng để sinh một số ngẫu nhiên trong nửa khoảng [0; 1]. Cú pháp: RAND(). Hàm này không có đối số. - Hàm RANDBETWEEN được sử dụng để sinh một số nguyên ngẫu nhiên trong một đoạn xác định. Cú pháp: RANDBETWEEN(bottom, top), trong đó: + bottom là số nguyên nhỏ nhất mà hàm có thể trả về. + top là số nguyên lớn nhất mà hàm có thể trả về. Lưu ý: Giá trị trả về của các hàm RAND và RANDBETWEEN thay đổi ngẫu nhiên khi có bất kì thay đổi nào trên trang tính. Nếu muốn cố định giá trị của các hàm này thì sau khi nhập hàm, ta nhấn phím F9 thay cho phím Enter. d) Khai thác bảng chọn hàm trong Excel - Có thể tạo công thức có hàm bằng cách mở bạng chọn Formulas chọn Insert Function hoặc nháy chuột chọn nút fx để mở hộp thoại Insert Function. - Nếu biết tên hàm: Nhập tên hàm vào cửa sổ khai báo tên hàm Search for a function và chọn Go. Excel sẽ hiển thị tên hàm phù hợp trong danh sách Select a function. - Nếu biết nhóm hàm chứa hàm cần tìm: Chọn nhóm hàm trong ô Or select a category. - Nháy đúp tên hàm trong danh sách Select a function để mở hộp thoại khai báo hàm. |
Hoạt động 2. Thực hành
a. Mục tiêu: Giúp HS biết cách sử dụng các hàm để tính xác suất thống kê; biết cách kết hợp các hàm và so sánh được các cách làm qua việc sử dụng kết hợp các hàm.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 2 để thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Bài thực hành của HS về sử dụng các hàm để tính xác suất thống kê, kết hợp các hàm và so sánh các cách làm.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tính xác suất theo định nghĩa cổ điển Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: + Với mỗi nhiệm vụ 1.1, 1.2, 1.3, trả lời các câu hỏi sau:
+ Với nhiệm vụ 1,4, trả lời câu hỏi sau:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận và thực hiện theo đúng hướng dẫn để hoàn thành yêu cầu của Nhiệm vụ 1. - Trong quá trình HS thực hành, GV quan sát, hỗ trợ, giải đáp các vướng mắc của HS. - Khuyến khích HS tự tìm hiểu, khắc phục các lỗi (nếu có). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Nếu HS có vướng mắc trong quá trình thực hành, GV yêu cầu HS thảo luận, tìm giải pháp khắc phục (DKSP). - HS báo cáo kết quả thực hành. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kiểm tra kết quả thực hiện Nhiệm vụ 1 của HS. - Nhiệm vụ 1 hoàn thành khi HS sử dụng được các hàm để tính xác suất.
| 2. Thực hành Nhiệm vụ 1: Tính xác suất theo định nghĩa cổ điển Nhiệm vụ 1.1 Hướng dẫn: - Bước 1. Phân tích bài toán: Gọi A là biến cố “Bấm ngẫu nhiên 2 chữ số cuối cùng được đúng số điện thoại cần gọi”. Chỉ có một cách bấm đúng 2 số cuối, vậy m(A) = 1. n(A) là số cách bấm các số có 2 chữ số khác nhau trong 10 chữ số từ 0 đến 9, vậy n(A) là số chỉnh hợp chập 2 của 10. - Bước 2: Tính xác suất của biến cố A trong Excel
⇒ Kết quả cho thấy xác suất bấm ngẫu nhiên một lần 2 chữ số cuối đúng số điện thoại cần gọi là 1,1%, tức là việc bấm chính xác ngay số điện thoại cần gọi là gần như không thể. Nhiệm vụ 1.2 Hướng dẫn: - Bước 1: Phân tích bài toán: Gọi biến cố cần tính xác suất “chọn ngẫu nhiên 3 bạn từ đội tuyển được 1 bạn lớp 10 và 2 bạn lớp 11” là A; n(A) là số cách chọn 3 bạn khác nhau từ 9 bạn ⇒ n(A) là tổ hợp chập 3 của 9; m(A) là tích của số cách chọn 1 trong 4 bạn lớp 10 (số tổ hợp chập 1 của 4) và 2 bạn trong 5 bạn lớp 11 (số tổ hợp chập 2 của 5). - Bước 2: Tính xác suất biến cố A trong Excel Nhiệm vụ 1.3 Hướng dẫn: - Bước 1: Phân tích bài toán: Gọi A là biến cố cả bốn lần chọn đều chọn cùng một đĩa nhạc. n(A) là số cách chọn 4 lần từ hai đĩa nhạc ⇒ n(A) là số tổ hợp lặp chập 4 của 2. Vì có hai đĩa nhạc nên chỉ có đúng hai cách chọn cả bốn lần cùng một đĩa. Vậy m(A) = 2. - Bước 2: Tính xác suất biến cố A trong Excel Nhiệm vụ 1.4 Hướng dẫn: - Bước 1: Phân tích bài toán: Gọi X là số lỗi khi người đó đánh máy 100 từ, X có phân phối nhị thức với n = 100, p = 2% = 0.02. Hàm BINOM.DIST(5,100,0.02,1) sẽ trả về xác suất lỗi chính tả không quá 5 khi đánh máy 100 từ liên tiếp. - Bước 2: Tìm giá trị xác suất P(X ⇒ Xác suất người đó đánh máy liên tiếp 100 từ có không quá 5 từ lỗi là 98.45%. Xác suất này đủ lớn để có thể tin chắc chắn rằng người đó đánh máy liên tiếp 100 từ có không quá 5 lỗi. - Khi thay giá trị ở D3 thành FALSE sẽ thu được P(X=5) = 3.53%. |
Nhiệm vụ 2: Chọn ngẫu nhiên một số sinh viên từ danh sách 13 sinh viên theo yêu cầu cụ thể ........................................... | Nhiệm vụ 2: Chọn ngẫu nhiên một số sinh viên từ danh sách 13 sinh viên theo yêu cầu cụ thể Nhiệm vụ 2.1 ........................................... |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức