Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối bài 6: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt

Giáo án bài 6: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt sách Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Chế biến thực phẩm kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÓ SỬ DỤNG NHIỆT

(7 tiết)

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Giới thiệu chung về một số phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt (bằng nước nóng; bằng hơi nước nóng; bằng không khí nóng; bằng dầu, mỡ nóng): quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Tìm kiếm và chọn lọc thông tin phù hợp về chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt, vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng được học trong các tình huống thực tiễn.

  • Lên kế hoạch, sắp xếp thời gian và công việc để đạt hiệu quả tối đa trong thời gian cho phép.

  • Giao tiếp với người khác trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập về chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.

Năng lực riêng: 

  • Trình bày được một số phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt (bằng nước nóng; bằng hơi nước nóng; bằng không khí nóng; bằng dầu, mỡ nóng): quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật.

  • Chế biến được một số món ăn đặc trưng cho phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt đạt yêu cầu kĩ thuật.

  • Đảm bảo an toàn lao động trong quá trình chế biến thực phẩm.

3. Phẩm chất

  • Ham học hỏi, tìm tòi tài liệu liên quan đến chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt để mở rộng hiểu biết trong và sau giờ học.

  • Yêu thích lao động, tỉ mỉ, kiên nhẫn, cẩn thận, sáng tạo trong công việc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp: Mô đun Chế biến thực phẩm. 

  • Tranh ảnh, tài liệu, video, nguyên liệu, dụng cụ,... cần thiết về các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt và thực hành chế biến các món luộc, nấu, kho, hấp, nướng, rán, rang, xào.

  • Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp: Mô đun Chế biến thực phẩm. 

  • Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ trước buổi học theo yêu cầu của GV và hướng dẫn của SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Xác định được vấn đề cần học tập, tạo tâm thế sẵn sàng học tập, gợi mở nhu cầu nhận thức của HS và mong muốn tìm hiểu về chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi khởi động.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh về một số thực phẩm được chế biến bằng phương pháp sử dụng nhiệt: 

BÀI 6: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÓ SỬ DỤNG NHIỆT BÀI 6: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÓ SỬ DỤNG NHIỆT BÀI 6: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÓ SỬ DỤNG NHIỆT

                        (1)                                    (2)                                      (3)

BÀI 6: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÓ SỬ DỤNG NHIỆT BÀI 6: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÓ SỬ DỤNG NHIỆT BÀI 6: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÓ SỬ DỤNG NHIỆT

                      (4)                                       (5)                                      (6)

BÀI 6: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÓ SỬ DỤNG NHIỆT BÀI 6: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÓ SỬ DỤNG NHIỆT

(7)                                    (8)

- GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:

1. Cho biết cách chế biến món ăn được thể hiện trong các hình trên.

2. Nhiệt độ có tác dụng gì trong chế biến thực phẩm?

3. Ở gia đình em thường chế biến món ăn theo cách nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, quan sát kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng HS trả lời (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời:

1. (2), (3), (4) là phương pháp chế biến thực phẩm bằng nước nóng.

(5) là phương pháp chế biến thực phẩm bằng hơi nước nóng.

(8) là phương pháp chế biến thực phẩm bằng không khí nóng.

(6), (7) là phương pháp chế biến thực phẩm bằng dầu, mỡ nóng.

2. Nhiệt làm cho thực phẩm chín mềm, dễ hấp thụ và thơm ngon hơn nhưng đồng thời khiến một phần chất dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình chế biến.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chốt đáp án.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài học này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách chế biến các món ăn được chế biến bằng các phương pháp trên, chúng ta cùng vào – Bài 6. Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về món luộc và thực hành chế biến món luộc

a. Mục tiêu: HS nêu được quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của món luộc và thực hành chế biến được món rau của luộc đạt yêu cầu kĩ thuật.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, HS hoạt động nhóm đọc thông tin mục I.1 SGK tr.44 -47 và thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của món luộc; món rau củ luộc được chế biến đạt yêu cầu kĩ thuật.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục I.1 trong SGK tr.44 - 47 và trình bày phương pháp chế biến thức ăn bằng cách luộc.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khám phá:

1. Đọc nội dung mục I.1 và quan sát Hình 6.2, trình bày hiểu biết của em về món luộc. 

2. Kể tên một vài món luộc mà gia đình em hay dùng và nêu cách làm. Từ đó, hãy rút ra quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món luộc. 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và yêu cầu HS trình bày cách thực hành chế biến món rau củ luộc.

- GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm, chế biến món rau củ luộc theo các bước hướng dẫn, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và ghi lại kết quả thực hành. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung mục I.1, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS thực hành theo nhóm. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 

- HS xung phong trả lời câu hỏi Khám phá:

1.  Hiểu biết của em về món luộc: 

+  Món luộc là một phương pháp chế biến thực phẩm bằng cách đun nó trong nước sôi hoặc hơi nước. Đây là một phương pháp đơn giản và phổ biến, đặc biệt là khi chế biến các loại rau củ, hải sản và thịt.

+ Khi chế biến món luộc, đảm bảo sử dụng đủ lượng nước để phủ kín thực phẩm. Nước phải đủ để đảm bảo thực phẩm được chín đều và không bị khô. Không nên sử dụng quá nhiều nước vì điều này có thể làm giảm hương vị và chất dinh dưỡng của thực phẩm, cũng như làm mất đi một phần hương vị trong nước luộc.

2.

+  Một số món luộc và cách làm:

  • Rau củ luộc: Rau củ như cà rốt, cải thảo, khoai lang thường được luộc trong nước sôi hoặc hấp cho đến khi mềm.

  • Trứng luộc: Trứng được đun trong nước sôi từ khoảng 8 đến 10 phút cho đến khi lòng đỏ được chín vừa đủ.

+ Quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món luộc: DKSP.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. 

I.  PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BẰNG NƯỚC NÓNG

1. Luộc

* Phương pháp chế biến món luộc

- Quy trình thực hiện:

+ Bước 1. Sơ chế nguyên liệu: Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp.

+ Bước 2. Chế biến: Cho thực phẩm vào nước luộc với thời 

+ Bước 3. Trình bày món ăn: Bày món ăn vào đĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị thích hợp (có thể sử dụng nước luộc).

- Yêu cầu kĩ thuật:

+ Nước luộc trong.

+ Thực phẩm có nguồn gốc động vật: chín mềm, không dai, không nhừ nát.

+ Thực phẩm có nguồn gốc thực phẩm: rau lá chín tới có màu xanh, rau củ có bột chín bở hoặc chín dẻo. 

* Thực hành chế biến món luộc: Món rau củ luộc.

BÀI 6: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÓ SỬ DỤNG NHIỆT

- Chuẩn bị:

+ Nguyên liệu: 2 cây súp lơ, 1 củ cà rốt, muối, mì chính (bột ngọt), nước mắm.

+ Dụng cụ: dao thái, nồi, bếp đun, đũa, đĩa đựng. 

- Các bước tiến hành:

+ Bước 1. Sơ chế nguyên liệu.

  • Súp lơ: rửa sạch, thái miếng vừa ăn.

  • Cà rốt: rửa sạch, nạo vỏ, thái miếng vừa ăn.

+ Bước 2. Chế biến.

  • Cho vào nồi 1.5 L nước, cho thêm một chút muối, đun sôi.

  • Cho súp lơ và cà rốt đã thái vào nước. Luộc đến khi chín tới vừa ăn.

+ Bước 3. Trình bày món ăn: Cho ra đĩa, có thể ăn kèm nước chấm. 

- Thực hiện: HS thực hành theo nhóm.

- Đánh giá (Đính kèm Bảng 6.1 bên dưới Hoạt động).

Bảng 6.1. Bảng tiêu chí đánh giá thực hành chế biến thực phẩm

STT

Tiêu chí đánh giá

Thang điểm đánh giá

1

2

3

1

Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ

Không chuẩn bị hoặc có chuẩn bị nhưng còn thiếu nhiều nguyên liệu và dụng cụ.

Chuẩn bị được hầu hết các nguyên liệu và dụng cụ.

Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và dụng cụ.

2

Quy trình thực hiện và thao tác thực hành

Không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng theo quy trình đưa ra.

Thực hiện đúng phần lớn các bước trong quy trình thực hiện. Chưa thành thạo cách sử dng các dụng cụ, thiết bị nhà bếp.

- Thực hiện chính xác và nhanh chóng toàn bộ các bước trong quy trình.

- Thao tác sử dụng các dụng cụ, thiết bị nhà bếp, khéo léo, thành thạo.

3

Chất lượng sản phẩm (trạng thái, màu sắc, mùi vị của thực phẩm; hình thức trình bày món ăn)

- Trạng thái (độ chín, hình dạng,…), màu sắc, mùi vị của món ăn chưa đạt tiêu chuẩn.

- Trình bày không đẹp.

- Trạng thái (độ chín, hình dạng,…), màu sắc, mùi vị của món ăn gần đạt tiêu chuẩn; có thể thiếu sót ở một trong các tiêu chí chất lượng.

- Trình bày đẹp. 

- Trạng thái (độ chín, hình dạng,…) màu sắc, mùi vị đạt tiêu chuẩn đặc trưng của món ăn. Mùi vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn.

- Trình bày đẹp. 

4

Thời gian hoàn thành và sáng tạo trong công việc.

Không hoàn thiện đúng thời gian đã đề ra.

Hoàn thiện đúng hoặc nhanh hơn thời gian đã đề ra mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm nhưng chưa có sự sáng tạo.

- Hoàn thiện đúng hoặc nhanh hơn thời gian đã đề ra mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Có sáng tạo khiến thời gian chế biến nhanh hơn, khắc phục được hạn chế của thực phẩm,…

5

Thái độ, ý thức học tập

Một số thành viên không hoàn thành nhiệm vụ do nhóm phân công.

Không có sự phối hợp khi thực hành giữa các thành viên trong nhóm.

Mọi thành viên hoàn thành nhiệm vụ do nhóm phân công.

6

An toàn lao động

Có đổ, vỡ trong quá trình thực hành.

Chưa biết cách sử dụng đúng các thiết bị, dụng cụ nhà bếp.

Sử dụng đúng, an toàn các thiết bị, dụng cụ nhà bếp trong quá trình thực hành.

7

An toàn vệ sinh thực phẩm

Sản phẩm chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chưa rửa, dọn sạch sẽ sau khi thực hành; bảo quản các thiết bị, dụng cụ nhà bếp không đúng cách.

Sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhưng chưa rửa, dọn sạch sẽ sau khi thực hành; bảo quản các thiết bị, dụng cụ nhà bếp không đúng cách.

- Sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Rửa, dọn sạch sẽ sau khi thực hành. Bảo quản các thiết bị, dụng cụ nhà bếp đúng cách.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về món nấu và thực hành chế biến món nấu

a. Mục tiêu: HS nêu được quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của món nấu; thực hành chế biến được món súp gà ngô nấm đạt yêu cầu kĩ thuật.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, HS hoạt động nhóm đọc thông tin mục I.2 SGK trang 47  - 48 và thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của món nấu; món súp gà ngô nấm được chế biến đạt yêu cầu kĩ thuật. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục I.2 trong SGK tr. 47 - 48 và trình bày phương pháp chế biến thức ăn bằng cách nấu.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khám phá: Đọc nội dung mục I.2 và quan sát Hình 6.4, trình bày hiểu biết của em về món nấu. Kể tên một vài món nấu mà gia đình em hay dùng và nêu cách làm. Từ đó, em hãy rút quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món nấu. 

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi Kết nối năng lực: So sánh phương pháp chế biến thực phẩm trong nước giữa món luộc và món nấu.

- GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS đọc thông tin bổ sung để hiểu thêm về một số hiện tượng xảy ra trong quá trình chế biến thực phẩm. 

- GV yêu cầu HS trình bày cách thực hành chế biến món súp gà ngô nấm. 

- GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm, chế biến món súp gà ngô nấm theo các bước hướng dẫn, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và ghi lại kết quả thực hành. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung mục I.2, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS thực hành theo nhóm. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 

* Trả lời câu hỏi Khám phá:

+ Hiểu biết của em về món nấu: Món nấu là một phương pháp chế biến thực phẩm bằng cách sử dụng nhiệt độ cao để chín và tạo ra hương vị đặc trưng.

+ Một số món nấu phổ biến mà gia đình em thường xuyên sử dụng và cách làm cơ bản:

  • Cà ri gà: Gà được ướp gia vị và nấu cùng với cà ri sẽ tạo ra một món ăn thơm ngon và bổ dưỡng. Quy trình chế biến bao gồm chiên vàng gà, sau đó nấu với cà ri, sữa dừa và các loại gia vị khác.

  • Canh chua cá: Cá được nấu cùng với nước dùng chua cay từ cà chua, me và các loại rau củ khác. Món canh này có hương vị chua ngọt, thơm nồng của các loại gia vị.

+ Quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món nấu: DKSP.

* Trả lời câu hỏi Kết nối năng lực: Luộc và nấu đều là phương pháp chế biến thực phẩm trong nước nóng. Luộc là phương pháp chế biến thực phẩm trong môi trường nhiều nước nóng và với thời gian vừa đủ làm thực phẩm chín; nấu là phối hợp nhiều nguyên liệu có thêm gia vị trong nước nóng. 

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. 

I.  PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BẰNG NƯỚC NÓNG

2. Nấu

* Phương pháp chế biến món nấu

- Quy trình thực hiện:

+ Bước 1. Sơ chế nguyên liệu: Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.

+ Bước 2. Chế biến: Nấu nguyên liệu có nguồn gốc động vật trước, sau đó mới tới thực vật; nêm gia vị vừa ăn. 

+ Bước 3. Trình bày món ăn: Trình bày tuỳ theo đặc trưng mỗi món. 

- Yêu cầu kĩ thuật: Thực phẩm chín mềm, không dai, không nát; hương vị thoem ngon, vừa ăn; màu sắc hấp dẫn. 

* Thực hành chế biến món nấu: Món súp gà ngô nấm. 

BÀI 6: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÓ SỬ DỤNG NHIỆT

- Chuẩn bị:  

+ Nguyên liệu:  

  • 300 g đầu, chân gà (hoặc xương lợn).

  • 150 g thịt gà.

  • 2 quả trứng gà.

  • 1 hộp ngô (bắp) hoặc 2 bắp (quả) ngô non.

  • Cà rốt, nấm hương.

  • 50 - 100 g bột đao (bột năng).

  • Hạt tiêu (xay nhỏ), ớt, rau mùi (ngò).

  • Bột ngọt (mì chính), muối, nước mắm.

+ Dụng cụ: Dao thái, thớt, nồi, thìa, đũa, rổ, rây lọc, bát to (tô) hay bát nhỏ (cho từng người), bếp đun, găng tay chuyên dụng. 

- Các bước tiến hành:

+ Bước 1. Sơ chế nguyên liệu.

  • Đầu, chân gà: rửa sạch; thịt gà: luộc, xé nhỏ.

  • Ngô: tách lấy hạt; cà rốt, nấm hương: rửa sạch, thái hạt lựu; rau mùi: nhặt, rửa sạch.

  • Bột đao: khuấy với một ít nước lã.

  • Trứng gà: đập ra bát, khuấy tan.

+ Bước 2. Chế biến.

  • Cho đầu, chân gà đã rửa sạch vào nồi cùng với 3 L nước; đun sôi, hạ lửa liu riu, vớt bọt, nấu cho ra nước ngọt, đun đến khi nước cạn còn khoảng 1,5 L, lọc lại qua rây, nêm gia vị vừa ăn.

  • Cho ngô, nấm, cà rốt, thịt gà đã sơ chế vào nước dùng, đun đến khi mềm vừa ăn; cho tiếp bột đao vào, khuấy đều.

  • Khi nước dùng sôi trở lại, rót trứng gà vào (rót trứng qua rây cho có sợi), nêm lại gia vị cho vừa ăn. 

+ Bước 3. Trình bày món ăn: 

  • Múc súp ra bát to (tô) hoặc bát nhỏ cho từng người.

  • Trên rắc hạt tiêu + rau mùi tháo nhỏ, ăn nóng; có thể trang trí thêm trứng luộc, ớt hoặc cà rốt, cà chua tỉa hoa (tuỳ ý).

- Thực hiện: HS thực hành theo nhóm.

- Đánh giá (Có thể đánh giá như Bảng 6.1 ở mục I.1).

Hoạt động 3: Tìm hiểu về món kho và thực hành chế biến món kho

a. Mục tiêu: HS nêu được quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của món kho; thực hành chế biến được món thịt kho trứng đạt yêu cầu kĩ thuật.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, HS hoạt động nhóm đọc thông tin mục I.3 SGK trang 49  - 50 và thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của món kho; món thịt kho trứng được chế biến đạt yêu cầu kĩ thuật. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục I.3 trong SGK tr. 49 - 50 và trình bày phương pháp chế biến thức ăn bằng cách kho.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khám phá: 

1. Đọc nội dung mục I. và quan sát Hình 6.6, nêu hiểu biết về phương pháp kho làm chín thực phẩm.

2 Qua quá trình quan sát việc chế biến thực phẩm của gia đình, em hãy trình bày cách làm một món kho. Từ đó, hãy rút ra quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món kho. 

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi Kết nối năng lực: So sánh phương pháp chế biến thực phẩm trong nước giữa món nấu và món kho. 

- GV yêu cầu HS trình bày cách thực hành chế biến món thịt kho trứng. 

- GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm, chế biến món thịt kho trứng theo các bước hướng dẫn, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và ghi lại kết quả thực hành. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung mục I.3, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS thực hành theo nhóm. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 

* Trả lời câu hỏi Khám phá:

1. Hiểu biết của em về món kho: Kho là một phương pháp nấu ăn dựa trên việc nấu thực phẩm trong một lượng nước nhỏ, thường được đun sôi rồi giảm lửa để thực phẩm chín dần trong hơi nước và hấp thụ hương vị từ các gia vị.

2. 

- Cách làm món cá kho nghệ:

+ Chuẩn bị:

  • Cá lóc (cá sặc, cá trèn…)

  • Nghệ, hành lá, ớt, nước mắm, đường, hạt nêm, dầu ăn, dừa tươi

+ Cách làm: 

  • Rửa sạch củ nghệ, giã nhuyễn.

  • Làm sạch cá.

  • Ướp cá với nghệ, nước mắm, đường, bột nêm, hành băm, ớt băm khoảng 15 phút cho ngấm.

  • Cho cá vào nồi, cho nước dừa tươi, dầu ăn vào, đun trên lửa nhỏ cho đến khi nước kho sánh lại.

  • Dọn cá ra đĩa, xếp vài lát nghệ lên trên.

- Quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật: DKSP.

* Trả lời câu hỏi Kết nối năng lực: Nấu và kho đều là phương pháp chế biến thực phẩm trong nước nóng. Nấu là phương pháp chế biến thực phẩm trong nước nóng, khi nấu thường phối hợp nguyên liệu động vật và thực vật hoặc nấu riêng từng loại, có thêm gia vị; kho là phương pháp chế biến thực phẩm trong nước nóng (lượng ít hơn) với gia vị nêm đậm (nhạt) tuỳ từng món ăn. 

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. 

I.  PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BẰNG NƯỚC NÓNG

3. Kho

* Phương pháp chế biến món kho

- Quy trình thực hiện:

+ Bước 1. Sơ chế nguyên liệu: Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.

+ Bước 2. Chế biến: 

  • Nấu thực phẩm với lượng nước ít, có nêm nếm gia vị.

  • Thường sử dụng lửa nhỏ đến khi thực phẩm chín mềm, một số món sẽ cạn hoặc còn ít nước.

  • Nếu kết hợp kho nguyên liệu động vật với thực vật, thường cần kho nguyên liệu động vật trước, sau đó mới tới thực vật. 

+ Bước 3. Trình bày món ăn: Trình bày tuỳ theo đặc trưng mỗi món. 

- Yêu cầu kĩ thuật: Thực phẩm mềm nhừ, không nát, ít nước, hơi sánh; thơm ngon, vị mặn; màu vàng nâu.

* Thực hành chế biến món nấu: Món thịt kho trứng.

BÀI 6: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÓ SỬ DỤNG NHIỆT

- Chuẩn bị:  

+ Nguyên liệu:  

  • 500 g thịt ba chỉ. 

  • 5 quả trứng gà.

  • 500 mL nước dừa.

  • Hành khô, hạt tiêu (xay nhỏ), đường, nước mắm, hạt nêm.

+ Dụng cụ: Dao thái, thớt, đũa, bếp đun, nồi đun, bát tô hoặc đĩa sâu lòng.

- Các bước tiến hành:

+ Bước 1. Sơ chế nguyên liệu.

  • Hành khô: bóc vỏ, băm nhỏ.

  • Thịt ba chỉ: rửa sạch, cắt thái tuỳ ăn, thường có kích thước khoảng 2 cm x 3 cm x 1 cm. Ướp thịt với hành băm cùng nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu từ 15 đến 20 phút.

  • Trứng gà rửa sạch. 

+ Bước 2. Chế biến.

  • Trứng: luộc chín, bóc vỏ, để riêng vào 1 bát.

  • Thắng nước đường (nước hàng): bắc nồi lên bếp, để nồi khô, cho 2 muỗng canh đường vào, để lửa vừa và đảo liên tục cho đến khi đường chuyển sang màu nâu cánh gián. Cho nước dừa vào nồi, khuấy đều cho tan đường, thu được nước hàng màu đỏ nâu.

  • Cho thịt đã ướp cùng trứng vào nước hàng, đun sối rồi hạ nhỏ lửa. Nêm nếm gia vị vừa ăn, tiếp tục đun cho đến khi thịt mềm và ngấm gia vị thì tắt bếp. 

+ Bước 3. Trình bày món ăn: 

  • Múc thịt ra bát tô hoặc đĩa sâu lòng, trang trí tuỳ ý, có thể thêm hành chẻ, rau mùi,…

  • Ăn nóng với cơm hoặc xôi. 

- Thực hiện: HS thực hành theo nhóm.

- Đánh giá (Có thể đánh giá như Bảng 6.1 ở mục I.1).

Hoạt động 4: Tìm hiểu về món hấp (đồ) và thực hành chế biến món hấp

a. Mục tiêu: HS nêu được quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của món hấp; thực hành chế biến được món cá hấp xì dầu đạt yêu cầu kĩ thuật.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, HS hoạt động nhóm đọc thông tin mục II SGK trang 50  - 51 và thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của món hấp; món cá hấp xì dầu được chế biến đạt yêu cầu kĩ thuật. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục II trong SGK tr. 50 - 51 và trình bày phương pháp chế biến thức ăn bằng cách hấp.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khám phá: Gia đình em thường làm món ăn gì bằng phương pháp hấp (đồ)? Hãy mô tả cách đồ xôi ở gia đình em. Từ đó, kết hợp với nội dung mục II, hãy rút ra quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món hấp (đồ)?

- GV yêu cầu HS trình bày cách thực hành chế biến món cá hấp xì dầu. 

- GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm, chế biến món cá hấp xì dầu theo các bước hướng dẫn, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và ghi lại kết quả thực hành. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung mục II, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS thực hành theo nhóm. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 

* Trả lời câu hỏi Khám phá:

- Gia đình em thường làm món hàu bằng phương pháp hấp.

- Mô tả về cách làm đồ xôi ở gia đình em:

+ Nguyên liệu:

  • Gạo nếp: Loại gạo này thường được sử dụng để làm xôi vì có hạt nhỏ, dai và ngậy.

  • Nước: Để ngâm gạo và hấp.

+ Quy trình thực hiện hấp xôi:

  • Bước 1: Chuẩn bị gạo nếp.

  • Bước 2: Hấp xôi.

  • Bước 3: Trình bày ra đĩa.

- Quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật: DKSP.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. 

II. PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BẰNG HƠI NƯỚC NÓNG (HẤP)

* Phương pháp chế biến món hấp

- Quy trình thực hiện:

+ Bước 1. Sơ chế nguyên liệu: Làm sạch thực phẩm, cắt thái và sơ chế tùy theo đặc trưng của từng món, tẩm ướp gia vị phù hợp.

+ Bước 2. Chế biến: Đặt nguyên liệu vào chõ hoặc khay, giá, đĩa, ... duy trì lửa to để hơi nước bốc lên đủ nhiều liên tục cho tới khi chín.

+ Bước 3. Trình bày món ăn: Trình bày tuỳ theo đặc trưng mỗi món. 

- Yêu cầu kĩ thuật: Thực phẩm chín mềm, ráo, không có hoặc rất ít nước; hương vị thơm ngon; màu sắc đặc trưng của món.

* Thực hành chế biến món nấu: Món cá hấp xì dầu.

BÀI 6: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÓ SỬ DỤNG NHIỆT

- Chuẩn bị:  

+ Nguyên liệu:  

  • 1 con cá khoảng 2 k.

  • gừng, hành tây, hành lá.

  • xì dầu, nước mắm, dầu hào, đường, mì chính (bột ngọt), hạt tiêu (xay nhỏ).

+ Dụng cụ: dao, thớt, nồi hấp, đũa, rổ, đĩa sâu lòng, bếp đun.

- Các bước tiến hành:

+ Bước 1. Sơ chế nguyên liệu.

  • Cá: làm sạch, bỏ hết mang và ruột, đem xóc cá với ít muối rồi rửa sạch lại. Ướp cá với muối, đường, xì dầu trong khoảng 1 giờ. Khứa các đường dọc song song lên thân cá để cá thấm gia vị đều hơn.

  • Gừng: rửa sạch, đem thái sợi.

  • Hành tây: bóc vỏ, thái nhỏ.

  • Hành lá: nhặt, rửa sạch, cắt khúc vừa phải.

+ Bước 2. Chế biến.

  • Đặt cá lên đĩa sâu lòng, xếp gừng, hành tây xung quanh cá, xếp hành lá lên trên, rưới nước ướp cá và thêm chút dầu hào vào đĩa.

  • Cho đĩa cá vào nồi hấp, hấp khoảng 25 phút đến khi cá chín.

+ Bước 3. Trình bày món ăn: 

Sau khi cá chín, lấy đĩa cá ra khỏi nồi (Hình 6.9), rắc tiêu lên rồi thưởng thức ngay khi còn nóng.

- Thực hiện: HS thực hành theo nhóm.

- Đánh giá (Có thể đánh giá như Bảng 6.1 ở mục I.1).

Hoạt động 5: Tìm hiểu về món nướng và thực hành chế biến món nướng

a. Mục tiêu: HS nêu được quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của món nướng; thực hành chế biến được món bánh đậu xanh nướng đạt yêu cầu kĩ thuật.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, HS hoạt động nhóm đọc thông tin mục III SGK trang 52  - 53 và thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật của món nướng; món bánh đậu xanh nướng được chế biến đạt yêu cầu kĩ thuật. 

d. Tổ chức hoạt động:

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 9 (CHẾ BIẾN THỰC PHẨM) KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1. DINH DƯỠNG VÀ THỰC PHẨM

Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm kết nối Bài 1: Thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm
Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm kết nối Bài 2: Lựa chọn và bảo quản thực phẩm
Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối bài 3: Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm
Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối bài Ôn tập Chương I

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ CHẾ BIẾN MÓN ĂN

Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối bài 4: An toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm
Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối bài 5: Dự án Tính toán chi phí bữa ăn theo thực đơn
Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối bài 6: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt
Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối bài 7: Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt
Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối bài Ôn tập Chương II

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 9 (CHẾ BIẾN THỰC PHẨM) KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1. DINH DƯỠNG VÀ THỰC PHẨM

Giáo án điện tử Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối Bài 1: Thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối Bài 2: Lựa chọn và bảo quản thực phẩm
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối Bài 3: Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối Bài Ôn tập Chương I

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ CHẾ BIẾN MÓN ĂN

Giáo án điện tử Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối Bài 4: An toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối Bài 4: An toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm (P2)
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối Bài 5: Dự án Tính toán chi phí bữa ăn theo thực đơn
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối Bài 6: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối Bài 6: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt (P2)
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối Bài 7: Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối Bài Ôn tập Chương II

Chat hỗ trợ
Chat ngay