Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm kết nối Bài 1: Thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm

Giáo án Bài 1: Thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm sách Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Chế biến thực phẩm kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG I. DINH DƯỠNG VÀ THỰC PHẨM

BÀI 1: THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG THỰC PHẨM

(5 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Giới thiệu chung các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm: protein, lipid, carbohydrate, vitamin, chất khoáng, chất xơ và nước, bao gồm:

  • Các thực phẩm cung cấp dinh dưỡng chính cho cơ thể người.
  • Một số vai trò chính đối với cơ thể người.
  • Nhu cầu của cơ thể người.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tìm kiếm và chọn lọc được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm.
  • Khả năng giao tiếp với người khác khi làm việc nhóm; kĩ năng phân công công việc chung, lên kế hoạch sắp xếp công việc.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức công nghệ:
    • Trình bày, phân loại được các nhóm chất dinh dưỡng (các chất sinh năng lượng: protein, lipid, carbohydrate và nhóm các vitamin, chất khoáng) và loại thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng.
    • Nêu được vai trò chính của từng nhóm chất dinh dưỡng với cơ thể người.
    • Trình bày được nhu cầu của cơ thể người với từng nhóm chất.
  • Đánh giá công nghệ: Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân với một số ngành nghề liên quan đến dinh dưỡng.
  1. Phẩm chất
  • Cẩn thận, tỉ mỉ, quan sát để đưa ra nhận xét, đánh giá, kết luận.
  • Tò mò, ham học, chủ động tìm kiếm thông tin, tài liệu mở rộng kiến thức.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp: Mô đun Chế biến thực phẩm.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Tranh ảnh, tài liệu, video,... một số loại thực phẩm theo nhóm chất dinh dưỡng.
  • Một số mẫu vật/sản phẩm là thực phẩm phổ biến tại địa phương.
  • Phiếu học tập.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp: Mô đun Chế biến thực phẩm.
  • Đọc trước bài học trong SGK và trả lời các câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá; tìm hiểu chung về các nhóm dinh dưỡng: khái niệm, phân loại, các thực phẩm cung cấp, vai trò và nhu cầu của cơ thể người. Từ đó đưa ra đặc điểm chung của một số thực phẩm phổ biến ở địa phương và trong cuộc sống.
  • Tìm hiểu một số ngành nghề liên quan.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS hình dung sơ lược nội dung bài học, đồng thời tạo hứng khởi, kích thích HS tham gia bài học mới.
  3. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS thực hiện nhiệm vụ.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi khởi động.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra một số mẫu vật là các loại thực phẩm phổ biến đã chuẩn bị như gạo, ngô, hạt lạc, trứng, rau cải, chuối, ớt chuông,...

- Sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Có thể chia thực phẩm trên thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân, quan sát kết hợp với kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng HS trả lời (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời: Thực phẩm được chia thành 2 nhóm chính, trong đó gồm:

+ Các chất sinh năng lượng: protein (đạm, lipid (chất béo), carbohydrate.

+ Nhóm các vitamin, chất khoáng, chất xơ, nước.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trên đây là một số loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, đây là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng phong phú, đa dạng và thiết yếu để cơ thể phát triển khỏe mạnh, cân đối. Vậy, các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm đóng vai trò như thế nào đối với cơ thể người? Để có thông tin đầy đủ và chính xác nhất trả lời cho những câu hỏi trên, từ đó đánh giá được khả năng và hiểu biết bản thân về thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 1: Thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về protein

  1. Mục tiêu:
  • Nêu được cấu tạo của protein, các thực phẩm cung cấp protein.
  • Nêu được vai trò của protein đối với cơ thể người và nhu cầu protein của cơ thể người.
  1. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, HS hoạt động nhóm đọc thông tin mục I.1 SGK trang 5 - 6 và thực hiện nhiệm vụ.
  2. Sản phẩm học tập: Protein và vai trò của protein đối với cơ thể người và nhu cầu protein của cơ thể người.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 - 6 HS.

- GV giới thiệu khái quát về protein.

- GV yêu cầu các cá nhân HS đọc nội dung mục I.1 và quan sát Hình 1.2, trả lời câu hỏi hộp chức năng Khám phá SGK 6: Tại sao trong khẩu phần ăn cần có sự kết hợp nhiều loại thực phẩm, kết hợp giữa thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật?

- Từ câu trả lời của HS về các loại thực phẩm giàu protein và vai trò của protein đối với cơ thể người, GV yêu cầu các nhóm HS hoàn thành Phiếu học tập (Đính kèm dưới hoạt động).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung mục I và quan sát Hình 1.2, thảo luận và trả lời câu hỏi Khám phá.

- Các nhóm HS báo cáo sản phẩm phiếu học tập.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi Khám phá: Cần kết hợp nhiều loại thực phẩm trong khẩu phần ăn, đặc biệt là đạm thực vật và đạm động vật. Vì không có loại thực phẩm nào có đầy đủ tất cả các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đồng thời khắc phục “yếu tố hạn chế" của protein có nguồn gốc thực vật.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

I. CÁC CHẤT SINH NĂNG LƯỢNG

1. Protein

- Protein hay còn gọi là chất đạm, là hợp chất hữu cơ có chứa nitrogen.

- Đơn vị cấu tạo: amino acid.

- Dựa vào nguồn gốc, protein được chia thành hai nhóm: protein có nguồn gốc động vật và protein có nguồn gốc thực vật.

(Phiếu học tập số 1 - Đính kèm dưới hoạt động)

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PROTEIN - CHẤT DINH DƯỠNG KHÔNG THỂ THIẾU

Nhóm:.............................................

Nguồn gốc

Protein động vật

Protein thực vật

Loại thực phẩm cung cấp

 

 

Vai trò đối với cơ thể người

 

 

Nhu cầu của cơ thể

 

 

Đặc điểm

 

 

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nguồn gốc

Protein động vật

Protein thực vật

Loại thực phẩm cung cấp

Thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa,...

Các loại đậu, hạt, rau: đậu nành, đậu gà, đầu đỏ, óc chó, hạnh nhân, cải bó xôi,...

Vai trò đối với cơ thể người

- Tạo hình: xây dựng và tái tạo mô cơ thể.

- Tham gia vận chuyển chất dinh dưỡng.

- Điều hòa hoạt động của cơ thể: tham gia điều hòa chuyển hóa, cân bằng nội môi.

- Cung cấp năng lượng: giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, 1g protein cung cấp khoảng 4 Kcal năng lượng.

Nhu cầu của cơ thể

Tổng:

- Trẻ em: 1,5 - 2 g/kg cân nặng/ngày.

- Người lớn: 1,25 g/kg cân nặng/ngày.

50 - 70% tổng nhu cầu protein

30 - 50% tổng nhu cầu protein

Đặc điểm

Khá đầy đủ amino acid thiết yếu cho cơ thể người. Trong đó, protein từ trứng được gọi là “protein chuẩn”.

Thường thiếu hụt một hoặc một số amino acid thiết yếu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về lipid

  1. Mục tiêu:
  • Nhận biết được các thực phẩm cung cấp lipid.
  • Nêu được vai trò của lipid đối với cơ thể người và nhu cầu lipid của cơ thể người.
  1. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, HS hoạt động nhóm đọc thông tin mục I.2 SGK trang 6 - 7 và thực hiện nhiệm vụ.
  2. Sản phẩm học tập: Lipid và vai trò của lipid đối với cơ thể người và nhu cầu lipid của cơ thể người.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng câu hỏi 2 hộp chức năng Khám phá SGK tr.7 để dẫn dắt HS: Quan sát Hình 1.4 dưới đây, hãy nêu tên một số loại quả và hạt có thể dùng để sản xuất dầu ăn. Ở nhà em thường sử dụng loại dầu ăn nào?

- Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung hoạt động này.

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, tổ chức cho các nhóm tiếp tục hoạt động.

- GV yêu cầu HS các nhóm đọc nội dung mục I.2, mỗi thành viên tìm hiểu và ghi chép về một nội dung:

+ Phân loại, liệt kê các thực phẩm cung cấp lipid.

+ Vai trò của lipid.

+ Nhu cầu lipid của cơ thể người.

- Sau đó, cả nhóm thảo luận, thống nhất nội dung và điền vào ô ý kiến chung của cả nhóm trên bảng nhóm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

- GV quan sát quá trình làm việc của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi Khám phá SGK tr.7: a - đậu nành; b - olive; c - hạt hướng dương; d - hạt lạc. HS khác nhận xét, bổ sung.

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm; đánh giá thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV cung cấp thêm một số thông tin để mở rộng kiến thức: Nếu chế độ ăn quá ít chất béo, ở mức độ < 15% năng lượng trong khẩu phần sẽ ảnh hưởng tới quá trình hấp thu vitamin A, D, E - những vitamin tan trong lipid có vai trò tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giảm năng lượng cung cấp, giảm sản xuất các enzyme.

- GV chuẩn hóa kiến thức và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

- GV lưu ý với HS cách phân loại chất béo ngoại trừ phân chia theo nguồn gốc, có thể phân loại chất béo dựa trên cấu tạo (chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa),...

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

I. CÁC CHẤT SINH NĂNG LƯỢNG

2. Lipid

- Lipid hay còn gọi là chất béo, thường được cung cấp cho cơ thể qua 2 loại thực phẩm (phân loại theo nguồn gốc):

+ Chất béo có nguồn gốc động vật: cá hồi, cá trích, trứng, tôm, mỡ động vật,...

 

 + Chất béo có nguồn gốc thực vật: quả bơ, olive,...; hạt óc chó, hạnh nhân, chia,...; dầu dừa, dầu đậu nành,...

Hình 1.4. Một số loại dầu ăn từ thực vật

- Vai trò của lipid:

+ Cung cấp năng lượng cho cơ thể;

+ Tham gia tạo hình - cấu trúc tế bào;

+ Điều hòa hoạt động của cơ thể;

+ Chế biến thực phẩm, tạo cảm giác ngon miệng khi ăn;...

- Nhu cầu của cơ thể người:

+ Trẻ em: 20 – 30% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể mỗi ngày.

+ Người lớn: 18 – 25% tổng năng - lượng cung cấp cho cơ thể mỗi ngày.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về carbohydrate

  1. Mục tiêu: HS có hiểu biết về nhóm carbohydrate, các thực phẩm cung cấp carbohydrate; nêu được vai trò của carbohydrate đối với cơ thể người và nhu cầu carbohydrate của cơ thể.
  2. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, HS hoạt động nhóm đọc thông tin mục I.3 SGK trang 7 - 8 và thực hiện nhiệm vụ.
  3. Sản phẩm học tập: Carbohydrate và vai trò của carbohydrate đối với cơ thể người và nhu cầu carbohydrate của cơ thể người.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 5 nhóm.

- GV chia một phần bảng thành các phần nhỏ tương ứng với số nhóm, thực hiện nhanh trò chơi như sau:

Trò chơi thi kể tên

Số lượng: Mỗi nhóm cử 2 – 3 thành viên tham gia.

Luật chơi: Mỗi nhóm xếp thành một hàng dọc phía dưới bảng, ngay khi có tín hiệu bắt đầu, lần lượt từng thành viên mỗi nhóm viết tên một loại thực phẩm cung cấp carbohydrate. Sau khi viết, thành viên đó chuyển về cuối hàng của nhóm, thành viên tiếp theo lên. Lần lượt như vậy trong 3 phút.

- Giữ nguyên phần nội dung trả lời của trò chơi, GV yêu cầu từng nhóm HS đọc nội dung mục I.3, tìm hiểu về carbohydrate và trả lời các câu hỏi:

+ Có thể chia carbohydrate thành mấy nhóm? Hãy kể tên một số thực phẩm cung cấp carbohydrate thường gặp.

+ Carbohydrate có vai trò như thế nào đối với cơ thể người?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV. Thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát quá trình làm việc của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn hóa kiến thức, sau đó cùng các nhóm kiểm tra câu trả lời trên bảng của trò chơi thi kể tên. Tính điểm giữa các nhóm.

I. CÁC CHẤT SINH NĂNG LƯỢNG

3. Carbohydrate

- Carbohydrate bao gồm 3 nhóm: tinh bột, đường, chất xơ.

- Một số loại thực phẩm cung cấp chính như sau: gạo, ngô, khoai, sắn, bánh mì, bí đỏ, chuối, cà rốt, nho, dưa hấu, củ cải đường,...

 

 

- Vai trò của carbohydrate:

+ Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể;

+ Tham gia cấu tạo tế bào;

+ Điều hòa hoạt động và hỗ trợ tiêu hóa;...

- Nhu cầu với cơ thể người trưởng thành: 56 – 70% tổng nhu cầu năng lượng.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu về các nhóm vitamin thiết yếu và chất khoáng

  1. Mục tiêu:
  • HS biết được các loại chất khoáng và vitamin thiết yếu đối với cơ thể; nêu được các thực phẩm cung cấp vitamin và chất khoáng phổ biến.
  • Nêu được vai trò của một số vitamin, chất khoáng đối với cơ thể người và nhu cầu các chất đó của cơ thể.
  1. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, HS hoạt động nhóm đọc thông tin mục II.1, II.2 SGK trang 7 - 8 và thực hiện nhiệm vụ.
  2. Sản phẩm học tập: Một số vitamin, chất khoáng và vai trò của một số vitamin, chất khoáng đối với cơ thể người và nhu cầu một số vitamin, chất khoáng của cơ thể người.
  3. Tổ chức hoạt động:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 150k
  • Đến lúc nhận lần 1. Gửi tiếp 150k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

Cách đặt trước:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay