Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối Bài 6: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 6: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÓ SỬ DỤNG NHIỆT

(42 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (16 CÂU)

Câu 1: Có bao nhiêu phương pháp chế biến thực phẩm bằng nước nóng?

A. 3 phương pháp.

B. 5 phương pháp.

C. 6 phương pháp.

D. 1 phương pháp.

Câu 2: Công việc cụ thể trong quá trình sơ chế nguyên liệu của phương pháp luộc là gì?

  1. Cho thực phẩm vào nước luộc với thời gian vừa đủ.
  2. Bày món ăn vào đĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị thích hợp.
  3. Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp.
  4. Nấu nguyên liệu có nguồn gốc động vật trước, sau đó mới tới thực vật, nếm gia vị vừa ăn.

Câu 3: Công việc cụ thể trong quá trình chế biến của phương pháp luộc là gì?

  1. Cho thực phẩm vào nước luộc với thời gian vừa đủ.
  2. Nấu nguyên liệu có nguồn gốc động vật.
  3. Trình bày theo đặc trưng mỗi món.
  4. Nấu thực phẩm với lượng nước ít, có nêm nếm gia vị.

Câu 4: Công việc cụ thể trong quá trình trình bày món ăn của phương pháp luộc là gì?

  1. Cho thực phẩm vào nước luộc với thời gian vừa đủ.
  2. Trình bày theo đặc trưng mỗi món.
  3. Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp.
  4. Bày món ăn vào đĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị thích hợp (có thể sử dụng nước luộc).

Câu 5: Công việc cụ thể trong quá trình sơ chế nguyên liệu của phương pháp nấu là gì?

  1. Nấu nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật rồi mới đến động vật.
  2. Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.
  3. Trình bày theo đặc trưng mỗi món.
  4. Bày món ăn vào đĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị thích hợp.

Câu 6: Công việc cụ thể trong quá trình chế biến của phương pháp nấu là gì?

  1. Nấu nguyên liệu có nguồn gốc động vật trước, sau đó mới tới thực vật, nếm gia vị vừa ăn.
  2. Cho thực phẩm vào nước luộc với thời gian vừa đủ.
  3. Nấu thực phẩm với lượng nước ít, có nêm nếm gia vị.
  4. Trình bày theo đặc trưng mỗi món.

Câu 7: Công việc cụ thể trong quá trình trình bày món ăn của phương pháp nấu là gì?

  1. Bày món ăn vào đĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị thích hợp (có thể sử dụng nước luộc).
  2. Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp.
  3. Sử dụng lửa nhỏ đến khi thực phẩm chín mềm.
  4. Trình bày tùy ý theo đặc trưng mỗi món.

Câu 8: Công việc cụ thể trong quá trình sơ chế nguyên liệu của phương pháp kho là gì? 

  1. Trình bày tùy ý theo đặc trưng mỗi món.
  2. Bày món ăn vào đĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị thích hợp.
  3. Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.
  4. Sử dụng lửa nhỏ đến khi thực phẩm chín mềm.

Câu 9: Công việc cụ thể trong quá trình chế biến của phương pháp kho là gì? 

  1. Nấu nguyên liệu có nguồn gốc động vật trước, sau đó mới tới thực vật, nếm gia vị vừa ăn.
  2. Nấu thực phẩm với lượng nước ít, có nêm nếm gia vị; sử dụng lửa nhỏ đến khi thực phẩm chín mềm (một số món sẽ cạn hoặc còn ít nước).
  3. Sử dụng lửa lớn đến khi thực phẩm cạn nước.
  4. Cho thực phẩm vào nước luộc với thời gian vừa đủ.

Câu 10: Công việc cụ thể trong quá trình trình bày món ăn của phương pháp kho là gì? 

  1. Cho thực phẩm vào nước luộc với thời gian vừa đủ.
  2. Trình bày tùy ý theo đặc trưng mỗi nhóm.
  3. Cho ra đĩa, có thể kèm nước chấm.
  4. Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp.

Câu 11: Công việc cụ thể trong quá trình sơ chế nguyên liệu của phương pháp chế biến thực phẩm bằng hơi nước nóng (hấp) là gì?

  1. Cho thực phẩm vào nước luộc với thời gian vừa đủ.
  2. Cho ra đĩa, có thể kèm nước chấm.
  3. Làm sạch thực phẩm, cắt thái và sơ chế tùy theo đặc trưng của từng món, tẩm ướp gia vị phù hợp.
  4. Đặt nguyên liệu vào chõ hoặc khay, giá, đĩa,...

Câu 12: Công việc cụ thể trong quá trình chế biến của phương pháp chế biến thực phẩm bằng hơi nước nóng (hấp) là gì?

  1. Đặt nguyên liệu vào chõ hoặc khay, giá, đĩa,..., duy trì lửa to để hơi nước bốc lên đủ nhiều liên tục cho tới khi chín.
  2. Cho thực phẩm vào nước luộc với thời gian vừa đủ.
  3. Nấu nguyên liệu có nguồn gốc động vật trước, sau đó mới tới thực vật, nếm gia vị vừa ăn.
  4. Cho thực phẩm lên vỉ nướng, xiên vào que hoặc bọc giấy bạc.

Câu 13: Yêu cầu kĩ thuật của phương pháp rang trong chế biến thực phẩm bằng dầu, mỡ nóng là

  1. Thực phẩm chín đều, không dai.
  2. Giòn xốp, chín kĩ có màu vàng non.
  3. Phải khô, săn chắc, mùi thơm và có màu sắc hấp dẫn.
  4. Hương vị đậm đà, có màu vàng đậm đẹp mắt.

Câu 14: Yêu cầu kĩ thuật của phương pháp xào trong chế biến thực phẩm bằng dầu, mỡ nóng là

  1. Phải khô, săn chắc, mùi thơm và có màu sắc hấp dẫn.
  2. Thực phẩm thơm ngon, đậm đà, có màu vàng đẹp mắt.
  3. Có lớp ngoài màu vàng nâu bao quanh thực phẩm.
  4. Món ăn chín tới, giữ được độ mềm, ẩm của nguyên liệu.

Câu 15: Công việc cụ thể trong quá trình chế biến của phương pháp chế biến thực phẩm bằng không khí nóng (nướng) là gì?

  1. Cho vào chảo hoặc nồi một lượng rất ít chất béo.
  2. Chọn đặt thực phẩm lên vỉ nướng, xiên vào que hoặc bọc giấy bạc; lưu ý lật/đảo các mặt để thực phẩm chín đều.
  3. Cho nguyên liệu vào chất béo đang nóng già.
  4. Để nguyên liệu ráo nước.

Câu 16:Có bao nhiêu phương pháp chế biến thực phẩm bằng dầu, mỡ nóng?

A. 3 phương pháp.

B. 5 phương pháp.

C. 6 phương pháp.

D. 1 phương pháp.

 

2. THÔNG HIỂU (15 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải yêu cầu kĩ thuật của phương pháp luộc trong chế biến thực phẩm bằng nước nóng?

  1. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật: rau lá chín tới có màu xanh, rau củ có bột chín bở hoặc chín dẻo,...
  2. Thực phẩm có nguồn gốc động vật chín: chín mềm, không dai, không nhừ nát,...
  3. Nước luộc trong.
  4. Thực phẩm chín mềm, không dai, không nát.

Câu 2: Đâu không phải yêu cầu kĩ thuật của phương pháp nấu trong chế biến thực phẩm bằng nước nóng?

  1. Hương vị thơm ngon.
  2. Thực phẩm chín mềm, không dai, không nát.
  3. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật.
  4. Màu sắc hấp dẫn.

Câu 3: Đâu không phải yêu cầu kĩ thuật của phương pháp kho trong chế biến thực phẩm bằng nước nóng?

  1. Nước luộc trong.
  2. Thực phẩm mềm nhừ, không nát, ít nước, hơi sánh.
  3. Thơm ngon, vị mặn.
  4. Màu vàng nâu.

Câu 4: Kể tên một vài món ăn được chế biến bằng phương pháp luộc

  1. Thịt kho, canh, bánh bao.
  2. Đậu phộng, rau, bún xào.
  3. Cá kho, thịt luộc, rau xào.
  4. Rau luộc, trứng luộc, thịt luộc.

Câu 5: Kể tên một vài món ăn được chế biến bằng phương pháp hơi nước nóng (hấp)

  1. Lợn rừng, cá hấp xì dầu.
  2. Cá kho, đồ xôi, bê xào sả ớt.
  3. Đồ xôi, tôm hấp, cá hấp xì dầu.
  4. Gà nướng, vịt quay, đồ xôi.

Câu 6: Đâu không phải yêu cầu kĩ thuật của phương pháp chế biến thực phẩm bằng hơi nước nóng (hấp)?

  1. Thực phẩm chín mềm.
  2. Thực phẩm nhừ, không nát, hơi sánh.
  3. Ráo, không có hoặc rất ít nước.
  4. Hương vị thơm ngon, màu sắc đặc trưng của món.

Câu 7: Đâu không phải yêu cầu kĩ thuật của phương pháp chế biến thực phẩm bằng không khí nóng (nướng)?

  1. Ráo, không có hoặc rất ít nước.
  2. Thực phẩm chín đều, không dai.
  3. Thơm ngon, đậm đà.
  4. Màu vàng đẹp mắt.

Câu 8: Đâu không phải yêu cầu kĩ thuật của phương pháp rán (chiên) trong chế biến thực phẩm bằng dầu, mỡ nóng?

  1. Giòn xốp, ráo mỡ, chín kĩ, không cháy sém hay vàng non.
  2. Khô, săn chắc, mùi thơm.
  3. Hương vị thơm ngon, vừa miệng.
  4. Có lớp ngoài màu vàng nâu bao quanh thực phẩm.

Câu 9: Quan sát hình ảnh sau và cho biết món ăn được chế biến bằng phương pháp nào?

A. Luộc.

B. Rán (chiên).

C. Hấp.

D. Nướng.

 

Câu 10: Quan sát hình ảnh sau và cho biết món ăn được chế biến bằng phương pháp nào?

A. Luộc.

B. Rán (chiên).

C. Hấp.

D. Nướng.

 

Câu 11: Quan sát hình ảnh sau và cho biết món ăn được chế biến bằng phương pháp nào?

A. Luộc.

B. Kho.

C. Hấp.

D. Xào.

 

Câu 12: Quan sát hình ảnh sau và cho biết món ăn được chế biến bằng phương pháp nào?

A. Luộc.

B. Kho.

C. Hấp.

D. Xào.

 

Câu 13: Quan sát hình ảnh sau và cho biết món ăn được chế biến bằng phương pháp nào?

A. Luộc.

B. Rang.

C. Chiên (rán).

D. Kho.

 

Câu 14: Khi thực hiện phương pháp rán (chiên) cần lưu ý điều gì?

  1. Lật mặt thực phẩm đến khi các mặt vàng đều, chín kĩ.
  2. Nguyên liệu ráo nước để hạn chế chất béo bắn lên tay.
  3. Đảo nguyên liệu liên tục cho đến khi chín đạt yêu cầu.
  4. Lật/đảo các mặt (nếu cần) để thực phẩm chín đều.

Câu 15: Đâu không phải là phương pháp chế biến thực phẩm bằng dầu, mỡ nóng?

  1. Rang.
  2. Xào.
  3. Hấp.
  4. Rán (chiên).

3. VẬN DỤNG (8 CÂU)

Câu 1: Sắp xếp các bước dưới đây để hoàn thiện món rau củ luộc

  • Chế biến: Cho vào nồi 1,5L nước, cho thêm một chút muối, đun sôi; Cho súp lơ và cà rốt đã thái vào nước. Luộc đến khi chín tới vừa ăn.
  • Trình bày món ăn: Cho ra đĩa, có thể ăn kèm nước chấm.
  • Sơ chế nguyên liệu: Súp lơ rửa sạch, thái miếng vừa ăn; cà rốt rửa sạch, nạo vỏ, thái miếng vừa ăn.
  1. (1) – (2) – (3).
  2. (3) – (2) – (1).
  3. (3) – (1) – (2).
  4. (2) – (1) – (3).

Câu 2: Để thực hiện món ăn rau củ luộc cần chuẩn bị những dụng cụ nào?

  1. Dao thái, thớt, nồi, rổ, rây lọc, găng tay chuyên dụng.
  2. Dao thái, thớt, đĩa sâu lòng, bát tô.
  3. Dao thái, nồi đun, rổ, găng tay chuyên dụng.
  4. Dao thái, nồi, bếp đun, đũa, đĩa đựng.

Câu 3: Món nào sử dụng phương pháp làm chín thực phẩm trong nước?

A. Kho.

B. Nướng.

C. Hấp.

D. Rang.

Câu 4: Món nào sử dụng phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước?

A. Nấu.

B. Hấp.

C. Luộc.

D. Kho.

Câu 5: Phương pháp nào làm chín thực phẩm trong chất béo?

A. Nướng.

B. Rang.

C. Hấp.

D. Luộc.

Câu 6: Phương pháp nào cần dùng nhiều chất béo?

A. Xào.

B. Nướng.

C. Rang.

D. Rán.

Câu 7: Điểm giống nhau trong quá trình chế biến của phương pháp rán (chiên), rang, xào là

  1. Sử dụng hương liệu phẩm màu trong quá trình chế biến thực phẩm.
  2. Sử dụng màu thực phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm.
  3. Sử dụng nước trong quá trình chế biến thực phẩm.
  4. Sử dụng chất béo trong quá trình chế biến thực phẩm.

Câu 8: Đâu là bước chế biến của món thịt bò xào?

  1. Cho cơm vào chảo, nêm nếm gia vị vừa ăn, đảo đều cùng các nguyên liệu.
  2. Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng, cho hết phần thịt bò đã ướp gia vị vào xào nhanh với lửa lớn trong 2 phút.
  3. Cho lượng dầu vừa đủ vào chảo, đun nóng đến khi thấy sủi bọt lăn tăn thì cho nem vào để rán.
  4. Lót giấy, xoa dầu vào khuôn, đổ hỗn hợp bột bánh vào.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Tại sao trong quá trình chế biến thực phẩm thường xảy ra hiện tượng biến đổi màu tự nhiên của rau, quả xanh khi nấu, luộc?

  1. Do sự tác động tương hỗ giữa acid với các chlorophyll chứa trong dịch tế bào.
  2. Do sự tác động tương hỗ giữa acid amin với các acid chứa trong dịch tế bào.
  3. Do sự tác động tương hỗ giữa chlorophyll với các protein chứa trong dịch tế bào.
  4. Do sự tác động tương hỗ giữa chlorophyll với các acid chứa trong dịch tế bào.

Câu 2: Công việc của chuyên gia dinh dưỡng là gì?

  1. Chuẩn bị, chế biến thịt, cá và các thực phẩm liên quan.
  2. Đánh giá, lập kế hoạch và thực hiện các chương trình để tăng cường tác động của thực phẩm và dinh dưỡng với sức khỏe con người.
  3. Vận hành và giám sát máy móc và lò nướng để trộn, nướng và chế biến bánh mì, sản phẩm bánh kẹo khác.
  4. Hướng dẫn đầu bếp và nhân viên khác trong việc chuẩn bị, nấu ăn, trang trí và trình bày của thực phẩm.

Câu 3: Có bao nhiêu đáp án đúng khi nói đến công việc cụ thể của chuyên gia dinh dưỡng?

  • Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng.
  • Chuyên gia dinh dưỡng thực phẩm.
  • Nhà nghiên cứu khoa học.
  • Nhà tâm lí.
  • Nhà dinh dưỡng học.
  • Kĩ sư cơ khí.
  1. 1.
  2. 6.
  3. 3.
  4. 4.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay