Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức

BÀI 25: ĐỊA LÍ NGÀNH LÂM NGHIỆP VÀ NGÀNH THỦY SẢN

(15 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Nêu vai trò của ngành lâm nghiệp?

Trả lời:

Vai trò của ngành lâm nghiệp:

- Cung cấp lâm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội (gỗ, nguyên liệu ngành giây, thực phẩm, dược liệu....).

  - Bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn đất, điều tiết lượng nước trong đất, giảm thiêu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.

  - Tạo nguồn thu nhập và giải quyết việc làm, đặc biệt là cho người dân thuộc vùng trung du, miền núi.

  - Góp phần đảm bảo phát triển bền vững.

 

Câu 2: Trình bày đặc điểm của ngành lâm nghiệp?

Trả lời:

Đặc điểm của ngành lâm nghiệp:

- Chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm là đặc điểm mang tính đặc thù của cây lâm nghiệp.

  - Hoạt động lâm nghiệp bao gồm: trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản; bảo vệ, bảo tổn hệ sinh thái rừng... Các hoạt động khai thác và tái tạo rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

  - Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong không gian rộng và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.

 

Câu 3: Nêu vai trò của ngành thủy sản?

Trả lời:

Vai trò của ngành thủy sản:

  - Đóng góp vào GDP ngày càng lớn.

  - Thuỷ sản (gồm cả thuỷ sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn) là nguồn cung cấp các chất đạm, dễ tiêu hoá cho con người; đồng thời cung cấp các nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ và có lợi cho sức khoẻ.

  - Thuỷ sản là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phâm, dược phẩm và là mặt hàng xuất khâu có giá trị.

  - Góp phần giải quyết việc làm, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.

  - Vai trò khác như: phụ phẩm của ngành thuỷ sản còn là thức ăn cho chăn nuôi,...

 

Câu 4: Trình bày đặc điểm của ngành thủy sản?

Trả lời:

Đặc điểm của ngành thủy sản:

- Sản xuất thuỷ sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước và khí hậu.

  - Sản xuất thuỷ sản ngày càng áp dụng công nghệ sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

  - Sản xuất thuỷ sản bao gồm các hoạt động khai thác, chế biến và nuôi trồng vừa có tính chất của ngành sản xuất nông nghiệp, vừa có tính chất của ngành sản xuất công nghiệp.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1:  Trình bày hoạt động trồng và khai thác rừng?

Trả lời:

Hoạt động trồng và khai thác rừng:

- Hoạt động lâm sinh bao gồm trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.

- Hiện nay, diện tích rừng trên thế giới vẫn bị suy giảm do tác động của tự nhiên và con người. Biện pháp bảo vệ rừng là lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn và có các chính sách khuyến khích thúc đẩy việc trồng rừng.

 

Câu 2: Trình bày hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản?

Trả lời:

Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản:

- Thuỷ sản gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn; phổ biến nhất là cá, tôm, cua và một số loài có giá trị như trai ngọc, đồi mồi, rong, tảo biển,...

- Sản lượng thuỷ sản liên tục tăng, nhất là thuỷ sản nuôi trồng, trong đó cao nhất là thuỷ sản nước ngọt.

 

Câu 3: Phân tích vai trò của rừng trong việc ngăn chặn lũ lụt, chống hạn, bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất?

Trả lời:

Vai trò của rừng trong việc ngăn chặn lũ lụt, chống hạn, bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất

* Chống lũ:

- Cản nước, làm cho tốc độ dòng chảy yếu đi.

- Hút nước và thoát hơi nước vào không gian.

- Nước theo rễ cây thấm xuống đất tạo mạch nước ngầm.

- Giữ lớp đất mặt dày, hút nhiều nước và giảm thiệt hại do lũ lụt gây ra

* Chống hạn:

- Ngăn bức xạ Mặt Trời, làm cho mặt đất bớt nóng nên lượng nước bốc hơi ít. Ngăn gió nóng.

- Giữ ẩm cho lớp đất mặt (lá và xác thực vật hút nhiều nước trong mùa mưa và giữ lại cho mùa khô). Giữ độ ẩm trong không khí.

* Bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất:

- Ngăn xói mòn.

– Ngăn cát bay, cát chảy lấn sâu vào đất liền (ở vùng ven biển).

– Giảm tác động của sóng biển. -

– Cung cấp xác sinh vật tạo chất hữu cơ cho đất.

 

Câu 4: Trình bày những nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng?

Trả lời:

Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng

- Khai thác rừng lấy gỗ.

- Khai thác rừng lấy đất canh tác nông nghiệp (đốt rừng làm rẫy).

- Cháy rừng.

- Chiến tranh.

 

Câu 5: Trình bày hậu quả của việc phá rừng?

Trả lời:

Hậu quả của việc phá rừng

+ Thay đổi thời tiết và khí hậu.

+ Gây lũ lụt, hạn hán, xói mòn đất.

+ Làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.

+ Tăng lượng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Nhiệt độ Trái Đất tăng làm

+ Nhiệt đ băng tan, nước biển dâng lên, làm ngập một số vùng đất thấp.

+ Làm giảm tài nguyên sinh vật, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn cũng như nơi cư trú của nhiều loài động vật.

+ Mất cân bằng sinh thái.

 

Câu 6: Trình bày biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng?

Trả lời:

Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng

+ Khai thác hợp lí, khoanh vùng quản lí, bảo vệ, trồng thêm rừng mới.

+ Cần ngăn chặn nạn phá rừng.

+ Giao đất giao rừng cho người dân.

+ Giáo dục mọi người phải có ý thức trong việc bảo vệ và phát triển vốn rừng vì rừng có vai trò quan trọng đối với môi trường và cuộc sống con người.

 

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng được phát triển. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng được phát triển do:

- Vai trò to lớn của nuôi trồng thuỷ sản:

+ Nguồn cung cấp thực phẩm giàu chất đạm động vật bổ dưỡng cho con người.

- Nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. +

+ Mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

- Việc khai thác thuỷ sản hiện nay gặp nhiều khó khăn trong khi nhu cầu thuỷ sản tăng nhanh: Nhu cầu về thủy sản của thế giới rất lớn, nhưng việc khai thác ngày càng gặp nhiều khó khăn (do bảo vệ nguồn lợi, do cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, do đầu tư lớn trong khai thác). Thuỷ sản khai thác từ biển và đại dương không phải lúc nào cũng thoả mãn nhu cầu con người nên thuỷ sản nuôi trồng góp phần quan trọng vào việc đảm bảo nhu cầu.

- Tiềm năng tự nhiên để nuôi trồng thuỷ sản rất lớn: Diện tích mặt nước trên thế giới rộng (biển, vũng, vịnh, sông, hồ, đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn, ven đảo và quần đảo,...).

- Việc nuôi trồng thủy sản không quá phức tạp, khó khăn và tốn kém; đồng thời tận dụng được mặt nước và giải quyết lao động; tạo ra được khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm.

- Nuôi được nhiều loài có giá trị kinh tế, là thực phẩm cao cấp và đặc sản (tôm, cua, cá, đồi mồi, trai ngọc, , sò huyết, rong, tảo biển,...).

 

Câu 2: Tại sao việc trồng rừng càng phải được đẩy mạnh?

Trả lời:

Cần phải đẩy mạnh việc trồng rừng, chủ yếu do:

+ Rừng có vai trò quan trọng đối với môi trường và cuộc sống con người: Điều hoà lượng nước trên Trái Đất, là lá phổi xanh của Trái Đất, góp phần to lớn vào việc hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn. Rừng là nơi bảo tồn nguồn gen quý giá. Rừng cung cấp các lâm sản, đặc sản phục vụ cho sản xuất và đời sống như gỗ cho công nghiệp, xây dựng và dân sinh, nguyên liệu làm giấy, thực phẩm đặc sản, các dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ cho con người.

+ Tuy nhiên, hiện nay rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích rừng bị thu hẹp. 

+ Trồng rừng để tái tạo tài nguyên rừng và góp phần bảo vệ môi trường bền vững.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Tại sao hiện nay khai thác thủy sản biển và đại dương phát triển hơn khai thác nội địa?

Trả lời:

Hiện nay khai thác thủy sản biển và đại dương phát triển hơn khai thác nội địa do:

- Khai thác biển và đại dương: Có nhiều ngư trường lớn, sinh vật có giá trị cao, năng suất và sản lượng cao.

- Khai thác nội địa: Nguồn lợi ngày càng cạn kiệt, ít sinh vật có giá trị cao, năng suất và sản lượng nhỏ.

 

Câu 2: Tại sao hiện nay nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh hơn khai thác thủy sản?

Trả lời:

Hiện nay nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh hơn khai thác thủy sản do:

- Nuôi trồng thuỷ sản: Điều kiện nuôi nhiều thuận lợi, tính chủ động cao, nuôi được nhiều sinh vật có giá trị và quý hiếm,...

- Khai thác thuỷ sản: Nguồn lợi ngày càng suy giảm, phụ thuộc nhiều vào ngư trường và các yếu tố thiên nhiên, có tính mùa vụ khó đáp ứng nhu cầu thường xuyên của thị trường.

 

Câu 3: Nêu các biện pháp bảo vệ rừng ở nước ta?

Trả lời:

Các biện pháp bảo vệ rừng ở nước ta:

Nâng độ che phủ rừng của cả nước hiện tại từ gần 40% lên đến 45 – 50%, vùng núi dốc phải đạt độ che phủ khoảng 70 – 80%.

- Thực hiện những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với ba loại rừng rừng phòng hộ: có kế hoa

biện pháp

+ Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi trọc. Go

+ Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Đối với rừng sản xuất: phát triển diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

- Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

=> Giáo án địa lí 10 kết nối bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay