Giáo án Âm nhạc 9 chân trời Bài 20: Hát Một thời để nhớ, Nhạc cụ thể hiện giai điệu Bài thực hành số 5
Giáo án Bài 20: Hát Một thời để nhớ, Nhạc cụ thể hiện giai điệu Bài thực hành số 5 sách Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 8: THÁNG NĂM HỌC TRÒ
(3 tiết)
BÀI 20:
- HÁT: MỘT THỜI ĐỂ NHỚ
- NHẠC CỤ THỂ HIỆN GIAI ĐIỆU: BÀI THỰC HÀNH SỐ 5
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hát: hát đúng giai điệu, lời ca và sắc thái của bài Một thời để nhớ.
- Nhạc cụ thể hiện giai điệu: thực hiện được Bài thực hành số 5 trên sáo recorder hoặc kèn phím.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Hát đúng giai điệu, lời ca và sắc thái của bài Một thời để nhớ.
- Thực hiện được Bài thực hành số 5 trên sáo recorder hoặc kèn phím.
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tốt các môn học; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học ở nhà trường vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác, đặc biệt trong tình bạn.
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo.
- File âm thanh bài hát Một thời để nhớ.
- Hình ảnh nhạc sĩ Nguyễn Văn Huyên.
- File âm thanh bài hát Con đường đến trường, Tháng năm học trò,...
- Đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo.
- Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 8 và internet.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Dùng lời, thực hành luyện tập, làm mẫu, giải quyết vấn đề, hợp tác, trò chơi, lớp học đảo ngược,...
2. Kĩ thuật dạy học
- Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não,...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HÁT: MỘT THỜI ĐỂ NHỚ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo không khí sôi động, vui vẻ, HS tiếp cận được nội dung bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi âm nhạc Khám phá ô chữ kì diệu.
c. Sản phẩm: HS tích cực tham gia trò chơi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Kể về những kỉ niệm tốt đẹp năm cuối cấp tiểu học mà các em ghi nhớ nhất cho cả lớp nghe.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi âm nhạc Khám phá ô chữ kì diệu.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi: Ô chữ của trò chơi gồm 6 chữ cái, là một từ ghép. Ý nghĩa của từ này được thể hiện qua âm nhạc của 3 trích đoạn ca khúc:
+ Con đường đến trường:
https://youtu.be/48Hf0wZnFpc?si=r4wME3oQOLE_Ot0c
+ Tháng năm học trò:
https://youtu.be/J9AAHLamTcU?si=QEh5YFNrb13_nfG4
+ Một thời để nhớ:
https://youtu.be/Zyik9Atm5Z4?si=ADak1tQgBh9W2Tjd
|
|
|
|
|
|
- GV gợi ý HS: Từ trong ô chữ tương đương với những điều tốt đẹp trong quá khứ, hoài niệm về một thời gian đã qua, nhớ lại những chuyện trước đây, điều mà con người không muốn quên.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ: Kể tên các bài hát về tuổi học trò và các kỉ niệm dưới mái trường mà các em biết.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tích cực tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.
- HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi thảo luận.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:
+ Ô chữ cần tìm: KỈ NIỆM.
K | Ỉ | N | I | Ệ | M |
+ Tên các bài hát về tuổi trò và kỉ niệm dưới mái trường: Kỉ niệm tuổi học trò, Tuổi học trò, Dưới ánh mặt trời mùa hạ, Cùng một trái tim, Ngày học đường, Những kỉ niệm xưa,...
à Những bài hát trên thường mang đến những cảm xúc sâu lắng và ý nghĩa về tình bạn, tuổi thơ và những kỉ niệm đẹp dưới mái trường.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 20: Hát – Một thời để nhớ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nghe và nêu cảm nhận về bài hát Một thời để nhớ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lắng nghe và nêu được cảm nhận của bản thân về bài hát Một thời để nhớ.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS lắng nghe và nêu được cảm nhận của bản thân về bài hát Một thời để nhớ.
c. Sản phẩm: Cảm nhận của HS về tính chất âm nhạc sau khi lắng nghe bài hát Một thời để nhớ và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS cả lớp lắng nghe bài hát Một thời để nhớ. https://youtu.be/LVHICER8Pu8?si=NAJZPHnHzOXacl9B - GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài hát Một thời để nhớ. - GV đưa các phương án để HS lựa chọn: a. Trong sáng, nhẹ nhàng. b. Thiết tha, sâu lắng. c. Mạnh mẽ, hùng tráng. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Tại sao các em cho rằng tính chất âm nhạc của bài hát là trong sáng, nhẹ nhàng? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe và có cảm nhận về tính chất âm nhạc bài hát Một thời để nhớ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc bài hát Một thời để nhớ. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận cảm nhận về tính chất âm nhạc bài hát Một thời để nhớ. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Nghe và nêu cảm nhận về bài hát Một thời để nhớ Bài hát Một thời để nhớ có tính chất nhẹ nhàng, trong sáng.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài hát Một thời để nhớ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nội dung, ý nghĩa, cấu trúc và các kí âm nhạc trong bài hát Một thời để nhớ.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài hát Một thời để nhớ theo các nội dung: bài hát Một thời để nhớ (nội dung, cấu trúc, cách chia câu hát).
c. Sản phẩm: HS nắm được thông tin bài hát Một thời để nhớ và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS nghe lại bài Một thời để nhớ, kết hợp đọc thông tin SGK tr.63 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài hát Một thời để nhớ. https://youtu.be/LVHICER8Pu8?si=NAJZPHnHzOXacl9B - GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy tìm hiểu về các kí hiệu âm nhạc đã học trong bài (nhịp, dấu nhắc lại, khung thay đổi, cao độ, bè). - GV áp dụng kĩ phương pháp Lớp học đảo ngược và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Tìm hiểu về nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên (cuộc đời, sự nghiệp, âm nhạc,...). - GV tiếp tục yêu cầu HS tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc có trong bài hát Một thời để nhớ. - GV hướng dẫn HS nhận biết cấu trúc và phân tích trình tự thực hiện bài hát Một thời để nhớ. - GV hướng dẫn HS cách chia câu hát trong bài Một thời để nhớ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe giai điệu, quan sát bản nhạc Một thời để nhớ và tìm hiểu về bài hát. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận - GV mời đại diện một số HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận, tìm hiểu về bài hát Một thời để nhớ (nội dung, ý nghĩa, cấu trúc và các kí âm nhạc). - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về tác giả, bài hát Một thời để nhớ. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Tìm hiểu bài hát Một thời để nhớ * Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên - Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên (sinh ngày 03/6/1953), quê ở tỉnh Bình Định. - Ông từng hoạt động trong phong trào thanh niên từ những năm 1975 và tốt nghiệp Đại học ngành Sáng tác tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1993. - Ông thường sáng tác theo thể loại nhạc thiếu nhi, hợp xướng, nhạc trẻ,… và có bài hát thiếu nhi nổi tiếng nhất là bài Hổng dám đâu,... * Bài hát Một thời để nhớ - Tính chất âm nhạc: trong sáng, nhẹ nhàng, đằm thắm. - Giai điệu: trong sáng, nhung nhớ thoáng chút bâng khuâng. - Nội dung, ý nghĩa: những tháng năm học tập dưới mái trường, có biết bao điều để nhớ: nhớ thầy cô, bạn bè, nhớ cả những bóng nắng, chiếc ghế đá, hàng cây,... - Cấu trúc: 3 đoạn + Đoạn 1: từ đầu đến Bóng nắng ngẩn ngơ bây giờ. Ai nhớ ai. + Đoạn 2: từ Về thăm trường xưa đến bao ước mơ. + Đoạn 3: tái hiện lại đoạn 1: từ Hỡi cánh chim bay đến Ai nhớ ai. - Kí hiệu: + Nhịp: C (4/4). + Giọng: E Minor, hóa biểu có 1 dấu thăng. + Dấu nối, dấu luyến, dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu quay lại, dấu hoá bất thường, liên ba/ chùm ba móc đơn,…). - Cách chia câu hát: + Câu 1: Hỡi cánh chim bay lưng trời, hỡi áng mây trôi xa vời. + Câu 2: Những lúc lang thang chân trời, ai có nhớ. + Câu 3: Những bóng cây xanh sân trường, ghế đá vấn vương ai chờ. + Câu 4: Bóng nắng ngẩn ngơ bây giờ, ai nhớ ai. + Câu 5: Về thăm trường xưa nhớ cơn mưa năm nào. + Câu 6: Nhìn sân trường xưa nhớ lúc bên nhau. + Câu 7: Những tháng năm bây giờ, đã phôi pha không ngờ. + Câu 8: Những ước mơ tuổi hồng sao không nhớ! + Câu 9: Những tháng năm mong chờ, đã trôi qua bao giờ. + Câu 10: Những tháng năm tuổi hồng bao ước mơ. + Câu 1, 2, 3, 4 được nhắc lại (đoạn 3). |
Hoạt động 4: Khởi động giọng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với lời bài hát.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với lời bài hát.
c. Sản phẩm: HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với lời bài hát và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với bài hát. - GV lưu ý HS nữ hát pha giọng, chuyển giọng (còn gọi là giả thanh), không hát giọng cổ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời cả lớp khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp. - GV sửa tư thế, khẩu hình, hơi thở và âm thanh cho HS (hát vang, sáng, nhẹ nhàng). - GV mời đại diện tổ, nhóm, cá nhân khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chỉnh sửa tư thế, khẩu hình cho HS. - GV chuyển sang nội dung mới. | 4. Khởi động giọng HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với lời bài hát. |
Hoạt động 5: Dạy bài hát
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tập hát được từng câu, hát cả bài bài hát Một thời để nhớ.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tập hát bài Một thời để nhớ theo các bước.
c. Sản phẩm: HS hát, gõ phách bài hát Một thời để nhớ và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đàn cho HS tập hát từng câu. https://youtu.be/rn9k8vFJuCA?si=nIo0UKIv9vFnwSnR - GV chú ý cho HS tiết tấu đảo phách và các dấu thăng bất thường. - GV yêu cầu HS vừa hát vừa gõ theo phách. - GV chia HS theo tổ/ nhóm, hướng dẫn HS luyện tập bài hát theo từng câu/đoạn. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập HS tập hát từng câu, đoạn theo đàn/beat theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận GV mời cá nhân, tổ/nhóm, cả lớp thể hiện bài hát Một thời để nhớ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS (hát tốt), chỉnh sửa cho HS hát chưa tốt (nếu cần thiết). | 5. Dạy bài hát HS tập hát từng câu, từng đoạn theo đàn/beat. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hát bài hát Một thời để nhớ với nhịp độ vừa phải, thể hiện tính chất trong sáng, nhẹ nhàng, đằm thắm.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS luyện tập hát bài hát Một thời để nhớ theo các nội dung:
- Hát bài Một thời để nhớ với nhịp độ vừa phải, thể hiện tính chất trong sáng, nhẹ nhàng, đằm thắm.
- Hát theo nhạc đệm, kết hợp gõ đệm theo nhịp bằng nhạc cụ thể hiện tiết tấu.
c. Sản phẩm: HS trình bày bài hát Một thời để nhớ với nhịp độ vừa phải, thể hiện tính chất trong sáng, nhẹ nhàng, đằm thắm kết hợp gõ đệm theo nhịp bằng nhạc cụ thể hiện tiết tấu.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS theo tổ/nhóm để thực hiện nội dung luyện tập.
- GV yêu cầu các tổ/nhóm thực hiện nhiệm vụ: Hát bài Một thời để nhớ với nhịp độ vừa phải, thể hiện tính chất trong sáng, nhẹ nhàng, đằm thắm.
https://youtu.be/rn9k8vFJuCA?si=nIo0UKIv9vFnwSnR
- GV đệm đàn để có HS có điểm tựa cao độ/ dùng nhạc đệm rõ giai điệu.
- GV chia HS thành 2 nhóm: nhóm hát (có thể gõ toàn bài theo nốt trắng), nhóm gõ đệm (không hát).
- GV hướng dẫn HS gõ đệm cho bài hát theo 2 mẫu:
+ Mẫu cho đoạn 1 và 3:
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2