Giáo án Âm nhạc 9 chân trời Bài 13: Thường thức âm nhạc Trống paranưng và đàn k'lông pút, Nghe nhạc Mùa xuân đến

Giáo án Bài 13: Thường thức âm nhạc Trống paranưng và đàn k'lông pút, Nghe nhạc Mùa xuân đến sách Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 13: 

- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: TRỐNG PARANƯNG VÀ 

ĐÀN K’LÔNG PÚT

- NGHE NHẠC: MÙA XUÂN ĐẾN

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thường thức âm nhạc: nêu được một số đặc điểm của trống paranưng và đàn k’lông pút; cảm nhận và phân biệt được âm sắc của hai nhạc cụ này.
  • Nghe nhạc: nêu được cảm nhận và biểu lộ cảm xúc khi nghe tác phẩm Mùa xuân đến.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Nêu được một số đặc điểm của trống paranưng và đàn k’lông pút; cảm nhận và phân biệt được âm sắc của hai nhạc cụ này.
  • Nêu được cảm nhận và biểu lộ cảm xúc khi nghe tác phẩm Mùa xuân đến.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
  • Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác.
  • Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo. 
  • Hình ảnh trống trống paranưng và đàn k’lông pút.
  • Video biểu diễn trống paranưng và đàn k’lông pút.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo.
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 9 và internet. 

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp

  • Dùng lời, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tích cực, trò chơi,...

2. Kĩ thuật dạy học

  • Chia nhóm, động não, đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy,...

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

 

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: TRỐNG PARANƯNG 

VÀ ĐÀN K’LÔNG PÚT

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về hai loại nhạc cụ dân tộc trống paranưng và đàn k’lông pút.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi xem video, hình ảnh và nghe âm thanh.

c. Sản phẩm: 

- HS vận động theo nhạc một bài hát quen thuộc được biểu diễn bởi hai loại nhạc cụ dân tộc trống paranưng và đàn k’lông pút.

- HS tích cực tham gia trò chơi nhận dạng nhạc cụ.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Nghe và vận động theo nhạc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV trình chiếu cho HS quan sát video bài hát Tiếng trống paranưng của nhạc sĩ Trần Tiến có phần đệm của trống paranưng kết hợp vận động tự do hoặc gõ đệm đơn giản:

https://youtu.be/0XXy994kO30?si=f-K84xpZlfWIEcLD 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bài hát kết hợp vận động tự do hoặc gõ đệm đơn giản.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS kết hợp vận động tự do hoặc gõ đệm đơn giản bài hát Tiếng trống paranưng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Trò chơi nhận dạng nhạc cụ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh các nhạc cụ đã học:

BÀI 13: - THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: TRỐNG PARANƯNG VÀ ĐÀN K’LÔNG PÚT- NGHE NHẠC: MÙA XUÂN ĐẾN

BÀI 13: - THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: TRỐNG PARANƯNG VÀ ĐÀN K’LÔNG PÚT- NGHE NHẠC: MÙA XUÂN ĐẾN

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Xác định tên nhạc cụ của dân tộc ít người trong số các nhạc cụ trên.

+ Kể tên nhạc cụ khác của dân tộc ít người mà HS biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Xác định tên nhạc cụ:

  • Số 1: đàn bầu.
  • Số 2: đàn nhị.
  • Số 3: sáo mông.
  • Số 4: đàn tính.
  • Số 5: đàn tranh.
  • Số 6: đàn nguyệt.

+ Tên nhạc cụ của dân tộc ít người:

BÀI 13: - THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: TRỐNG PARANƯNG VÀ ĐÀN K’LÔNG PÚT- NGHE NHẠC: MÙA XUÂN ĐẾN

Đàn T'rưng, dân tộc Tây Nguyên

BÀI 13: - THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: TRỐNG PARANƯNG VÀ ĐÀN K’LÔNG PÚT- NGHE NHẠC: MÙA XUÂN ĐẾN

Đàn Goong, người Ê Đê

BÀI 13: - THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: TRỐNG PARANƯNG VÀ ĐÀN K’LÔNG PÚT- NGHE NHẠC: MÙA XUÂN ĐẾN

Pí Lè, người Thái

BÀI 13: - THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: TRỐNG PARANƯNG VÀ ĐÀN K’LÔNG PÚT- NGHE NHẠC: MÙA XUÂN ĐẾN

Đàn K'ni, người Ê Đê và Ba Na 

ở Tây Nguyên

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Những nhạc cụ trên không chỉ phản ánh sự phong phú và đa dạng văn hóa của các dân tộc ít người ở Việt Nam mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và các nghi lễ truyền thống. Để hiểu rõ hơn về các loại nhạc cụ dân tộc, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 13: Thường thức âm nhạc – Trống paranưng và đàn k’lông pút.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Tìm hiểu về trống paranưng và đàn k’lông pút

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được những đặc điểm của trống paranưng và đàn k’lông pút.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về trống paranưng và đàn k’lông pút.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về trống paranưng và đàn k’lông pút và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, làm việc nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn.

- GV yêu cầu các nhóm đọc nội dung trong SGK tr.41, 42 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu đặc điểm chính về trống paranưng.

+ Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu đặc điểm chính về đàn k’lông pút.

- GV yêu cầu các nhóm trình bày theo sơ đồ tư duy.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về trống paranưng và đàn k’lông pút:

+ Trống paranưng:

BÀI 13: - THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: TRỐNG PARANƯNG VÀ ĐÀN K’LÔNG PÚT- NGHE NHẠC: MÙA XUÂN ĐẾN

+ Đàn k’lông pút:

BÀI 13: - THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: TRỐNG PARANƯNG VÀ ĐÀN K’LÔNG PÚT- NGHE NHẠC: MÙA XUÂN ĐẾN

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày đặc điểm của trống paranưng và đàn k’lông pút.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về trống paranưng và đàn k’lông pút.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

Tìm hiểu về trống paranưng và đàn k’lông pút

* Trống paranưng:

- Nguồn gốc: Nhạc cụ họ màng rung, chi gõ vỗ của người Chăm ở Nam Trung Bộ.

- Cấu tạo:

+ Một mặt bịt bằng da hoẵng hoặc da dẻ.

+ Đường kính khoảng 44-50cm.

+ Tang trống là khối gỗ lim hoặc gỗ cà chỉ đục rỗng, độ cao của trống khoảng 9cm.

+ Đế căng mặt trống, dùng hai đai tròn làm từ mây song và một hệ thống dây chằng đan chéo.

+ Từ giữa tang đến vành phía dưới là những con nêm để căng trống khi bị chùng.

- Tư thế chơi và cách chơi:

+ Ở tư thế đứng hoặc ngồi, trống được đặt ở trước bụng.

+ Dùng các ngón tay vỗ vào những vị trí khác nhau trên mặt trống để tạo các âm có màu sắc trầm bổng khác nhau: tầm, tăm, tăk.

- Ý nghĩa: là một trong những nhạc cụ quan trọng trong lễ hội của người Chăm. Người Chăm coi ba nhạc cụ kèn saranai, trống paranưng và trống ginăng tượng trưng cho trời, đất và con người nên thường hòa tấu cùng nhau để làm nhạc nền cho múa hoặc đệm hát.

* Đàn k’lông pút

- Nguồn gốc: 

+ Nhạc cụ tiêu biểu của các dân tộc ít người vùng Tây Nguyên. 

+ Thuộc họ hơi, chi hơi lùa.

+ Cách gọi của người Xơ Đăng, người Gia Rai gọi là đinh pút, người Ba Na gọi là đinh pơl.

- Cấu tạo:

+ Gồm nhiều ống bằng nứa, có độ dài ngắn khác nhau, mối ống là một âm.

+ Trong dân gian, gồm 5 ống; ngày nay, đàn có số lượng ống nhiều hơn.

+ Các ống đàn được xếp thứ tự từ âm thấp lên âm cao trên một giá đỡ.

- Tư thế chơi và cách chơi:

+ Thường do nữ giới sử dụng.

+ Tư thế đứng khom người, hai bàn tay khum lại, vỗ vào nhau trước miệng ống nứa để tạo ra âm thanh.

- Âm sắc: trầm, đục, đầy đặn, ấm áp và vang xa.

- Ý nghĩa: 

+ Trước kia, đàn k’lông pút thường được đồng bào Tây Nguyên chơi trong lễ hội, trên nương rẫy. Ngày nay, đàn k’lông pút còn được sử dụng trên sân khấu, biểu diễn với hình thức độc tấu hoặc hoà tấu. 

+ Tây Nguyên nổi tiếng với không gian văn hóa cồng chiêng. Vào những ngày hội, không chỉ các dàn cồng chiêng lớn nhỏ được biểu diễn mà còn có sự tham gia của nhiều nhạc cụ khác. 

+ Hòa cùng với âm thanh vang vọng núi rừng của các dàn cồng chiêng, cùng với tiếng t’rưng trong trẻo như suối reo, tiếng đàn trầm ấm, đầy đặn của đàn k’lông pút làm nên một bản hòa âm đặc sắc của Tây Nguyên hùng vĩ.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức về trống paranưng và đàn k’lông pút.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS trình bày đặc điểm của trống paranưng và đàn k’lông pút.

c. Sản phẩm: HS trình bày đặc điểm của trống paranưng và đàn k’lông pút.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm trình bày về đặc điểm trống paranưng và đàn k’lông pút đã tìm hiểu ở HĐ trước: Tóm lược lại các đặc điểm chính của từng nhạc cụ bằng bảng tổng kết hoặc sơ đồ.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

 

 

 

I. GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: MÙA THU TỚI TRƯỜNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ÂM NHẠC 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: MÙA THU TỚI TRƯỜNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay